> Trung Quốc điều tàu tuần tra có sân bay Hải tuần 21 ra Biển Đông
> Trung Quốc đang đóng thêm 36 tàu hải giám?
> Trung Quốc đang đóng thêm 36 tàu hải giám?
Ngày 31-12, Trung Quốc tuyên bố không có ý đồ dùng bộ
đội biên phòng tỉnh Hải Nam để kiểm soát biển Đông. Nhưng nguồn tin từ
Bắc Kinh cho biết các hạm đội tàu tuần tra Trung Quốc đã được tăng cường
tàu quân sự.
Một tàu tuần tra Trung Quốc (bìa phải) và hai tàu tuần duyên Nhật chạy trong vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điều Ngư. Ảnh: Asahi Shimbun. |
Hôm nay 1-1-2013, quy định mới của tỉnh Hải Nam cho
phép bộ đội biên phòng “chặn và lục soát tàu nước ngoài” trên biển Đông
bắt đầu có hiệu lực.
Tuy nhiên, hôm qua Hãng tin Reuters dẫn lời người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết quy định mới này
sẽ chỉ được áp dụng trong phạm vi 12 hải lý tính từ bờ biển đảo Hải Nam
theo luật đã được Trung Quốc thông qua năm 1999.
“Điều tôi muốn nhấn mạnh là những quy định địa phương
do chính quyền tỉnh Hải Nam đưa ra chỉ để nhằm tăng cường kiểm soát biên
giới ven biển và quản lý hàng hải. Mục tiêu là ngăn chặn tội phạm và
đảm bảo hòa bình trên biển. Sẽ không có thay đổi về phạm vi mà luật mới
được áp dụng so với quy định năm 1999” - bà Hoa Xuân Oánh khẳng định.
Xuống thang rồi lại leo thang
Giới quan sát quốc tế nhận định với tuyên bố này, Trung
Quốc muốn hạ nhiệt căng thẳng trên biển Đông bùng phát dữ dội sau khi
chính quyền tỉnh Hải Nam công bố quy định “chặn và lục soát tàu nước
ngoài” trên biển Đông mà không giải thích rõ ràng.
Trước đó giới học giả quốc tế và hàng loạt nhà ngoại
giao Đông Nam Á cũng như phương Tây đều cảnh báo quy định của chính
quyền tỉnh Hải Nam, nếu áp dụng trên biển Đông sẽ dẫn tới các vụ đụng độ
trên biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế khu vực. Khi đó Chính
phủ Mỹ đã đòi Bắc Kinh phải giải thích rõ ràng.
Tuy nhiên động thái xuống thang của Bắc Kinh lại đi kèm với một hành vi leo thang căng thẳng nghiêm trọng.
Theo trang web Đằng Tấn - cổng thông tin Internet lớn
nhất Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã đưa tàu quân sự vào hạm đội tàu
tuần tra trên biển. Cùng ngày, báo Nhà lãnh đạo quốc tế của Tân Hoa xã
cũng đưa thông tin tương tự.
Theo các nguồn tin trên, Bắc Kinh đã bổ sung hai tàu
khu trục (destroyer) Nam Kinh 131 và Nam Ninh 162 vào hạm đội tàu tuần
tra trên biển.
Trang Sino Defence cho biết tàu Nam Kinh 131 hoạt động
trong hải quân Trung Quốc vào năm 1977, tàu Nam Ninh 162 bắt đầu vận
hành năm 1979.
Cả hai tàu đều đã “về hưu” trong năm 2012. Khi còn
trong hải quân, hai tàu này được trang bị súng có tầm bắn 29km, tên lửa
chống tàu và nhiều loại vũ khí khác.
Một tàu sẽ hoạt động trên biển Hoa Đông, tàu còn lại
hoạt động trên biển Đông. Hỗ trợ chúng sẽ là tàu thăm dò, tàu phá băng,
tàu kéo... AFP cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 31-12 ở Bắc
Kinh, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã từ chối trả lời các câu hỏi
của giới phóng viên quốc tế về hai con tàu này. Bộ Quốc phòng Trung Quốc
và Cơ quan Hải giám Trung Quốc cũng im lặng.
Tăng sức mạnh tàu tuần tra
“Với hai tàu khu trục, sức mạnh của hạm đội tuần tra
trên biển đã được tăng cường. Khả năng thực hiện nhiệm vụ cũng được cải
thiện đáng kể. Đó là sự đảm bảo cơ bản cho việc hoàn thành nhiệm vụ khó
khăn là bảo vệ những lợi ích hàng hải của Trung Quốc” - báo Nhà lãnh đạo
quốc tế dẫn lời ông Úc Chí Vinh, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu phát triển
hàng hải Trung Quốc, khẳng định.
Ông Úc cho biết từ năm 2000 đến nay, hạm đội tàu tuần
tra hàng hải Trung Quốc đã tiếp nhận 13 tàu hoàn toàn mới. Ngoài ra,
Trung Quốc sẽ đóng thêm 36 tàu tuần tra hàng hải từ nay đến năm 2015.
“Cơ quan Hải giám Trung Quốc sẽ sản xuất thêm rất nhiều
tàu và máy bay với năng lực mạnh mẽ và thiết bị hiện đại” - ông Úc nhấn
mạnh.
Thời gian qua, tàu tuần tra Trung Quốc liên tục tung
hoành trên biển Đông và biển Hoa Đông. Theo báo Japan Times, ngày 31-12
ba tàu tuần tra Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển quanh quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư do Nhật kiểm soát.
Tàu của Lực lượng tuần duyên Nhật (JCG) yêu cầu các con
tàu này rời vùng biển Senkaku. Đáp trả lại, một tàu tuyên bố đó là vùng
biển của Trung Quốc.
Hai ngày trước đó, JCG ở Fukuoka đã bắt giữ một tàu cá
của Trung Quốc cùng thuyền trưởng và hai thuyền viên vì tội xâm nhập
lãnh hải Nhật và khai thác trái phép san hô. Nguồn tin báo Asahi cho
biết thuyền trưởng tàu này đã thừa nhận hành vi.
Theo Tân Hoa xã, chính quyền Trung Quốc đã cử nhân viên ngoại giao ở Nhật đến Fukuoka để gặp ba người này.
Theo Mỹ Loan - Sơn Hà
Tuổi Trẻ
Tuổi Trẻ
Copy từ: Tiền Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét