David Thiên Ngọc (Danlambao) - Trong
lúc chỉ sau 6 ngày sau khi P.U bị bắt cóc đã có hàng trăm SV bạn bè của
P.Uyên bức xúc viết lời nỉ non, cầu cứu đến chủ tịch nước. Tuy kết quả
chỉ là sự im lặng lạnh lùng từ chính quyền nhưng tấm lòng của các SV kia
là đáng trân trọng. Là những bậc "Sư" đứng trên cả cha mẹ mà hoàn toàn
vô cảm, và còn có một số "Sư" lại cam tâm đứng về phía tà quyền cùng
nhau trấn áp, gây áp lực cho các học trò thương yêu của mình phải làm
những việc tang tận lương tâm...
*
Dân gian thường nói "Cười thầm dễ ở. Hổ ngươi thầm biết thuở nào nguôi?".
Đó là lời của dân gian VN ta mà đa phần là ở tầng lớp nông dân nghèo,
dân trí thấp nhưng luôn có lòng tự trọng cao và xác định nghèo chứ không
hèn nên mới có câu trên truyền khẩu qua bao đời trong xã hội.
Xã hội VN từ khi có "đảng quang vinh" thấm nhuần tư tưởng và đạo đức HCM
mà từ đứa bé khi mới tập nói đến người già đều phải học và học mãi...
Cái đạo đức ấy là những chương đầu trong mọi giáo án mà các vị thầy cô
khi bước lên bục giảng ở mọi mái trường XHCNVN đều thuộc nằm lòng và
thời gian trôi qua các thầy cô còn sáng tạo thêm, sơn phết thêm cho cái
đạo đức ấy được sáng ngời mà gieo vào lòng bao thế hệ ấu thơ cùng thanh
niên tuổi trẻ VN.
Nhớ lại hơn 10 tháng trước tại khung trời trường ĐHCNTP Sài Gòn, một cô
bé SV Phương Uyên 20 tuổi, vừa mới rời vòng tay mẹ không lâu nơi quê
nghèo miền Trung quanh năm gió cát... như một con chim non vừa rời tổ
băng mình vào khoảng trời xanh cùng bạn bè trang lứa để học hỏi với ước
vọng "Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời!" và trước mắt là những
tấm gương của các vị Giáo Sư nơi mái trường ấy thật vô cùng to lớn...
Bao ước mơ, hoài bão mà P.Uyên và các bạn đều kỳ vọng vào cái tâm và cái
tầm của các vị GS này.
Ngoài học tập, trau giồi kiến thức để làm vốn quí góp phần xây dựng quê
hương ra... cô SV P.Uyên còn có một tầm nhìn xa trông rộng nhất là trên
phương diện tồn vong của đất nước. Thấy được thế nước tình nhà và mối
nguy cho dân tộc mà bao lớp trẻ và kể cả những bậc đàn anh, đàn chị cũng
ít có mấy ai đồng cảm và chung một hướng nhìn. Thế là P.Uyên lao về
phía trước và "Quyết đem thân thế hẹn cùng nước non..." nội dung này tôi không viết ra nơi đây nữa, vì cả hơn 90 triệu dân VN và nhiều dân tộc, Quốc Gia trên thế giới đều đã rõ.
Nơi đây tôi chỉ tái hiện lại các sự kiện và những hình ảnh cùng những
nỗi niềm nơi ngôi trường mà P.Uyên theo học để chúng ta chuẩn bị tiếp
nhận những hình ảnh cũng tại nơi này trong nay mai khi P.Uyên về lại
trường xưa.
Những ngày giữa tháng 10 năm ngoái (2012) trước sự dũng cảm của Nguyễn
Phương Uyên, một cô SV vừa tròn 20 tuổi thẳng thắn nói lên sự bức xúc
của mình trước sự mất còn của Tổ Quốc, ghét bọn xâm lược, hận bè lũ tham
nhũng làm lũng đoạn Quốc Gia.
Chính vì trái tim yêu nước nồng nàn với tấm lòng trong sáng, tinh khôi
không vướng bận một chút hồng trần... không vì một mục đích riêng tư, hạ
đẳng như những tập đoàn nô dịch chính trị, tay sai bán nước. P.Uyên lao
về phía trước bởi sự ray rức, trăn trở cho tương lai dân tộc cùng một
niềm tin và góp phần điểm tô cho xã hội được trong sáng tươi đẹp hơn.
Đối kháng lại hành động cao cả, phi thường của một cô gái tuổi 20...
ngoài cả sự tưởng tượng của tập đoàn bán nước. Từ đó cả một guồng máy
bạo tàn phải lúng túng, hốt hoảng và bộc lộ rõ tính côn đồ ngay trong
những ngày tháng 10/2012 mà nơi đây tôi không cần nhắc lại. Duy chỉ có
cái hèn mà không có một cái hèn nào hơn khi nó lại được sinh ra trong
môi trường "Giáo dục", nơi mà đạo đức HCM là kim chỉ nam dẫn lối đưa
đường...
Trước sự kiện cô SV P.Uyên bị bắt cóc thì cả một bầy đoàn gồm thành đoàn
TNCSHCM, phòng công tác SVĐHCNTP, GS Trưởng khoa CNTP, các bí thư đoàn
trường, đoàn khoa và một số GS đang giảng dạy tại nơi đây đã đến tận lớp
rêu rao, xuyên tạc bôi nhọ P.Uyên để đánh tráo hành động đốn mạt hạ cấp
của mình. Bầy đoàn này còn bẩn thỉu, hạ đẳng hơn là gây áp lực lên đầu
những SV tuổi trẻ còn mài quần trên ghế nhà trường, còn đang ăn học,
trau giồi đạo đức làm người-đạo đức HCM-phải dối trá, nói ngược phản bội
lại chính trái tim mình! Các vị ép buộc các em viết bản cam kết là
không ký tên vào đơn gởi lên chủ tịch nước khẩn thiết, kêu cứu cho
P.Uyên - Vì khi P.Uyên bị bắt cóc là cả hàng trăm SV bạn bè cùng khoa,
cùng trường với P.Uyên đã làm đơn kêu cứu đệ lên chủ tịch nước Trương
tấn Sang, bởi trước đó cũng trong tháng 10/2012 chính Chủ Tịch T.T.Sang
đã vi hành về Sài Gòn kêu gọi, hô hào bà con cương quyết bài trừ tham
nhũng, bắt sâu trừ hại cho bá tánh đồng thời ông sẽ quan tâm và có hành
động trong vấn đề biển đảo trên Biển Đông... và P.Uyên đã làm theo những
gì ngài C.Tịch T.T.Sang cỗ võ để rồi mang họa vào thân, chịu cảnh bị
bắt cóc lôi đi giữa ban ngày ban mặt, trước bạn bè, bà con lối xóm trọ
học một cách công khai như phường thảo khấu lục lâm.
Chưa dừng lại nơi đó, tập đoàn thầy cô giáo cùng các thành phần kể trên
của trường còn đe dọa đến việc học hành, đe dọa cho tương lai... đánh đổ
cơm áo, gạo tiền, mồ hôi xương máu của cha mẹ liệu các em SV, những con
chim non, những con nai vàng ngơ ngác kia có được đứng vững? trong khi
hầu hết các em đều thiếu căn bản ý thức chính trị, thiếu tầm nhận rõ bổn
phận, trách nhiệm của mình trước giang sơn, dân tộc.
Hàng trăm chữ ký trong đơn của các SV gởi cho C.Tịch T.T.Sang là giả
mạo? Lúc đó các vị diễn trò áp bức các SV tuổi trẻ mầm non của Tổ Quốc
phải làm những điều xấu xa, phản bội lại mình là một trò hề hạ đẳng, có
phải chăng đó là cái tầm của học hàm, học vị và nền đạo đức mà các vị
đang rao giảng? Nơi đây, các vị gọi là trí thức VN thời CS đã tự phơi
bày cho toàn nhân loại nhận rõ hơn bản chất của chế độ CSVN mà thôi. Nếu
trong màn kịch lố bịch, khả ố đó quí vị có đạt được những bản cam kết
dối trá bắt buộc trên thì trong thâm tâm, trong tiềm thức của các em SV
cũng có một cái nhìn và đánh giá các vị là bậc thầy cô như thế nào?
Khinh bỉ hay tôn kính? trong khi các em không thể làm khác hơn được
trước áp lực đồi bại, nham hiểm phủ lên đầu?
Đối với cả hệ thống tập đoàn CSVN thì ai cũng rõ. Riêng với các vị là GS
mà các em SV tôn vinh là thầy cô thì hôm nay các vị nghĩ gì khi P.Uyên
về lại mái trường xưa? Các vị sẽ nói gì với tính cách là tấm gương sáng?
là khuôn vàng thước ngọc để các em noi theo? Là hình ảnh những vị thầy,
những nhà mô phạm? và đang truyền dạy đạo đức cho các em?
Đứng đầu của đạo đức là tính trung thực và lòng yêu nước! Thời gian qua
các vị đã dạy cho các em sự phản bội, tính dối gian! Trở xuôi làm
ngược... dạy cho các em phản quốc, đồng lõa với ngoại xâm, nội thù!
Những việc làm táng tận lương tâm, đi ngược với trí thức mô phạm đó có
phải chăng vì chén cơm nồi gạo? Với khả năng về trí lực của các thầy cô,
quí vị không thể tạo ra chén cơm manh áo bình thường mà trong sạch,
thanh cao được sao? Tấm gương của các nhà giáo như Chu văn An, Võ trường
Toản... quí vị đã đập vỡ rồi chăng? Những thứ vật chất tầm thường đó
trong xã hội ai cũng có thể tìm ra được thế thì tại sao quí thầy cô lại
đi đánh đổi cả một hình ảnh cao đẹp, là thần tượng của tuổi trẻ và của
mọi người? Quí thầy có còn nhớ cố Thủ Tướng CSVN P.V.Đồng đã nói "Nghề
giáo là một nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí!" không? Bất cứ
trong một xã hội nào cũng "Tôn sư trọng đạo" cả, chỉ có ở những nơi ít
người nhiều ma mới không có mà thôi.
Với những việc làm vô đạo đức và vô cảm của thầy cô đối với cô học trò
bé nhỏ yêu nước thương đồng bào, bức xúc cho biên cương biển đảo của
mình thật đáng chê trách chứ chưa nói đến sự rẻ khinh. Trong lúc chỉ sau
6 ngày (sau khi P.U bị bắt cóc) từ 14/10/2012 đến 20/10/2012 là đã có
hàng trăm SV bạn bè của P.Uyên bức xúc viết lời nỉ non, cầu cứu đến chủ
tịch nước tuy kết quả chỉ là sự im lặng lạnh lùng từ chính quyền nhưng
tấm lòng của các SV kia là đáng trân trọng. Là những bậc "Sư" đứng trên
cả cha mẹ - trong xã hội phong kiến-mà hoàn toàn vô cảm và còn có một số
"Sư" lại cam tâm đứng về phía tà quyền cùng nhau trấn áp, gây áp lực
cho các học trò thương yêu của mình phải làm những việc tang tận lương
tâm. Các thầy cô đó tôi thiết nghĩ không còn xứng đáng, không còn đủ tư
cách để đứng trên bục giảng nữa vì trong tầm mắt của các em quí vị thật
đáng khinh. Quí vị đã đánh đổi nhân phẩm cao đẹp của mình cho một mục
đích rất ư là tầm thường và phi lý, nhất là nay mai đây khi P.Uyên trở
lại chốn xưa thì những hình ảnh đó lại tái hiện về trong tầm mắt của các
em. Hình ảnh các thầy cô đó có còn là một màu thủy tinh trong suốt?
Thật là "Cười thầm dễ ở-Hổ ngươi thầm biết thuở nào nguôi???" phải không
các thầy cô? Sự nghiệp của các thầy cô chắc phải trôi theo cùng chế độ
trong một ngày không xa.
Ngày 19/8/2013
Copy từ: Dân Làm Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét