Nguyễn Mộng Hoài
Câu chuyện đất cát ở nước ta trong mấy chục năm qua, nhất là từ khi được
xác định là thuộc sở hữu toàn dân đến nay xảy ra rất nhiều chuyện rối
như tơ vò vừa đau đầu, vừa sảng khoái và...nhiều khi không tài nào giải
quyết được thỏa đáng.
Phàm là việc bán, mua bất kỳ một thứ tài sản nào của con người, của tổ
chức thì đều có "kẻ bán" người mua. Mà trong lý luận của Cụ Mác thì đó
là thời kỳ loài người biết "trao đổi" từ "trao đổi đơn giản" đến "trao
đổi phức tạp" như là thị trường thương mại quốc tế hiện nay. Suy đến
cùng thì vẫn là sự mua bán mà thôi.
Đất cát cũng vậy. Tuy nó nằm yên một chỗ trong một phạm vi nào đó, vẫn
có thể trở thành hàng hóa, và khi trở thành hàng hóa thì nó vẫn có thể
trao đổi bán mua, hoặc là do thỏa thuận hoặc là do quy định của một quy
định nào đó. Câu chuyện "ế đất" của địa phương chúng tôi thời gian qua
có thể là một câu chuyện hài hước, có thể là một câu chuyện dân gian và
cũng có thể là câu chuyện thời sự trong thời buổi đất cát "đắt hơn vàng"
hoặc "đóng băng bất động sản hiện nay !"
Xã tôi có cánh đồng rộng 450 ha đất canh tác, tức là đất trồng lúa, đã hình thành từ hàng chục thế kỷ nay. Bây giờ, người ta "quy hoạch" xã vào Khu công nghiệp. Vì đất đai canh tác giao cho nông dân sử dụng lâu dài nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu toàn dân, nên khi được quy hoạch vào khu công nghiệp, cấp lãnh đạo có thẩm quyền đã cho "mời gọi" và trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài, vào "làm công nghiệp, dịch vụ" đồng thời "ăn theo nó" khối người giầu lên trông thấy vì có thêm nhiều xuất đất đẹp bán tiền tỷ.
Xã tôi có cánh đồng rộng 450 ha đất canh tác, tức là đất trồng lúa, đã hình thành từ hàng chục thế kỷ nay. Bây giờ, người ta "quy hoạch" xã vào Khu công nghiệp. Vì đất đai canh tác giao cho nông dân sử dụng lâu dài nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu toàn dân, nên khi được quy hoạch vào khu công nghiệp, cấp lãnh đạo có thẩm quyền đã cho "mời gọi" và trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài, vào "làm công nghiệp, dịch vụ" đồng thời "ăn theo nó" khối người giầu lên trông thấy vì có thêm nhiều xuất đất đẹp bán tiền tỷ.
Một xã có 450 ha đất canh tác và hơn 10.000 dân được đổi đời. Năm 2001,
tỉnh quy định tiền đền bù bán đất đã giao cho nông dân cấy lúa, nay bán
đi được 6,9 triệu đồng một sào Bắc Bộ (360 mét vuông). Chỉ ít năm sau,
một xuất đất rộng 100 mét vuông ở gần đường giao thông lớn được mua bán
cho nhau giá 1 đến 1,5 tỷ đồng, chỉ cần có cái giấy chứng nhận do Chủ
tịch hoặc Phó Chủ tịch xã ký và đóng dấu là có thể đào móng xây nhà
tầng. Trong khi đó đất trong kế hoạch "giãn dân" chỉ giá 50 triệu
đồng/xuất, nhưng không phải ai mua cũng được. Mười năm sau, trừ số diện
tích khoảng 350 ha được "chuyển nhượng" cho doanh nghiệp công nghiệp
dịch vụ, còn lại "toàn là đầu thừa đuôi thẹo chiếm tới 20%, 30% tổng
diện tích được gọi là "công điền", "công thổ" giao cho UBND xã quản lý
và sử dụng.
Người ta nhanh chóng sử dụng nó làm hàng hóa và bán với giá không hề
rẻ, đối tượng được mua không hề rộng. Những người thực chất không có đất
làm nhà ở cho con ở riêng thì chỉ đứng ngoài mà thèm. Người ta đã bán,
cho, làm quà, chuyển nhượng, lấn chiếm, lót tay...đến nay trên một nghìn
xuất. Nhưng người nghèo thì vẫn thiếu đất ở và thiếu đất sản xuất. Một
số công ty về đứng chân trên địa bàn hàng chục năm nay chưa triển khai
sản xuất, trong đó có hai công ty lớn mỗi công ty chiếm 100 ha, sau 7
năm vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt". Thế là hết, hoặc cơ bản hết đất sản
xuất nông nghiệp. Người dân chạy đôn chạy đáo kiếm việc làm, kiếm kê
sinh nhai hằng ngày. Bụng đói đầu gối phải bò/ No cơm ấm cật còn dò đi
đâu !?
Cánh đồng lúa xưa kia nay đã hết, thay vào đó là mấy cơ sở nhà máy xí nghiệp, lúc đầu họ làm ăn rôm rả, nhưng ba năm nay kinh tế suy thoái, họ "phá sản" hầu hết cả rồi, nhà máy đóng cửa, công nhân bị thải hồi và "khu công nghiệp" đi vào im lặng đáng sợ"
Còn lại một đoạn trung thủy nông từ dìa làng ra đồng, trước đây mùa gặt tấp nập thuyền chở lúa, nay bị UBND xã cho lấp và băm ra làm 20 xuất đất ở, rao bán cả tuần trên loa truyền thanh mà đến hôm đăng ký đặt cọc, chỉ có 4 người ghi tên. Bà con bào bốn ông này bị thần kinh mới đặt cọc ghi tên mua đất trên con kênh bị lấp ấy, vì đất chẳng ra hình thù nào, giống như từng khúc rắn, sau này xây dựng nhà ở thì quay hướng nào cho hợp với quy luật phong thổ đây ?
Cánh đồng lúa xưa kia nay đã hết, thay vào đó là mấy cơ sở nhà máy xí nghiệp, lúc đầu họ làm ăn rôm rả, nhưng ba năm nay kinh tế suy thoái, họ "phá sản" hầu hết cả rồi, nhà máy đóng cửa, công nhân bị thải hồi và "khu công nghiệp" đi vào im lặng đáng sợ"
Còn lại một đoạn trung thủy nông từ dìa làng ra đồng, trước đây mùa gặt tấp nập thuyền chở lúa, nay bị UBND xã cho lấp và băm ra làm 20 xuất đất ở, rao bán cả tuần trên loa truyền thanh mà đến hôm đăng ký đặt cọc, chỉ có 4 người ghi tên. Bà con bào bốn ông này bị thần kinh mới đặt cọc ghi tên mua đất trên con kênh bị lấp ấy, vì đất chẳng ra hình thù nào, giống như từng khúc rắn, sau này xây dựng nhà ở thì quay hướng nào cho hợp với quy luật phong thổ đây ?
Tóm lại, người ta dấm dúi chuyển nhượng, cho tặng, bán rẻ (ở xã này có
chức từ cán bộ thôn trở lên đêu được mua đất giá rẻ. có cán bộ năm bảy
xuất đất ngon ơ) gần 1100 xuất đất ở (100 đến 150 mét vuông/xuất) không
bao giờ thấy công bố công khai, nay có đoạn kênh không dùng đến, lấp đi
băm ra làm mấy chục xuất, thì lại nhờ cơ quan Sở Tư pháp đứng ra "đấu
thầu" dành cho người chưa có đất hoặc cần đất ở. Nhưng tiếc thay, đoạn
kênh cụt ấy chia ra được 20 xuất nhưng sau một tháng rao bán mỏi mồm,
chỉ có 4 người đăng ký, đăng ký chứ chưa phải đã mua. Giấc mộng tiền tỷ
của UBND xã tan thành mây khói. Chỗ đất ấy hiện vẫn ế chưa bán được, bà
con nào trên mạng thiếu đất ở xin mời về xã tôi, chắc là giá cả cũng
"hợp lý" thôi...he.he...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét