CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Có yếu tố nước ngoài.?

Trong những vụ bắt giữ, xét xử những người đấu tranh dân chủ , chúng ta thường thấy phía chính quyền đưa ra một cụm từ '' có yếu tố nước ngoài '' để làm căn cứ buộc tội.
Cụm từ này có ấn tượng đến những thành phần bảo thủ cuồng tín còn khá đông trong nước. Những thành phần bảo thủ cựu chiến binh hay những phần tử hồng vệ binh non trẻ. Hay còn ấn tượng đến những thành phần cán bộ dân phố, hưu trí thường quanh quẩn hóng chuyện thời sự qua kênh thông tin của phường hay chi bộ cơ sở. Những thành phần mà đại tá Trần Đăng Thanh coi là trọng tâm trong bài nói chuyện của mình khi diễn giải cho họ hiểu chế độ là cái sổ hưu. Một ví dụ rất thiết thực cho tầm suy nghĩ của họ.
Vì sao những thành phần nêu trên lại dễ có cảm giác căm ghét những thứ được gọi là yếu tố bên ngoài.? 
Sau khi trải qua mấy cuộc chiến tranh, nắm được chính quyền. ĐCS VN luôn nhấn mạnh với nhân dân và đặc biệt với những người trong Đảng rằng mọi sự khó khăn, gian đều do các thế lực bên ngoài là các cường quốc thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam gây ra. Luận điệu này ăn sâu vào bộ máy tuyên huấn đến mấy chục năm sau, vì nó vẫn có hiệu quả. Đến thời mở cửa, giao thiệp với các nước, nhưng ĐCS VN vẫn thích dùng cụm từ '' thế lực bên ngoài '' âm mưu phá hoại hòa bình của nhân dân ta, phá hoại đời sống kinh tế của đất nước ta.... cụm từ này dùng để giải thích việc nhà nước cần duy trì đông đảo quân đội, công an cũng như giải thích khi kinh tế trong nước có vấn đề.
'' Yếu tố nứớc ngoài '' thường hiểu là các nứớc Phương Tây. Thời kỳ mà CNXH còn tung hoành ở đông Châu Âu, thế giới chia làm hai cực. Phương Tây là một cực, còn Việt Nam nằm trong cực kia, tức các nước CNXH. Vì ảnh hưởng của lý luận phe CNXH, ảnh hưởng của hai cuộc chiến ở Việt Nam có mặt người Mỹ, Pháp...mà cụm từ '' yếu tố nước ngoài'' trở thành một cụm dễ gây lòng căm thù ở những người cộng sản VN và con cháu họ.
Cụm từ '' yếu tố nước ngoài '' về mặt pháp lý không là yếu tố buộc tội, nhưng ở một xứ sở như Việt Nam, nơi mà cảm tính được coi trọng hơn cả pháp lý. Thì việc kết tội của báo chí, tuyên truyền, dư luận quan trọng hơn cả. Bởi thế nghiễm nhiên khi nghe thấy đài báo nói rằng đối tượng A bị bắt, bị xử vì có '' yếu tố nước ngoài '' là một số bộ phận dân chúng cảm thấy hả hê và khoan khoái, họ cho rằng các đối tượng đó bị bắt là xứng đáng.
Trong số các đối tượng hả hê này , đôi khi có cả những người không phải là ĐV ĐCS, thậm chí đô khi họ còn chỉ trích ĐCS VN. Khi hai sinh viên trẻ là Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên bị bắt, một vài người đã bĩu môi nói rằng những bạn trẻ này có yếu tố bên ngoài mới bị kết án thế, còn như họ '' trong sáng đấu tranh'' thì đâu có bị làm sao.?  
Cái gọi là '' đấu tranh trong sáng '' đó không bàn ở đây do cần phải có một bài dài khác phân tích, vì nó là  sự phức tạp của nội tâm cá nhân của con người đấu tranh đó hoặc những bước hoạch định tư tưởng đầy thâm độc được nhồi khéo léo vào đầu những người đấu tranh, bởi sự lão luyện của người bảo vệ chính trị nội bộ qua những lần trà đàm, cà fe, nhậu nhẹt tâm sự.
Có điều là người ta hoan hỉ và đồng tình khi thấy những nhân vật bất đồng chính kiến, đấu tranh dân chủ , đấu tranh chủ quyền đất nước bị bắt vì có '' yếu tố liên quan đến nước ngoài ''. Nhưng họ chẳng nhận ra chính những cái lệnh bắt những người ấy vốn đã có liên quan đến '' yếu tố bên ngoài ''.
Chúng ta thống kê mẫu số chung của những người bị bắt vài năm gần đây đều thấy rõ những người này ngoài các đòi hỏi tranh đấu khác về tự do ngôn luận, dân chủ...thì họ đều có điểm chung là rất kiên quyết đòi hỏi chủ quyền biển đảo trước sự xâm lược của Trung Quốc. Nói một cách khác 95% những người bị bắt đó đều có thái độ chống chính quyền xâm lược Trung Hoa một cách rõ ràng, dứt khoát.
Sau vụ án chính trị của nhóm Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức đến nay đã 5 năm. Trong thời gian đó trở lại đây số người bị bắt vì đấu tranh dân chủ,đòi hỏi thay đổi chế độ đơn thuần chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong số những người bị bắt. Đa phần số bị bắt như đã nói là có mẫu số chung là phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh, điển hình như Nguyễn Văn Hải là một ví dụ hàng đầu.
Thực ra blogge Điếu Cày Nguyễn Văn Hải không có tài năng hay chuyên môn gì như nhiều các  blogge khác, về khả năng viết lách cũng như chụp hình, đưa tin. So với các nhà dân chủ khác để lý luận viết bài hay diễn thuyết hùng hồn thì Điếu Cày không sánh bằng. Nhưng tại sao Điếu Cày tức Nguyễn Văn Hải lại bị kết án một cách dã man đến mười mấy năm tù.?
Tại vì Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày chống sự xâm lược của Trung Quốc bằng một tinh thần cao đến mức anh thành biểu tượng cho phong trào chống Trung Quốc xâm lược ở Việt Nam ngày nay.
Điếu Cày có một tinh thần kiên định, bất khuất chống sự bành trước xâm lược của Trung Hoa mạnh mẽ và rõ ràng hơn rất nhiều người. Nếu ĐCS VN theo lý thuyết thường chú trọng trấn áp những người có khả năng làm ngọn cờ tập hợp để đấu tranh dân chủ, thì chắc hẳn hai ĐCS VN và ĐCS Trung Quốc cũng phải có những chú trọng đến những người tiêu biểu là tấm gương, ngọn cờ điển hình trong tư tưởng chống lại hành vi xâm lược biển đảo của Trung Quốc.
Bị bắt tù bởi chống sự xâm lược của ngoại bang.
Chúng ta có thể hiểu cụm từ '' yếu tố bên ngoài '' theo nhiều cách, và ở trong trường hợp những người bị tù bởi đấu tranh chống sự xâm lược của Trung Quốc thì rõ ràng ở đây Trung Quốc chính là '' yếu tố bên ngoài."


Copy từ: Người Buôn Gió

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét