Gà nhập lậu tràn lan thị trường là nguy cơ rất lớn lây lan cúm A/H7N9. Ảnh Internet
Về đường lây truyền của virus cúm A/H7N9 cũng chưa rõ ràng. Tuy
nhiên, đường lây truyền nói chung của cúm gia cầm thường lây lan
từ gia cầm sang người. Cơ chế lây lan chủ yếu là từ chất thải
của gia cầm ra môi trường và từ môi trường lây lan sang người.
Đặc biệt với những người trực tiếp giết mổ, chế biến gia
cầm, nguy cơ lây nhiễm rất lớn. Bằng chứng là tất cả 10 người
mắc cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đều làm công việc liên quan đến giết
mổ gia cầm, có các biểu hiện ho, chóng mặt, sốt, khó thở…
Copy từ: Lao Động Nguy cơ lan virus cúm H7N9 sang Việt Nam rất lớn
PGS-TS Phan Trọng Lân- Phó Cục trưởng
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết, virus cúm A/H7N9 được phát
hiện đầu tiên tại Trung Quốc, tính đến ngày 4.4 đã có 10 người
mắc, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Nguy cơ lây lan virus cúm
H7N9 sang Việt Nam là rất lớn
Chưa có bằng chứng virus cúm A/H7N9 lây từ người sang người
Theo ông Lân, virus cúm A/H7 trong 50
năm qua đã thường xuyên xuất hiện các vụ dịch. Trong 10 năm trở
lại đây đã xảy ra 6 vụ dịch có chủng cúm H7N1, H7N2, H7N3…Cuối
tháng 3- đầu tháng 4 năm 2013, đã phát hiện những ca mắc cúm
A/H7N9 đầu tiên tại Trung Quốc.
Ở VN trong những năm gần đây- cụ
thể là từ năm 2003 đến nay- cúm A/H5N1 đã lưu hành với hơn 600
người, trong đó hơn 370 người tử vong, tỉ lệ tử vong rất cao- lên đến
60%. Còn đối với chủng virus H7N9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
khẳng định đây là lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm mới này lây sang
người được phát hiện. Qua một số nghiên cứu đã thấy một số đoạn
gene có nguồn gốc từ gia cầm và đàn chim trời. Vì thế, cần
phải có nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc gene để đo được độc lực của
chủng virus này ở mức nào.
Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện 10 trường hợp nhiễm cúm A/H7N9, trong đó có 3 ca tử vong. 2 bệnh nhân mới nhất ở tỉnh Chiết Giang, 7 trường hợp ghi nhận trước đó thì 2 ở Thượng Hải, 1 ở An Huy và 5 ở Giang Tô. Ngoài số đã tử vong, các trường hợp còn lại đều trong tình trạng nguy kịch. |
Do đặc tính của virus cúm là đột
biến và biến đổi cao nên thường có độc lực cao và khi đã có
bất thường rất dễ lây lan từ người sang người. Hiện tại, WHO
khẳng định đây là lần đầu tiên cúm A/H7N9 gây bệnh nặng trên người, đồng
thời vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cúm A/H7N9 lây từ người sang
người.
Virus mới H7N9 lây lan sang người từ
con vật chủ nào hiện đang có nhiều giả thiết được đưa ra. Một
chuyên gia của WHO nhận định, cúm A/H7N9 có thể không phải lây từ
gia cầm sang người, mà có thể từ một loài động vật có vú nào đó, có thể
là lợn.
Một chuyên gia khác của Trung tâm Hợp tác cúm của WHO lại cho rằng, không loại trừ nguy cơ virus cúm A/H7N9 xuất phát từ chính con người rồi phát tán vào tự nhiên, tuy nhiên phán đoán này là quá sớm. Hầu hết các nhà khoa học đang tập trung hoài nghi về lợn; vì trên sông Hoàng Phố gần Thượng Hải gần đây liên tiếp xuất hiện tình trạng lợn chết bị thả trôi sông. Các con lợn trôi sông có thể chết vì dịch bệnh gây ra bởi circoviruses, một loại mầm bệnh lây lan trên lợn. Do vậy, tìm ra vật chủ gây bệnh đang được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu để từ đó giảm nguy cơ người phơi nhiễm và ngăn các trường hợp mắc mới.
Một chuyên gia khác của Trung tâm Hợp tác cúm của WHO lại cho rằng, không loại trừ nguy cơ virus cúm A/H7N9 xuất phát từ chính con người rồi phát tán vào tự nhiên, tuy nhiên phán đoán này là quá sớm. Hầu hết các nhà khoa học đang tập trung hoài nghi về lợn; vì trên sông Hoàng Phố gần Thượng Hải gần đây liên tiếp xuất hiện tình trạng lợn chết bị thả trôi sông. Các con lợn trôi sông có thể chết vì dịch bệnh gây ra bởi circoviruses, một loại mầm bệnh lây lan trên lợn. Do vậy, tìm ra vật chủ gây bệnh đang được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu để từ đó giảm nguy cơ người phơi nhiễm và ngăn các trường hợp mắc mới.
Kiểm dịch biên giới “báo động đỏ”
Trước thông tin xuất hiện chủng virus
cúm gia cầm mới H7N9 tại Trung Quốc, Bộ Y tế yêu cầu các sở y tế
đẩy mạnh triển khai tốt công tác kiểm dịch y tế biên giới, giám sát
chặt chẽ đối với người nhập cảnh, xử lý y tế kịp thời đối với các
trường hợp nghi mắc bệnh, đặc biệt chú ý khách nhập cảnh từ vùng có ca
bệnh. Tăng cường giám sát các trường hợp mắc bệnh viêm phổi nặng nghi do
virus tại các cơ sở y tế và cộng đồng, kịp thời lấy mẫu gửi về các viện
vệ sinh dịch tễ/Pasteur để xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Thực
hiện tốt việc giám sát chặt chẽ các trường hợp có tiếp xúc với bệnh
nhân, xử lý triệt để khi có dịch xảy ra. Chỉ đạo các cơ sở
khám-chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly; sẵn sàng
tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế tử vong
khi có bệnh nhân.
TS Trần Như Dương- Phó Viện trưởng Viện
Vệ sinh dịch tễ Trung ương- khuyến cáo, để phòng lây nhiễm chủng cúm
này, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay
bằng xàphòng, thực hiện các nguyên tắc đảm bảo ATVSTP. Hạn chế tiếp xúc
gần với người có biểu hiện mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp, tránh
đưa tay lên mũi và miệng, làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, thường
xuyên lau chùi bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chất
tẩy rửa thông thường. Khi có các biểu hiện cúm không rõ lý do,
sau khi tiếp xúc với gia cầm có các triệu chứng ho, sốt, khó
thở… cần đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị.
Để hạn chế việc bệnh lây lan từ
nguồn gia cầm nhập lậu, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bộ
NN&PTNT và Bộ Công Thương, đề nghị 2 bộ trên tăng cường giám sát,
kiểm tra nhập khẩu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới, ngăn ngừa
nhập lậu gia cầm không được kiểm dịch xâm nhập vào Việt Nam. Đẩy mạnh
các hoạt động quản lý mua bán gia cầm nhằm hạn chế việc lưu thông gia
cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường. Tiến hành
điều tra, giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm, trong
đó có nguyên nhân từ cúm A/H7N9, thực hiện xử lý kịp thời các ổ
dịch hạn chế lây lan. Cần tuyên truyền hướng dẫn người dân thực
hiện sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không nên sử dụng gia cầm không
rõ nguồn gốc, nếu phát hiện gia cầm chết bất thường phải báo ngay cho
cán bộ thú y để kiểm soát.
Sử dụng gia cầm chín không thể lây nhiễm virus cúm Ngày 4.4, đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định, tại thời điểm này không có bằng chứng về việc lây truyền virus từ người sang người. Vị đại diện này cho biết, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc vẫn cho rằng chưa tìm thấy chủng virus H7N9 trên động vật bao gồm cả gia cầm và lợn. Lợn chết trên các dòng sông ở Trung Quốc từng là thủ phạm được cho là gây dịch cúm này, nhưng hiện đã bị loại trừ. Các chuyên gia y tế đang đặt ra giả thiết có thể virus H7N9 này là từ loài chim di trú. Trả lời câu hỏi của các phóng viên về mức độ nghiêm trọng của dịch cúm H7N9, đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng: “WHO đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, bởi nó là những trường hợp nhiễm bệnh do virus cúm gia cầm H7N9 trên người đầu tiên được báo cáo. Tuy nhiên đây chỉ là một số ít các trường hợp và được xác định trong một khu vực, một địa phương nhất định. Thêm nữa, chưa có bằng chứng lây từ người sang người”. Đại diện WHO Việt Nam khuyến cáo, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là phòng ngừa, không tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm không an toàn, chỉ sử dụng các sản phẩm đã qua nấu chín. Virus cúm gia cầm được bất hoạt ở nhiệt độ cao qua nấu chín thức ăn. Không có bằng chứng dịch tễ học nào cho thấy người sử dụng sản phẩm gia cầm chín bị lây nhiễm với virus cúm gia cầm. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét