- MỘT KẼ HỞ QUÁ TO TRONG SỰ PHÂN LOẠI CỦA NGHỊ ĐỊNH 72 (TSYG). – Con lon co beo Tam long moi trung (Đinh Tấn Lực).”Có lần bạn Doãn từng trả lời phóng viên báo Văn Nghệ như sau: ‘Có người hỏi tôi nhà ông có Internet thì khi ông ngủ ở phòng ông, con ông vào Internet ông có biết không? Tôi trả lời là không. Tôi không biết và mọi người cũng không biết. Như vậy chúng ta chưa quản lý được một đứa con của chúng ta. Vậy làm sao chúng ta quản lý được Internet của cả đất nước…’.” – Lệnh tổng hợp… (Phước Béo).
Xin bình tiếp về Nghị định 72, với những lỗ hổng, mù mờ và bước thụt lùi, ít nhất là trong kỹ thuật soạn thảo văn bản luật, so với NĐ97 vốn đã như bị chìm nghỉm suốt 5 năm qua.
+ Trong cả Điều 1 và Điều 2 của NĐ72 về Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng đều không nêu rõ ràng về các hoạt động và đối tượng là “tại Việt Nam” như NĐ97 từ 5 năm trước. Sự khác thường này còn liên quan tới Điều 22 ”xuyên biên giới” mà sáng qua đã bình luận, dễ làm ta nghĩ đến “tham vọng” của cơ quan quản lý dường như muốn quản cả hoạt động và đối tượng “cung cấp thông tin công cộng” từ ngoài lãnh thổ VN khi “có người sử dụng/ truy cập tại VN”.
“Tham vọng” trên càng rõ hơn khi trong Điều 2 NĐ72 này không có đoạn quan trọng như NĐ97, là “trong trường hợp các Điều ước quốc tế liên quan tới Internet mà Việt Nam ký kết và gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế”.
Có điều, các tác giả của NĐ72 hình như đã quên rằng ngay trong những lời mở đầu bản NĐ, họ đã viết rằng: “… Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006”. Họ “quên” vì ngay Điều 2 của Luật Công nghệ thông tin đã “khoanh” Đối tượng áp dụng chỉ là “tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam”. Như vậy cái sự “quên” đó có thể được gọi là vi phạm “luật mẹ” mà NĐ72 căn cứ vào, là Luật công nghệ thông tin hay không?
Chưa hết, “luật mẹ” đó còn có cả quy định mà NĐ72 đã như lời đi là “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”. (Điều 3. Áp dụng Luật công nghệ thông tin).
+ Và … vẫn còn nữa “tham vọng”, với dấu hiệu không những muốn qua mặt “luật mẹ” mà còn tự mâu thuẫn với chính mình, trong NĐ72. Trong Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử, có đoạn “4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin … “. Ở điều này, có lẽ nhiều người đọc, nhiều báo, và cuối cùng là cả các quan chức Bộ 4T qua các cuộc phỏng vấn đã tự suy diễn rằng nó bao gồm cả các blog, các trang dưới dạng “mini blog” trên Facebook và các mạng xã hội khác. Thế nhưng, họ đã “quên” rằng trong Luật công nghệ thông tin, “trang thông tin điện tử” đã được “khoanh” rất rõ là chỉ những website, tại Điều 4. Giải thích từ ngữ, mục 17, mà hoàn toàn không nhắc tới “blog” hay các trang được lập trên mạng xã hội. Thêm nữa, ngay trong chính NĐ72, trong Điều 3. Giải thích từ ngữ, mục 21 cũng ghi rõ “trang thông tin điện tử” là các website, có nghĩa không bao gồm các dạng blog.
Còn nhiều nữa những điều cần được mổ xẻ, đến độ không khéo số phận của NĐ72 này sẽ được quyết định nhanh, chứ không phải đợi tới khi có thông tư hướng dẫn như người anh số 97 của nó. Có điều, không rõ là Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp có dám “thổi còi”, để bổ sung NĐ này vào danh sách dài bất tận lẫy lừng thế giới, chưa từng có trong lịch sử VN, với 4.178 văn bản ít nhiều vi phạm luật, được đánh giá bằng ngôn từ khéo léo rằng“chưa đảm bảo tính hợp pháp”, chỉ tính riêng từ đầu 2013 đến nay? (Xin được tiếp tục vào sáng mai).
Copy từ: Ba Sàm,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét