Vụ nhà vệ sinh bạc tỷ ở Quảng Ngãi: "Giá trị thật đâu có gì cao..."
Dân Việt - "Để được xây dựng, yêu cầu mỗi trường phải có vốn đối ứng là 25% so với tổng giá trị công trình. Nếu trừ đi phần 25% này, theo tôi trị giá thật của công trình nhà vệ sinh đâu có gì cao (?)" - chủ đầu tư phân trần...
Như đã phản ánh, dù diện tích chỉ khoảng
30m2/công trình, chất lượng bình thường, thế nhưng một số nhà vệ sinh
(được xây bằng nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch
và vệ sinh môi trường-Bộ NN&PTNT, do Sở GD-ĐT tỉnh làm chủ đầu tư)
tại các trường học ở Quảng Ngãi có vốn đầu tư lên tới hơn 500 triệu
đồng, có trường hợp lên tới 700 triệu đồng. Điều này đã gây bức xúc
trong dư luận.
Để hiểu hơn về vấn đề này, trưa ngày 10.6, phóng viên Dân Việt đã có buổi làm việc với ông Ngô Hữu Đằng, Giám đốc BQL Đầu tư xây dựng-Sở GD&ĐT tỉnh
Ông Đằng (trái) trả lời phỏng vấn phóng viên Dân Việt
|
Trả lời với phóng viên, ông Đỗ Văn Phu- PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh cho rằng: Sở dĩ nhà vệ sinh có mức đầu tư cao như vậy là do tuân thủ thiết kế thi công kĩ thuật cao..., ông có thể cho biết bản thiết kế nhà vệ sinh này từ đâu?
- Thiết kế của nhà vệ sinh đã được xây dựng tại các trường trong tỉnh đều thực hiện theo mẫu do Bộ GD&ĐT đưa ra.
Theo
đó mỗi cấp Tiểu học, THCS, THPT. thì có một mẫu thiết kế nhà vệ sinh
riêng. Tuy đưa ra mẫu thế nhưng Bộ DG&ĐT không qui định mức kinh phí
cụ thể của mỗi mẫu là bao nhiêu, mà tùy thuộc theo nguồn kinh phí đầu
tư để có sự xây dựng thích hợp.
Anh Võ Hồng Ân, Giám đốc một công ty xây dựng ở T.P Quảng Ngãi, bày tỏ:
"Tôi cũng đã từng xây dựng nhiều công trình nhà vệ sinh ở các huyện miền núi trong tỉnh. Và với diện tích và chất lượng như vậy, thì đắt lắm cũng chỉ đến 200 triệu đồng/công trình.”
"Tôi cũng đã từng xây dựng nhiều công trình nhà vệ sinh ở các huyện miền núi trong tỉnh. Và với diện tích và chất lượng như vậy, thì đắt lắm cũng chỉ đến 200 triệu đồng/công trình.”
Toàn tỉnh hiện có bao nhiêu trường cần nhà vệ sinh?Và hiện từ nguồn vốn trên, Sở đã xây được bao nhiêu nhà vệ sinh?
- Qua kiểm tra và khảo sát, thống kê vào năm 2010, thì có khoảng 214 trường cần được xây dựng nhà vệ sinh.
Tôi
chưa thống kê nên chưa biết rõ từ năm 2010 đến nay xây được bao nhiêu.
Thế nhưng riêng năm 2012 đã xây là 13 cái, còn năm 2013 thì hiện đã hoàn
tất hồ sơ là 4 cái.
Trong khi số trường
cần xây nhà vệ sinh nhiều như vậy, thì tại sao trường Tiểu học Long Sơn,
huyện Minh Long đã có 2 nhà vệ sinh rồi, nhưng vẫn được sở cho xây thêm
1 nhà vệ sinh nữa?
- Vào năm 2010, khi
Sở tiến hành khảo sát thì trường này vẫn chưa có nên được đưa vào danh
sách. Tuy nhiên đến khi được phê duyệt và tiến hành xây dựng bằng nguồn
của chương trình này, thì trước đó từ nguồn kinh phí khác, trường Long
Sơn đã được xây nhà vệ sinh rồi.
Vì vậy nên mới xảy ra chuyện trường Long Sơn có đến 3 công trình vệ sinh.
Nói như vậy thì Sở chỉ tiến hành khảo sát, kiểm tra 1 lần rồi thôi?
- Có đi kiểm tra liên tục.
Tuy
nhiên vào các thời điểm đến kiểm tra thì trường vẫn chưa được xây dựng
nhà vệ sinh nào. Mặt khác khi được phê duyệt và được triển khai xây
dựng, trường cũng không có báo cáo và nói gì về việc đã có nhà vệ sinh;
đồng thời lãnh đạo các trường còn kí cam kết. Nếu không thì làm sao đủ
thủ tục theo qui định.
Theo ông, công trình nhà vệ sinh đã xây với tổng vốn đầu tư bình quân trên 500 triệu đồng, đặc biệt có công trình lên đến trên 700 triệu đồng, liệu có là quá đắt?
-
Để được xây dựng, yêu cầu mỗi trường phải có vốn đối ứng là 25% so với
tổng giá trị công trình. Và vốn đối ứng này có thể là tiền mặt, hoặc các
trường tự đầu tư làm giếng nước... Qui định là thế, nhưng các trường
đều không có và không thể huy động được.
Vì
vậy để đảm bảo đúng theo qui định, đã hợp tác hóa bằng cách trích từ
nguồn kinh phí sử dụng xây nhà vệ sinh để đóng giếng, rồi ghi phần đầu
tư này vào phần vốn đối ứng của trường. Nếu trừ đi phần 25% này, theo
tôi trị giá thật của công trình nhà vệ sinh đâu có gì cao (?).
Xin cảm ơn ông!
Công Xuân (thực hiện)
Copy từ: Dân Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét