Mai Dzung: Thưa ông Nguyễn Đăng Quang. Ông biết kết quả phiên phúc thẩm
xử Phương Uyên- Đinh Nguyên Kha tại Long An từ nguồn thông tin nào và
xin ông cho biết vài cảm nghĩ?
NĐQ: Anh biết đấy, những thông
tin như thế này chỉ có thể đọc trên mạng Internet chứ khó tìm thấy trên
báo chí chính thống và nếu có cũng rất sơ sài.
Khi biết tin, tôi đôi
chút ngạc nhiên songrất vui mừng vì thông thường trong những phiên
phúc thẩm xử các vụ án chính trị, kết quả thường là khắc nghiệt. Đằng
này Đinh Nguyên Kha được giảm án một nửa, Phương Uyên cũng như thế nhưng
cho hưởng án treo và được trở về đoàn tụ với gia đình ngay sau đó. Đây
là một tín hiệu tốt cho thấy đã có chuyển động gì đó bên trong hệ thống
chính trị.
MD: Ông nói “Đây là một tín hiệu cho thấy đã có
chuyển động gì đó bên trong hệ thống chính trị”. Vậy theo ông “sự chuyển
động” này có thể sẽ là sự khởi đầu cho một chuỗi“sự chuyển động” tiếp
theo không?
NĐQ: Tôi không nghĩ như vậy. Đây có thể chỉ là một
trường hợp đơn lẻ và có nhiều điều còn chưa rõ. Chẳng hạn phiên xử chưa
diễn ra mà chính quyền đã cho phép gia đình, bạn bè rồi nhiều nhà hoạt
động xã hội, các blogger vào trại giam tiếp xúc với bị cáo. Sự việc diễn
ra có vẻ như một kế hoạch tỷ mỉ, chặt chẽ đã được vạch sẵn chứ không
thể là ngẫu nhiên. Rồi việc để cho một đoàn người biểu tình đi trên phố
cũng vậy, nếu chính quyền muốn dẹp thì họ có thừa khả năng làm việc đó.
Chắc chắn ở đây có sự chỉ đạo từ đâu đó rất cao trong bộ máy lãnh đạo nhà nước.
Nhưng nếu hy vọng rằng những việc như vậy được tiếp tục diễn ra sau này
trong các phiên xử khác thì quá lạc quan. Chắc phải chờ đợi xem cụ thể
thế nào đấy mới biết được.
MD: Thưa ông Hà Huy Sơn. Ông là luật
sư bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên, vậy vai trò bào chữa của luật sư
đã được thực hiện thế nào và cảm giác của ông ra sao sau khi bản án được
tuyên?
HHS: Tôi đã làm tất cả những gì có thể trong khuân khổ
pháp luật để luật pháp được tôn trọng và có lợi cho người tôi bào chữa.
Tôi đã trao đổi với nhiều người cũng như trả lời BBC rằng: tòa án thường
không xem xét ý kiến luật sư hay bản chất sự việc là mấy. Kết quả phiên
xử hôm đó có thể là do nhu cầu gì đó của nhà nước, một phần do áp lực
xã hội. Lúc này nhà nước cũng muốn chứng minh sự cải thiện nhân quyền
trong con mắt cộng đồng. Nhưng với tôi, mặc dù bản án là có giảm nhẹ
nhưng vẫn là chưa công bằng.
MD: Ông có thể nói rõ hơn, thưa ông Sơn.
HHS: Đến Long An lần này, tôi chỉ gặp Phương Uyên trong khoảng thời
gian ngắn để nói những điều hết sức cần thiết. Những gì tôi nói là: Hãy
nói đúng sự thật với thái độ ôn hòa. Việc chống lại những hành vi xâm
phạm chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc bởi bất cứ một quốc gia nào,dù là
"anh em" láng giềng hay từ xa đến đều là hành động yêu nước,cần biểu
dương,khích lệ chứ không thể đưa ra khép tội ! Chống sự độc đoán, độc
tài, tham nhũng của bất kể ai là điều cần được hoan nghênh,bênh vực và
bảo vệ của tất cả mọi người, của cộng đồng tiến bộ, chứ không phải là
ngược lại!
Mặt khác,Phương Uyên có thể chấp nhận hoặc không
chấp nhận luật sư bào chữa vì trong bối cảnh hiện tại, vai trò luật sư
có những hạn chế khá lớn và sự không có mặt luật sư trong phiên tòa cũng
là một thông điệp có nhiều hàm nghĩa mang tính tích cực cho người tôi
tôi bào chữa.
MD: Thưa Ông Nguyễn Đăng Quang, ông đã theo dõi
những động thái xã hội sau phiên tòa. Ông thấy các phản ứng đó như thế
nào và sự tác động của các phản ứng đó sẽ đem lại những gì cho nền chính
trị hiện nay?
NĐQ: Dư luận thì nói chung là vui mừng. Nhưng
cũng chỉ là trên các mạng xã hội thôi. Người dân bình thường không để ý
lắm. Phiên tòa ở địa phương nào thì địa phương đó người ta biết chứ chưa
lan tỏa nhiều đến các địa phương khác được. Có cái hay là bây giờ
internet đã rất phổ biến nên số người biết, quan tâm đến vụ xử cũng
nhiều lắm rồi. Ai cũng có cảm giác là đang có thay đổi quan trọng.
Trên mạng, sự kiện ở phiên phúc thẩm tại Long An được mọi người đánh
giá, nhận xét tùy theo trình độ nhận thức của mỗi người và nó khác nhau
lắm. Người thì cho rằng đây là áp lực của Mỹ là chính, người thì nói là
áp lực từ phía những người tranh đấu cho dân chủ trong nước là chủ yếu
và đó là một thắng lợi lớn. Người thì cho rằng bản thân chế độ cũng đang
phải vận động để có nhữngthay đổi,phù hợp và thích nghi với từng giai
đoạn phát triển.
Theo tôi. nhận định nào cũng có cái đúng cái sai
của nó. Kết quả phiên tòa là kết quả của tất cả những yếu tố đó cộng
lại,chứ không phải của riêng yếu tố nào! Đừng nên quên rằng nhà nước
quyết định việc đó. Họ đã cân nhắc rất kỹ và quyết định này có nhiều ẩn
ý sâu xa! Tôi không tham gia mạng xã hội mà chỉ thường xuyên theo rõi
thôi,song tôi thấy cộng đồng mạng cần có ý thức khuyến khích những gì
đang diễn ra thay vì khiêu khích hoặc nhạo báng. Mọi cái đều cần tỏ ra
bình tĩnh và cân nhắc xem nên nói cái gì, nên viết cái gì thì có lợi cho
những người vẫn còn trong tù, những người đang chờ bị đưa ra xử chứ
đừng chỉ biết nói cho sướng mồm. Tóm lại,đây là một bước đi nhỏ nhưng
khôn ngoan của Nhà nước,đáp ứng được một phần mong mỏi và đòi hỏi của dư
luận rộng rãi trong nước cũng như của sức ép quốc tế (nếu có)
MD: Xin cảm ơn ông Nguyễn Đăng Quang và luật sư Hà Huy Sơn về cuộc nói chuyện này.
Mai Dzung
Copy từ: FB Mai Xuân Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét