Việt
Nam – Những tưởng dư luận đang tạm lắng xuống trong khoảng lặng sau cơn
khủng hoảng giá xăng tăng và trước khi một hot gơn lại lộ cái gì đấy,
thì trong vài ngày hôm qua dư luận nước nhà lại sôi sục nóng bỏng. Đối
tượng gây xì-căng-đan lần này là một cậu bé 11 tuổi với tội danh nghe lời mẹ. Nhiều người đã đi từ ngạc nhiên đến phẫn nộ khi em Đỗ Nhật Nam dám thành thực trả lời phóng viên là :”Em không đọc truyện tranh vì mẹ em nói truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” khi được hỏi.
Anh Hùng, làm nghề sửa bàn phím, còn gọi là anh Hùng bàn phím, đập bàn phím của khách hàng cho biết :”Thằng
bé này mới tí tuổi đầu đã dám nghe lời mẹ, thật là không biết trời đất
là gì. Nếu ngày bé tôi cũng nghe lời bố mẹ thì bây giờ tôi cũng biết
tiếng Anh, thích học hỏi, thậm chí lên ti-vi rồi cũng nên, chứ làm gì
được ngồi đây tán phét với anh. Thằng bé này thật là một thảm hoạ” – Anh Hùng chia sẻ với phóng viên chiến trường Trần Lực Cười.
Trong khi đó, một người sắp sửa tham gia vào đội ngũ phóng
viên đã và đang phổ cập văn hoá, nghệ thuật tới mỗi người Việt Nam đã
viết một bức tâm tư qua mạng gửi em Nhật Nam. “Truyện tranh là nghệ thuật. Mà làm nghệ thuật thì cần có tâm hồn”
– anh Sắp Thành Phóng Viên, một sinh viên báo chí, nhận định. Việc em
Nhật Nam vì nghe lời mẹ mà bỏ bê việc đọc truyện tranh đã xúc phạm tới
một số không nhỏ những người đầy tâm hồn yêu nghệ thuật tại Việt Nam. “Ở nước ta, người đọc sách thì ít, mà người đọc truyện tranh thì nhiều. Có khi lượng người đọc truyện tranh còn đông hơn lượng người nghe nhạc Hàn Quốc hay hâm mộ Man-chét-tơ Yêu-tâm-tít”- bác nhà văn Năm Câu ngồi bó bút thở dài. “Cuốn sách nổi tiếng nhất nước ta từ vài năm nay cũng là sách nhiều tranh đó chớ.”
Trả lời phỏng vấn của Tin Khó Tin, nhà xã hội học Trang Thượng đánh giá :”Bên
cạnh những tội tày đình như nghe lời mẹ, ham học, thích đọc sách, không
đọc truyện tranh, thì em Đỗ Nhật Nam còn mắc phải hai tội khó tha thứ
khác là học giỏi và nghĩ gì nói nấy. Ở nước ta, tri thức cũng không phải
cái gì đáng để tự hào. Chỉ người giàu và người đẹp mới có cái quyền tự
tin nghĩ gì nói nấy như thế. Từ giờ trở đi, thay vì khoe mình có nhiều
sách, em Nam nên khoe eo thon, hoặc khoe gia đình mình có tủ sách tiền tỷ. Thật khó tin là đã 11 tuổi rồi mà Nam vẫn còn phạm phải những lỗi giao tiếp sơ đẳng như vậy.”
Trong khi đó, ông Đoàn Văn Vươn, một người tự tin thẳng thắn với những gì mình nghĩ
Copy từ: Tin Khó Tin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét