CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Góp ý Luật đất đai (sửa đổi): Ai là đại diện sở hữu đất đai?

(Dân Việt) - Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Vậy 3 cơ quan này đại diện chủ sở hữu đất đai chăng?

Sáng 12.4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến về sự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều đại biểu cho rằng: Luật Đất đai hiện hành còn nhiều bất cập, để khắc phục những bất cập cần có bản tổng kết nghiêm túc trên cơ sở nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng đất từ đó làm tiền đề để giải quyết những bất cập về đất đai.
Ông Hồ Hồng Hải-Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho rằng: Luật cần quy định ai là chủ sở hữu về đất, ai đại diện chủ sở hữu đất đai và quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của đại diện chủ sở hữu. "Nhà nước ở đây có 3 cơ quan chính là: Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Vậy 3 cơ quan này đại diện chủ sở hữu chăng. Theo tôi không phải, trong này Quốc hội là cơ quan đại diện, chủ sở hữu là nhân dân. Vì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất trong nhân dân"- ông Hải phân tích. Ông Hải cũng cho rằng: Cần bổ sung thêm định nghĩa "quyền sử dụng đất" bởi vì đây là khái niệm then chốt thể hiện quyền hạn và quyền lợi của người dân về đất đai.
Đồng tình, GS Nguyễn Lang - Ủy viên Hội đồng tư vấn về kinh tế cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Đồng thời, vấn đề định giá đất phải đảm bảo đúng đối tượng. Một số ý kiến tại hội nghị cũng đề nghị: Cần hình thành một tổ chức có quyền định giá độc lập. Đồng thời, quy định việc giao cho cộng đồng các dân tộc quản lý và sử dụng đất đai, đất rừng linh thiêng, rừng bảo vệ nguồn nước, rừng theo phong tục văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trong Luật Đất đai có lý có tình, gắn luật tục với luật pháp.


Copy từ: Dân Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét