Thưa ông/bà Trọng Đức,
Tôi đã viết 2 bài khác nhau để trao đổi với ông/bà về bài viết phản biện ông Lê Hiếu Đằng của ông/bà, được đăng trên báo QĐND vào Chủ nhật 18/8, tại đây: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/257875/Default.aspx.
Lẽ ra, tôi muốn trao đổi kỹ với ông/bà từng điểm một, nhưng do bận rộn, và cũng không muốn làm mất nhiều thời gian của ông/bà, nên tôi xin chốt lại bằng cách nêu những nhận xét góp ý của tôi cho bài viết của ông/bà. Mong được ông/bà xem xét và trao đổi.
Xin nêu luôn ở đây những ý kiến của tôi về bài phản biện của ông/bà. Tôi cho rằng bài viết ấy rất thiếu sức thuyết phục và vì thế không có tác dụng "làm thất bại chiến lược 'diễn biến hòa bình'" như ông/bà mong muốn, mà trái lại sẽ gây ra tác dụng ngược, có thể làm cho người đọc càng mất niềm tin vào chế độ.
Có hai lý do tôi khiến tôi có những nhận định như trên:
1. Bài viết của ông/bà đưa ra nhiều lời khẳng định mạnh mẽ nhưng hoàn toàn không có chứng cứ, thậm chí là những lời khẳng định sai.
2. Nhiều lập luận trong bài viết không thuyết phục do mơ hồ, lòng vòng và/hoặc thiếu logic.
Dưới đây tôi xin chứng minh hai nhận định nói trên của tôi.
1. Những khẳng định không có chứng cứ, hoặc hoàn toàn sai:
- Liên quan đến việc học hành của tù nhân, ông/bà Trọng Đức đã viết: "trong thế giới hiện nay, hầu như chẳng có nước nào, kể cả những nước đang tự vỗ ngực là dân chủ và muốn áp đặt kiểu dân chủ của mình làm “khuôn vàng, thước ngọc” cho toàn thế giới, cho phép tù nhân đang thụ án ra tù để đi thi đại học."
Trong bài viết đầu tiên của tôi (ở đây: http://bloganhvu.blogspot.com/2013/08/oi-ieu-voi-tac-gia-cua-oi-ieu-voi-tac.html), tôi đã đưa ra nhiều dẫn chứng ngược lại với điều ông/bà Trọng Đức đã viết. Ngoài ra, ông/bà cũng nên đọc thêm bài viết này của anh Nguyễn Văn Tuấn, một Việt kiều ở Úc, tại đây: http://tuanvannguyen.blogspot.com/2013/08/tu-nhan-va-tu-do-hoc-hanh_19.html.
- Liên quan đến sự tồn tại của các đảng phái trong một nền kinh tế đa thành phần, ông/bà Trọng Đức đã viết: "chẳng có nước nào cho phép [...] tồn tại “Đảng của những người làm trong khu vực kinh tế nước ngoài” để bảo vệ quyền lợi cho thành phần kinh tế ấy." Đây là một ví dụ khác của lời khẳng định không có căn cứ trong bài viết.
Theo tôi, để thuyết phục được người đọc, ông/bà cần đưa ra những dẫn chứng cụ thể, ví dụ các quy định cấm thành lập Đảng của những người làm việc trong khu vực kinh tế nước ngoài, hoặc ít ra cũng phải là những bảng liệt kê các đảng phái chính trị của các nước (chỉ cần một số nước tiêu biểu, những nước thuộc nhóm mà ông/bà cho rằng tự xem mình là khuôn vàng thước ngọc của dân chủ) trong đó cho thấy không hề có đảng phái nào của những người đang làm việc trong khu vực kinh tế nước ngoài. Nếu ông/bà chưa làm điều đó thì lời khẳng định của ông/bà chỉ là lời khẳng định vu vơ, không có giá trị.
Ngược lại, trong bài viết thứ hai của tôi (ở đây: http://bloganhvu.blogspot.com/2013/08/oi-ieu-voi-tac-gia-cua-oi-ieu-voi-tac_20.html), tôi đã đưa ra dẫn chứng về sự đa dạng của các đảng phái chính trị ở Mỹ, trong đó có rất nhiều đảng phái thuộc nhiều quan điểm chính trị và thành phần xã hội khác nhau. Tôi chưa có thời gian để tìm ra được một đảng của những người hoạt động trong khu vực kinh tế nước ngoài, nhưng giả dụ nếu quả thật là không có thì điều đó cũng chỉ cho thấy hiện nay người ta không có nhu cầu, chứ không có nghĩa là không được phép thành lập một đảng như vậy. Chi tiết xin ông/bà xem ở bài viết mà tôi đã dẫn link ở trên.
- Cũng liên quan đến sự tồn tại của các đảng phái chính trị tại Việt Nam, ông/bà đã viết: "Những đảng đã giải tán tại Việt Nam trước đây đều do "tự giải tán" sau khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam không hề có hành động gì gọi là “bức tử” những đảng đó." Tuy nhiên, cũng như hai ví dụ nêu trên, ở đây ông/bà lại một lần nữa chỉ khẳng định khơi khơi mà không có chút chứng cứ nào để thuyết phục dư luận.
Trong khi đó, tôi biết rất nhiều người dân Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại, vẫn đang rất thắc mắc về trường hợp ông Hoàng Minh Chính (đã quá cố) vốn trước đây là Tổng thư ký Đảng Dân chủ. Theo các thông tin rất phổ biến trên mạng thì ông HMC đã từng muốn phục hồi đảng Dân chủ nhưng không được Nhà nước VN cho phép. Nếu như Đảng CSVN không "bức tử" Đảng Dân chủ, và khi họ xin giải tán là do họ tự nguyện, thì nay khi họ tự nguyện muốn phục hồi lại thì họ cũng phải được quyền làm điều này chứ?
Xin ông/bà giải thích rõ hơn, và vui lòng cung cấp các chứng cứ. Về phần tôi, tôi xin dẫn lại ở đây một bài viết đã đăng trên Vietnamnet vào năm 2008 liên quan đến đám tang của ông Hoàng Minh Chính để cho thấy quanh vụ HMC rõ ràng vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng mà nhiều người dân muốn được hiểu rõ hơn. http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/doi-dieu-can-trao-doi-qua-dam-tang-anh-hoang-minh-chinh-2107729.html
- Tiếp tục bàn về đa đảng và mối liên hệ của nó với vấn đề dân chủ, ông/bà Trọng Đức đã viết "Về vấn đề "đa đảng và dân chủ", báo chí gần đây đã phân tích khá kỹ cả về lý luận và thực tiễn. Trên thực tế, dân chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào."
Theo tôi, lời khẳng định này của ông/bà phạm cả hai lỗi mà tôi đã nêu, tức vừa thiếu chứng cứ vừa sai logic. Về logic tôi sẽ bàn sau. Riêng xét về chứng cứ, tôi muốn ông/bà minh họa cho lời khẳng định của mình bằng thực tế của các quốc gia cụ thể, như ông/bà đã khẳng định: "trên thực tế". Chẳng hạn, xin ông/bà cho biết những quốc gia nào độc đảng mà dân chủ, những quốc gia nào đa đảng mà độc tài, và những tiêu chí khách quan nào để đánh giá tính dân chủ trong một quốc gia. Có như thế thì những lời khẳng định của ông/bà mới có giá trị chứ không phải là những lời khẳng định khơi khơi, vô căn cứ.
- Về vai trò của quốc hội, ông/bà Trọng Đức đã hai lần khẳng định rằng đó là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân. Cụ thể, ông viết: "Nếu nhìn vào cơ cấu đại biểu Quốc hội sẽ thấy, các tầng lớp nhân dân, các thành phần xã hội đều có đại diện của mình trong Quốc hội. Quốc hội Việt Nam do toàn thể nhân dân Việt Nam bầu ra để thay mình thực hiện quyền lực Nhà nước. Do vậy, quyết định của Quốc hội thể hiện tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Việc duy trì Điều 4 Hiến pháp năm 1992 theo quyết định của Quốc hội, do vậy, cũng thể hiện đúng nguyện vọng của nhân dân.", và "Quốc hội Việt Nam là cơ quan dân cử, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân."
Cũng vậy, như cách viết quen thuộc của ông/bà, đây chỉ là những khẳng định không có căn cứ và cũng không có lý luận. Về lý luận tôi sẽ trao đổi ở phần sau, nhưng riêng về chứng cứ, để thuyết phục xin ông/bà đưa ra những số liệu cụ thể và để chứng minh rằng tuyệt đại đa số nhân dân đã được hỏi và đồng ý với việc duy trì Điều 4 Hiến pháp. Và, theo tinh thần khoa học, được áp dụng trên toàn thế giới và trong mọi lãnh vực, để số liệu được khách quan thì cần có một bên thứ ba đứng ra thu thập số liệu để ngăn ngừa tình trạng "conflict of interest" - tức là bên có quyền lợi liên quan sẽ can thiệp để có được những số liệu có lợi cho mình.
Cách làm gần đây của VN - do chính quyền tổ chức, thông qua hệ thống tổ dân phố - là chưa đảm bảo được tính khách quan này. Tuy nhiên, trong trường hợp không có nguồn thông tin khác, xin ông cũng cứ cho biết kết quả của đợt lấy ý kiến vừa qua, với những thông tin rõ ràng như phát ra bao nhiêu phiếu, thu lại bao nhiêu, kết quả của từng địa phương, từng thành phần dân số, giới tính, độ tuổi vv. Những thông tin này sẽ giúp cho mọi người tin vào lời khẳng định ở trên của ông/bà hơn, đồng thời cũng giúp Đảng và Nhà nước hiểu rõ nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ dễ dàng hơn trong việc "làm thất bại chiến lược 'diễn biến hòa bình'" của các thế lực thù địch như lập luận mà mọi người đã rất quen thuộc.
(còn tiếp ý thứ hai)
--------
(Kết luận viết sẵn, phần lập luận và dẫn chứng còn lại sẽ bổ sung vào tối nay)
Vậy, tôi đề nghị ông/bà hãy chỉnh sửa lại bài báo trước khi có thêm nhiều người phản ứng, hoặc nếu ông/bà thấy không thể chỉnh sửa lại được nữa thì đề nghị hãy rút hẳn bài báo, và xin ông/bà lần sau khi viết thì nên cân nhắc kỹ lưỡng hơn để tránh tác dụng ngược như bài viết lần này.
Rất mong nhận được phản hồi từ ông/bà, và xin chân thành cám ơn ông/bà Trọng Đức vì đã khơi ra một vấn đề lý thú để trao đổi. Sự trao đổi thường xuyên giữa các quan điểm khác nhau chắc chắn sẽ góp phần vào tiến trình dân chủ hóa VN mà tôi tin là cả tôi lẫn ông/bà đều mong muốn.
Tôi đã viết 2 bài khác nhau để trao đổi với ông/bà về bài viết phản biện ông Lê Hiếu Đằng của ông/bà, được đăng trên báo QĐND vào Chủ nhật 18/8, tại đây: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/257875/Default.aspx.
Lẽ ra, tôi muốn trao đổi kỹ với ông/bà từng điểm một, nhưng do bận rộn, và cũng không muốn làm mất nhiều thời gian của ông/bà, nên tôi xin chốt lại bằng cách nêu những nhận xét góp ý của tôi cho bài viết của ông/bà. Mong được ông/bà xem xét và trao đổi.
Xin nêu luôn ở đây những ý kiến của tôi về bài phản biện của ông/bà. Tôi cho rằng bài viết ấy rất thiếu sức thuyết phục và vì thế không có tác dụng "làm thất bại chiến lược 'diễn biến hòa bình'" như ông/bà mong muốn, mà trái lại sẽ gây ra tác dụng ngược, có thể làm cho người đọc càng mất niềm tin vào chế độ.
Có hai lý do tôi khiến tôi có những nhận định như trên:
1. Bài viết của ông/bà đưa ra nhiều lời khẳng định mạnh mẽ nhưng hoàn toàn không có chứng cứ, thậm chí là những lời khẳng định sai.
2. Nhiều lập luận trong bài viết không thuyết phục do mơ hồ, lòng vòng và/hoặc thiếu logic.
Dưới đây tôi xin chứng minh hai nhận định nói trên của tôi.
1. Những khẳng định không có chứng cứ, hoặc hoàn toàn sai:
- Liên quan đến việc học hành của tù nhân, ông/bà Trọng Đức đã viết: "trong thế giới hiện nay, hầu như chẳng có nước nào, kể cả những nước đang tự vỗ ngực là dân chủ và muốn áp đặt kiểu dân chủ của mình làm “khuôn vàng, thước ngọc” cho toàn thế giới, cho phép tù nhân đang thụ án ra tù để đi thi đại học."
Trong bài viết đầu tiên của tôi (ở đây: http://bloganhvu.blogspot.com/2013/08/oi-ieu-voi-tac-gia-cua-oi-ieu-voi-tac.html), tôi đã đưa ra nhiều dẫn chứng ngược lại với điều ông/bà Trọng Đức đã viết. Ngoài ra, ông/bà cũng nên đọc thêm bài viết này của anh Nguyễn Văn Tuấn, một Việt kiều ở Úc, tại đây: http://tuanvannguyen.blogspot.com/2013/08/tu-nhan-va-tu-do-hoc-hanh_19.html.
- Liên quan đến sự tồn tại của các đảng phái trong một nền kinh tế đa thành phần, ông/bà Trọng Đức đã viết: "chẳng có nước nào cho phép [...] tồn tại “Đảng của những người làm trong khu vực kinh tế nước ngoài” để bảo vệ quyền lợi cho thành phần kinh tế ấy." Đây là một ví dụ khác của lời khẳng định không có căn cứ trong bài viết.
Theo tôi, để thuyết phục được người đọc, ông/bà cần đưa ra những dẫn chứng cụ thể, ví dụ các quy định cấm thành lập Đảng của những người làm việc trong khu vực kinh tế nước ngoài, hoặc ít ra cũng phải là những bảng liệt kê các đảng phái chính trị của các nước (chỉ cần một số nước tiêu biểu, những nước thuộc nhóm mà ông/bà cho rằng tự xem mình là khuôn vàng thước ngọc của dân chủ) trong đó cho thấy không hề có đảng phái nào của những người đang làm việc trong khu vực kinh tế nước ngoài. Nếu ông/bà chưa làm điều đó thì lời khẳng định của ông/bà chỉ là lời khẳng định vu vơ, không có giá trị.
Ngược lại, trong bài viết thứ hai của tôi (ở đây: http://bloganhvu.blogspot.com/2013/08/oi-ieu-voi-tac-gia-cua-oi-ieu-voi-tac_20.html), tôi đã đưa ra dẫn chứng về sự đa dạng của các đảng phái chính trị ở Mỹ, trong đó có rất nhiều đảng phái thuộc nhiều quan điểm chính trị và thành phần xã hội khác nhau. Tôi chưa có thời gian để tìm ra được một đảng của những người hoạt động trong khu vực kinh tế nước ngoài, nhưng giả dụ nếu quả thật là không có thì điều đó cũng chỉ cho thấy hiện nay người ta không có nhu cầu, chứ không có nghĩa là không được phép thành lập một đảng như vậy. Chi tiết xin ông/bà xem ở bài viết mà tôi đã dẫn link ở trên.
- Cũng liên quan đến sự tồn tại của các đảng phái chính trị tại Việt Nam, ông/bà đã viết: "Những đảng đã giải tán tại Việt Nam trước đây đều do "tự giải tán" sau khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam không hề có hành động gì gọi là “bức tử” những đảng đó." Tuy nhiên, cũng như hai ví dụ nêu trên, ở đây ông/bà lại một lần nữa chỉ khẳng định khơi khơi mà không có chút chứng cứ nào để thuyết phục dư luận.
Trong khi đó, tôi biết rất nhiều người dân Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại, vẫn đang rất thắc mắc về trường hợp ông Hoàng Minh Chính (đã quá cố) vốn trước đây là Tổng thư ký Đảng Dân chủ. Theo các thông tin rất phổ biến trên mạng thì ông HMC đã từng muốn phục hồi đảng Dân chủ nhưng không được Nhà nước VN cho phép. Nếu như Đảng CSVN không "bức tử" Đảng Dân chủ, và khi họ xin giải tán là do họ tự nguyện, thì nay khi họ tự nguyện muốn phục hồi lại thì họ cũng phải được quyền làm điều này chứ?
Xin ông/bà giải thích rõ hơn, và vui lòng cung cấp các chứng cứ. Về phần tôi, tôi xin dẫn lại ở đây một bài viết đã đăng trên Vietnamnet vào năm 2008 liên quan đến đám tang của ông Hoàng Minh Chính để cho thấy quanh vụ HMC rõ ràng vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng mà nhiều người dân muốn được hiểu rõ hơn. http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/doi-dieu-can-trao-doi-qua-dam-tang-anh-hoang-minh-chinh-2107729.html
- Tiếp tục bàn về đa đảng và mối liên hệ của nó với vấn đề dân chủ, ông/bà Trọng Đức đã viết "Về vấn đề "đa đảng và dân chủ", báo chí gần đây đã phân tích khá kỹ cả về lý luận và thực tiễn. Trên thực tế, dân chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào."
Theo tôi, lời khẳng định này của ông/bà phạm cả hai lỗi mà tôi đã nêu, tức vừa thiếu chứng cứ vừa sai logic. Về logic tôi sẽ bàn sau. Riêng xét về chứng cứ, tôi muốn ông/bà minh họa cho lời khẳng định của mình bằng thực tế của các quốc gia cụ thể, như ông/bà đã khẳng định: "trên thực tế". Chẳng hạn, xin ông/bà cho biết những quốc gia nào độc đảng mà dân chủ, những quốc gia nào đa đảng mà độc tài, và những tiêu chí khách quan nào để đánh giá tính dân chủ trong một quốc gia. Có như thế thì những lời khẳng định của ông/bà mới có giá trị chứ không phải là những lời khẳng định khơi khơi, vô căn cứ.
- Về vai trò của quốc hội, ông/bà Trọng Đức đã hai lần khẳng định rằng đó là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân. Cụ thể, ông viết: "Nếu nhìn vào cơ cấu đại biểu Quốc hội sẽ thấy, các tầng lớp nhân dân, các thành phần xã hội đều có đại diện của mình trong Quốc hội. Quốc hội Việt Nam do toàn thể nhân dân Việt Nam bầu ra để thay mình thực hiện quyền lực Nhà nước. Do vậy, quyết định của Quốc hội thể hiện tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Việc duy trì Điều 4 Hiến pháp năm 1992 theo quyết định của Quốc hội, do vậy, cũng thể hiện đúng nguyện vọng của nhân dân.", và "Quốc hội Việt Nam là cơ quan dân cử, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân."
Cũng vậy, như cách viết quen thuộc của ông/bà, đây chỉ là những khẳng định không có căn cứ và cũng không có lý luận. Về lý luận tôi sẽ trao đổi ở phần sau, nhưng riêng về chứng cứ, để thuyết phục xin ông/bà đưa ra những số liệu cụ thể và để chứng minh rằng tuyệt đại đa số nhân dân đã được hỏi và đồng ý với việc duy trì Điều 4 Hiến pháp. Và, theo tinh thần khoa học, được áp dụng trên toàn thế giới và trong mọi lãnh vực, để số liệu được khách quan thì cần có một bên thứ ba đứng ra thu thập số liệu để ngăn ngừa tình trạng "conflict of interest" - tức là bên có quyền lợi liên quan sẽ can thiệp để có được những số liệu có lợi cho mình.
Cách làm gần đây của VN - do chính quyền tổ chức, thông qua hệ thống tổ dân phố - là chưa đảm bảo được tính khách quan này. Tuy nhiên, trong trường hợp không có nguồn thông tin khác, xin ông cũng cứ cho biết kết quả của đợt lấy ý kiến vừa qua, với những thông tin rõ ràng như phát ra bao nhiêu phiếu, thu lại bao nhiêu, kết quả của từng địa phương, từng thành phần dân số, giới tính, độ tuổi vv. Những thông tin này sẽ giúp cho mọi người tin vào lời khẳng định ở trên của ông/bà hơn, đồng thời cũng giúp Đảng và Nhà nước hiểu rõ nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ dễ dàng hơn trong việc "làm thất bại chiến lược 'diễn biến hòa bình'" của các thế lực thù địch như lập luận mà mọi người đã rất quen thuộc.
(còn tiếp ý thứ hai)
--------
(Kết luận viết sẵn, phần lập luận và dẫn chứng còn lại sẽ bổ sung vào tối nay)
Vậy, tôi đề nghị ông/bà hãy chỉnh sửa lại bài báo trước khi có thêm nhiều người phản ứng, hoặc nếu ông/bà thấy không thể chỉnh sửa lại được nữa thì đề nghị hãy rút hẳn bài báo, và xin ông/bà lần sau khi viết thì nên cân nhắc kỹ lưỡng hơn để tránh tác dụng ngược như bài viết lần này.
Rất mong nhận được phản hồi từ ông/bà, và xin chân thành cám ơn ông/bà Trọng Đức vì đã khơi ra một vấn đề lý thú để trao đổi. Sự trao đổi thường xuyên giữa các quan điểm khác nhau chắc chắn sẽ góp phần vào tiến trình dân chủ hóa VN mà tôi tin là cả tôi lẫn ông/bà đều mong muốn.
Copy từ: Anh Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét