Quốc hội Miến Điện tại thủ đô Naypyidaw. Ảnh chụp ngày 23/04/2012.
REUTERS/Soe Zeya Tun
Theo nhật báo thân chính phủ New Light of Myanmar, Hạ viện Miến Điện đã chấp thuận thành lập « Ủy ban Chuyên gia Pháp lý và Trí thức » để xem xét bản Hiến pháp, với mục đích « sao cho thích hợp với tình hình đất nước » đang trong tiến trình cải cách.
Tuy nhiên, tờ báo không nói rõ là những điều khoản nào sẽ được tu chính, điều khoản nào không.
Hiến pháp 2008 do tập đoàn quân phiệt soạn thảo, trao cho giới quân nhân nhiều quyền hạn rộng rãi đặc biệt là được ưu quyền chiếm 25% ghế dân biểu. Các tác giả văn kiện gây tranh cãi này còn có dụng ý ngăn chận trước lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi - có chồng là người nước ngoài và hai con mang quốc tịch Anh - lên làm tổng thống.
Tuy cũng đòi hỏi thay đổi Hiến pháp, nhưng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ không tỏ ra lạc quan trước thông tin thành lập Ủy ban xem xét. Phát ngôn viên Ohn Kyaing thẩm định : « Con đường dân chủ đã được rõ nét hơn bởi vì người yêu cầu xét lại bản Hiến pháp là một dân biểu trong phe chính phủ. Tuy nhiên (phong trào đối lập) chưa rõ bước tới sẽ ra sao ? »
Chủ nhân Google tìm cách phát triển internet tại Miến Điện
Trong lãnh vực thông tin, chủ nhân tập đoàn internet Google của Mỹ sẽ đến Miến Điện vào tuần tới để phát triển mạng thông tin điện tử này. Eric Schmidt sẽ đến Rangoon ngày 22/03/2013 trong vòng viếng thăm châu Á.
Mặc dù người dân Miến Điện đã được tự do thông tin, nhưng tỷ lệ người có internet còn thấp và vận tốc truy cập còn chậm chạp.
Tổng thư ký hiệp hội chuyên nghiệp vi tính Thaung Su Nyein tuyên bố phấn khởi, hãnh diện và hài lòng khi nghe tin chủ nhân Google viếng thăm Miến Điện. Ông cho biết : « Chuyên gia, doanh nhân và giới trẻ sẽ đi nghe diễn văn » của Eric Schmidt.
Chủ nhân Google đã đi thăm Bắc Triều Tiên vào tháng Giêng năm 2013. Ông cho rằng Bắc Triều Tiên cần phải thoát ra khỏi tình trạng cô lập và phải cho phép dân chúng truy cập, sử dụng internet, nếu không sẽ tiếp tục ở trong tình trạng chậm tiến.
Tuy nhiên, tờ báo không nói rõ là những điều khoản nào sẽ được tu chính, điều khoản nào không.
Hiến pháp 2008 do tập đoàn quân phiệt soạn thảo, trao cho giới quân nhân nhiều quyền hạn rộng rãi đặc biệt là được ưu quyền chiếm 25% ghế dân biểu. Các tác giả văn kiện gây tranh cãi này còn có dụng ý ngăn chận trước lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi - có chồng là người nước ngoài và hai con mang quốc tịch Anh - lên làm tổng thống.
Tuy cũng đòi hỏi thay đổi Hiến pháp, nhưng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ không tỏ ra lạc quan trước thông tin thành lập Ủy ban xem xét. Phát ngôn viên Ohn Kyaing thẩm định : « Con đường dân chủ đã được rõ nét hơn bởi vì người yêu cầu xét lại bản Hiến pháp là một dân biểu trong phe chính phủ. Tuy nhiên (phong trào đối lập) chưa rõ bước tới sẽ ra sao ? »
Chủ nhân Google tìm cách phát triển internet tại Miến Điện
Trong lãnh vực thông tin, chủ nhân tập đoàn internet Google của Mỹ sẽ đến Miến Điện vào tuần tới để phát triển mạng thông tin điện tử này. Eric Schmidt sẽ đến Rangoon ngày 22/03/2013 trong vòng viếng thăm châu Á.
Mặc dù người dân Miến Điện đã được tự do thông tin, nhưng tỷ lệ người có internet còn thấp và vận tốc truy cập còn chậm chạp.
Tổng thư ký hiệp hội chuyên nghiệp vi tính Thaung Su Nyein tuyên bố phấn khởi, hãnh diện và hài lòng khi nghe tin chủ nhân Google viếng thăm Miến Điện. Ông cho biết : « Chuyên gia, doanh nhân và giới trẻ sẽ đi nghe diễn văn » của Eric Schmidt.
Chủ nhân Google đã đi thăm Bắc Triều Tiên vào tháng Giêng năm 2013. Ông cho rằng Bắc Triều Tiên cần phải thoát ra khỏi tình trạng cô lập và phải cho phép dân chúng truy cập, sử dụng internet, nếu không sẽ tiếp tục ở trong tình trạng chậm tiến.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét