Tôi đã
nhiều lần nói rồi, trước hết là cảnh cáo hết những kẻ có mầm mống, nguy
cơ. Đảng này là Đảng của ai, nếu cứ trượt theo đà cứ nổi loạn, cãi Đảng,
cãi tổ chức như thế này thì sẽ thế nào.
Thứ hai là
đánh đập, dằn mặt. Thứ ba là bắt bớ, bỏ tù. Thứ tư là cho chúng tự "có
biểu hiện mệt mỏi" và tự tử trong đồn công an.
"Kiểm
điểm, nhắc nhở" là chuyện nội bộ và chỉ dành cho tầng lớp thống trị,
thượng lưu. Đừng để loại hạ lưu hiểu nhầm rồi mơ tưởng được đối xử êm ái
mà làm loạn.
Xử như
kiểu vụ nông dân cãi Đảng vừa rồi đã răn đe được chưa, khối anh sợ chứ.
Ngăn chặn được chưa. Xử lý không cần lý lẽ, cứ cãi là bắt hết, chống đối
là bỏ tù hết. Giết nhầm hơn bỏ sót, không cần quan tâm đến cơ sở luật
pháp, chẳng cần nghe mấy thằng Luật sư nó phản ứng thế nào.
Không cần
che đậy, giấu giếm nữa, phải công khai cho chúng nó hiểu đã phân hóa
giai cấp rõ ràng, chúng nó thuộc tầng lớp bị trị. Cam phận nô lệ thì
sống, chống thì chết!
Dân đen mà
đòi QUYỀN SỐNG, QUYỀN TỰ DO à? Đừng có mơ!!
Chẳng lẽ chúng nó nghĩ câu tuyên bố "TỰ DO CÁI CON CẶT" chỉ là của riêng
Trung tá Hiển thôi sao!? Hãy mạnh tay thể hiện cho chúng nó hiểu đó là
người đại diện để tuyên bố công khai luôn rồi đó!
Làm sao cố
gắng để bịt miệng hết bọn dân đen, dập tắt mọi sự phản kháng. Lý luận
không có, không đủ thì dùng "kỷ luật" sắt, bạo lực. Ví như nhóm một cái
lò, có củi khô, có củi tươi, có củi vừa vừa. Nhưng quan trọng nhất là
bước đầu phải nhóm được cái lò lên, tạo thành hơi ấm thì khi đó thằng
nào nói đúng, nói sai, không cần biết, cứ có nguy cơ "bị kẻ xấu xúi
giục", bị "thế lực thù địch" lợi dụng, dám lên tiếng vạch áo Đảng, bôi
nhọ uy tín của Đảng, thì dù chống đối rõ ràng hay không, có tội hay
không cứ quăng vào lò cũng cháy tiêu thành tro hết, chẳng có gì còn là
chứng cứ, lý lẽ đúng sai.
Sâu xa là
như thế. Phải đồng lòng, nhất trí hết, nhóm lò nhanh lên, tụi dân đen
đang nổi dậy mỗi lúc một nhiều như vũ bão, nhóm không kịp là tiêu luôn
chế độ đó....
Nông dân đi tù vì cãi cán bộ xã
Cả bị cáo Hà và bị cáo Quy đều
khẳng định giữa họ và ông Mạc cùng có lời qua tiếng lại, xúc phạm nhau
sao chỉ xem xét, xử lý họ mà bỏ qua ông Mạc.
Hai nông dân bị kết án chỉ vì to tiếng với lãnh đạo xã. |
Ngày 31.1, TAND tỉnh Bắc Ninh mở
phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hai người dân đến trụ sở UBND xã cãi
nhau với cán bộ xã. Hàng trăm người dân xã Bình Định, huyện Lương Tài
nơi xảy ra vụ việc đã đến tham dự phiên toà khá hy hữu này.
Theo cáo trạng, khoảng 14 giờ chiều
19.4.2012, ông Quy và bà Hà (đều ở thôn Ngô Phần, xã Bình Định) đến trụ
sở UBND xã Bình Định đề nghị giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về việc
lấn chiếm đất công trong thôn. Ông Quy và bà Hà được hướng dẫn sang
phòng làm việc của ông Nguyễn Văn Mạc - Phó chủ tịch UBND xã. Theo phân
công, đó là ngày ông Mạc có trách nhiệm tiếp công dân.
Sau vài câu chào hỏi không vừa ý
nhau, ông Mạc quyết định không tiếp công dân ở phòng của mình nữa nên
nói với ông Quy và bà Hà: “Ngày tiếp công dân thì mời cô chú sang phòng
tiếp công dân (trong khi xã này chưa có phòng tiếp công dân), tôi không
tiếp ở phòng riêng”. Sau đó hai bên đã xảy ra tranh cãi đến mức không
kiểm soát được. Thấy bà Hà và ông Mạc cãi nhau, ông Quy dùng thiết bị
ghi lại toàn bộ vụ việc xảy ra.
Sau đó, lực lượng công an xã có mặt
tại phòng ông Mạc để đưa bà Hà đi chỗ khác. Đi được một đoạn thì bà Hà
cắn vào vào mu bàn tay trái của ông Vũ Quang Bình - Phó trưởng Công an
xã Bình Định.
Ngay lập tức lực lượng công an xã
dùng còng số 8 khóa tay bà Hà đưa xuống ban công an lập biên bản, bắt
giữ về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”. Sau đó vụ án được khởi tố,
các cơ quan tố tụng huyện Lương Tài cho rằng hành vi của bà Hà và ông
Quy ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của UBND xã.
Tại phiên tòa phúc thẩm, cả bị cáo
Hà và bị cáo Quy đều một mực khẳng định giữa họ và ông Mạc cùng có lời
qua tiếng lại sao chỉ xem xét, xử lý họ mà bỏ qua ông Mạc. Hai bị cáo
khẳng định không xúc phạm ông Mạc, ông Bình và ban công an xã với những
lời lẽ nặng nề như cáo trạng đã truy tố. Trong vụ này, bản thân ông Mạc
cũng rất to tiếng, tỏ thái độ không đúng mực khi ứng xử với công dân,
đặc biệt ở trụ sở làm việc, thế nhưng ông này chỉ bị kiểm điểm.
Bào chữa cho hai bị cáo, luật sư
Nguyễn Thanh Bình (Đoàn luật sư Hải Dương) cho biết: Trong số 100 lời
khai được VKSND huyện Lương Tài dùng làm căn cứ để kết tội hai công dân,
có tới 23 lời khai không có dấu đỏ của CQĐT, tức là không có cơ sở pháp
lý. Ngoài ra trong biên bản điều tra, một số file ghi âm, ghi hình thể
hiện khá rõ thái độ, lời nói của lãnh đạo xã Bình Định khi cãi nhau với
bà Hà đã không được cả tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm đưa ra xem xét, đánh
giá. Nhiều nhân chứng quan trọng không được tòa sơ thẩm và phúc thẩm
triệu tập…
Sau khi nghe tòa tuyên giữ nguyên
bản án sơ thẩm, Luật sư Nguyễn Thanh Bình thất vọng nói: Tôi từng có
nhiều năm làm ở VKSND tỉnh Hải Dương, đã từng chứng kiến nhiều vụ xét
xử, nhưng đây là một trong những bản án thiếu căn cứ và thiếu lý lẽ
thuyết phục nhất mà tôi từng biết.
Một vụ việc chỉ đáng xử lý hành chính đã bị hình sự hóa.
Được biết, ông Quy và bà Hà nằm
trong số những người dân “nổi tiếng” nhất huyện Lương Tài vì đã tích cực
tham gia việc khiếu nại các quyết định thu hồi đất sai quy định của các
cấp chính quyền địa phương.
Theo Lương KếtDân Việt
Copy từ: Thùy Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét