Sáng nay, gần chục nhà hoạt động xã hội từ Hà nội đến Nghệ an, họ đã
in các khẩu hiệu và biểu tình tại Trụ sở viện kiểm sát Nghệ an và cổng
nhà tù trại 6 - nơi giam giữ Điếu Cày - một cựu chiến binh yêu nước bị
chính quyền Việt nam bỏ tù bởi sự thúc ép của giặc Tàu.
Ban đầu, ông Điếu Cày bị bắt và xử tù với tội danh " trốn thuế", hết
hạn tù thì lập tức ông lại được bỏ tù tiếp 12 năm theo tội danh mới "
tuyên truyền chống phá nhà nước"...chắc thời gian trong tù ông ấy đã
tuyên truyền cho công an, quản trại và các tù đồng phạm các kiến thức
chống phá nhà nước ?
Tại Việt nam, ai cũng có thể bị bắt vì tội danh mơ hồ nào đấy, Bầu
Kiên cũng vốn là một "doanh nhân" nhưng đùng một cái cũng bị bắt, bỏ tù
với nhiều tội danh : trốn thuế, lợi dụng kinh doanh, thâu tóm ngân
hàng...tuy nhiên các tội phạm như Bầu Kiên thì không có người dân hay
nhà hoạt động xã hội nào thèm để ý đến và bênh vực anh ta, kể cả anh ta
có bị tử hình ngay lập tức.
Đoàn các nhà hoạt động xã hội cùng vợ con ông Điếu Cày biểu tình tại Viện kiểm sát.
Biểu tình tại cổng trại 6 Nghệ an - nơi đang giam giữ ông Điếu Cày
Một đoàn khác bao gồm các giáo sư, đại tá quân đội, nhà báo và các nhà
hoạt động xã hội khác cũng đã tới trại 5 Yên Định Thanh Hoá vào đầu năm
ngoái để thăm ông Hà Vũ đang bị giam ở đây.
Các nhà hoạt động xã hội, Blogger và bạn bè của hai sinh viên Nguyên Kha
và Phương Uyên cùng tới trại giam để thăm họ vào tháng trước.
Tình trạng chính quyền các địa phương và trung ương tại Việt nam gần
đây liên tục bắt cóc công dân, chụp mũ tội danh lung tung và bỏ tù các
nhà hoạt động xã hội, bỏ tù những người yêu nước ngày càng gia tăng về
số lượng và ở mọi lĩnh vực : cựu chiến binh, nhà báo, luật sư, nhà văn,
sinh viên...đang khiến Quốc tế quan ngại.
Trong thời điểm này, ông Sang chủ tịch nước cũng đang có chuyến thăm Mỹ
và sẽ gặp gỡ Tổng thống Mỹ Obama, nhiều nhắn nhủ của giới trí thức và
dân chúng tới ông Sang rằng hãy chớp thời cơ để cải thiện nhân quyền
trong nước - đó cũng là chủ đề mà Mỹ luôn đặt ra điều kiện trong mối
quan hệ Mỹ - Việt .
Hôm qua, ngân hàng Thế giới cũng đã bị Tổ chức nhân quyền Thế giới lên
án rằng : ngân hàng đã tiếp tay cho chính quyền Việt nam gia tăng đàn
áp nhân quyền trong nước trong khi họ một mặt đăng ký hồ sơ để có ghế
trong hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc !
Cũng ngày hôm nay, người dân Philippin cùng biểu tình ở khắp nơi trên
Thế giới, trước các sứ quán Tàu để phản đối Bắc kinh lấn chiếm và đòi
chủ quyền gần hết Biển Đông, trong khi Việt nam lại đi đàn áp giới nhân
sỹ trí thức và dân chúng xuống đường biểu tình chống giặc Tàu, rất
nghịch cảnh với Chính phủ Philippin.
Theo tin từ cộng đồng mạng xã hội, nhiều đoàn các nhà hoạt động xã hội
và các nhà báo phương tây đang trên đường tới Nghệ an, tới trại 6 để
hiệp thông với gia đình ông Điếu Cày và bè bạn, cũng để đưa tin về vụ
việc gây sốt trên mạng xã hội mấy ngày nay : ông Điếu Cày tuyệt thực đến
ngày thứ 31, tính mạng chỉ còn tính bằng giờ.
Chưa có bất kỳ phát ngôn nào của tướng Cao Ngọc Oánh và đài truyền
hình VTV của Việt nam như thông lệ, tướng Oánh là chóp bu của cục VIII,
quản lý toàn bộ các trại giam trên toàn quốc. Tháng trước chính tướng
Oánh đã phải ký giấy cho vợ con ông Hà Vũ vào trại 5 để khuyên giải ông
dừng tuyệt thực sau hơn hai chục ngày liên tiếp tuyệt thực trong trại để
đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng. Dịp đó VTV cũng đã phối hợp với
lãnh đạo trại để làm một clip phát trên mọi kênh để cố bao biện rằng ông
Vũ không hề tuyệt thực, rồi còn doạ nạt rằng sẽ yêu cầu bên công an "
điều tra kẻ nào tung tin đồn thất thiệt về ông Vũ ...xử lý trước pháp
luật".
Truyền hình quốc gia vốn là một trung tâm tuyên truyền các luận điệu
của nhà cầm quyền nên hầu như công an làm clip cho và chỉ có việc phát
lên sóng. Tổng giám đốc VTV Trần Bình Minh là con trai của ông Trần Lâm
vốn bị dân chúng khinh rẻ vài năm nay kể từ khi phát clip bôi nhọ cá
nhân ông Hà Vũ sau phiên xử phúc thẩm mà toà án Hà nội áp đặt 7 năm tù
cho ông.
Chúng tôi sẽ theo chân các phóng viên vào Nghệ an và đưa tin cập nhật về tình hình của ông Điếu cày để hầu bạn đọc.
Copy từ: Xuân Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét