Cập nhật: 10:21 GMT - thứ sáu, 7 tháng 6, 2013
Cách đây vài năm, khi Bộ
Thông tin Văn hóa ra qui định nghệ sĩ phải có giấy hành nghề, nhiều
phản ứng gay gắt từ giới nghệ sĩ khiến cơ quan này lật đật rút lại lệnh,
và xếp vào xó cái luật vô duyên đó.
Nếu tôi nhớ không lầm, khoảng năm 2004 - 2006,
nghệ sĩ hài Tấn Beo trong chuyến lưu diễn qua Mỹ từng hoạt kê với tôi
"ba em là nghệ sĩ Cải Lương Tấn Tài, cả một miền Nam đều biết đến danh
tiếng của ông, nhưng tuổi ông đã cao, ít show diễn, giờ phải đi xin giấy
phép hành nghề và đóng lệ phí 500,000 đồng VN. Lỡ như cả năm không có
một show thì lổ vốn luôn."Những nghệ sĩ lớn tuổi, hoặc thành danh từ vài chục trước, thời điểm đó làm gì có trường đạo tạo hành nghề, và ai có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ.
Rồi chưa kể đến những gia đình có đến, 5, 6 thế hệ đi diễn, con, cháu của họ gần như là ra đời trên sân khấu mà trong nghề thường gọi là "con nhà nòi", ai đủ thẩm quyền xác định tài nghệ của họ và cấp "bằng hành nghề" cho họ đây?
Ra luật mà không tham khảo với nhiều tầng lớp nghệ sĩ trước, không biết dư luận đánh giá thế nào ? Để rồi gặp phản ứng mạnh của giới nghệ sĩ, thì lật đật thu hồi, các "quan" văn hóa ở Việt Nam có vẽ như thích chuyện "không quản được thì cấm" để trốn trách nhiệm, hoặc né dư luận bằng những "cái luật" bình phong, cho an toàn cái ghế.
Quy định khó hiểu
"Chứng chỉ lần này là công cụ để các cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý, giám sát việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người nghệ sĩ đang hoạt động nghệ thuật tại địa phương."
Ông Hồ Anh Tuấn, thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch
Coi bộ Việt Nam càng lúc càng thụt lùi về văn hóa, càng lúc càng "thui chột" về cách quản lý văn hóa, nên mới có những chuyện dở khóc dở cười này.
Theo thông cáo đăng trên trang web của Bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch (xin trích).
"Để tăng cường công tác quản lý nghệ thuật biểu diễn, góp phần lành mạnh hoá đời sống nghệ thuật, mang đến cho công chúng những món ăn tinh thần có địa chỉ, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn xây dựng Đề án “Tăng cường quản lý, thực thi quy định pháp luật về biểu diễn nghệ thuật qua cấp chứng chỉ hành nghề”.
Đây là một trong những chuỗi công việc được Bộ VHTTDL chỉ đạo triển khai theo tinh thần Chị thị số 65 ngày 16/4/2012 về chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang." (ngưng trích).
Không biết các "quan" có tham khảo với nhiều tầng lớp nghệ sĩ từ nam đến bắc chưa, hay chỉ qua loa vài nghệ sĩ "thân cận" với các "quan", rồi kiến nghị yêu cầu ban luật.
"Nếu nói đến ăn mặc phản cảm hở hang thì mức độ nào sẽ ấn định và các ngành khác có bị liên đới trách nhiệm hay không?"
Đạo diễn Trần Nhật Phong
Các nhiếp ảnh gia có "được" đưa vào danh sách hay không ? Khi các ảnh nude của người mẫu đều do các nhiếp ảnh gia chụp và đưa lên?
Các nhà thiết kế thời trang có phải chịu chung dự luật trên hay không, khi các người mẫu trình diễn thời trang do chính các nhà thiết kế này vẽ ra?
Đài Truyền hình, rồi các cơ quan cung cấp dịch vụ internet của Việt Nam, có nên gánh chung "tội" phát tán hình ảnh "phản cảm"?
Nếu chỉ xét đến ca sĩ, thì ca sĩ đó bao gồm những bộ môn nào ? Chèo, Ca Trù, Hầu đồng, Cải Lương, Hồ Quảng, Hát Bộ, Tân nhạc v.v... Tất cả họ đều là "ca" sĩ đấy.
Vậy ai có thẩm quyền cấp chứng chỉ chi những nghệ sỹ này? Nhất là những nghệ sĩ gia đình có nhiều thế hệ trình diễn sân khấu theo dạng nghệ nhân, chưa chắc đã có bằng cấp theo đúng qui định của các "quan".
Rồi những nghệ sĩ thiếu cơ hội đến trường, sống bằng nghề hát đám ma, đám cưới, sinh nhật, thì có đủ điều kiện hay không?
Và những nghệ sĩ bất ngờ nhảy qua sân ca nhạc, hát cải lương, có phải đến trường để học lấy "bằng chuyên môn" theo quan điểm các "quan' hay không?
Luật cấm hát nhép đã ban hành từ đầu năm nay cũng vậy, nhiều chương trình thu hình cho truyền hình hay phát hành DVD, vì muốn bảo đảm chất lượng chương trình và tránh trục trặc về kỹ thuật, thì có nơi cho phép, có nơi không! Cách ứng xử của các "quan" khiến bên ngoài khó hiểu.
Nghệ sĩ hải ngoại
Từ nhiều năm nay các nghệ sĩ ở hải ngoại về diễn khá đông đảo, nhưng họ phải trải qua những thủ tục cực kỳ khó khăn của các "quan" Bộ Văn Hóa Thể Thao Du lịch.Hầu hết các nghệ sĩ đều có thái độ tránh né và đẩy trách nhiệm xin giấy phép cho các công ty mời hoặc nhà tổ chức trong nước.
Nhiều nhà tổ chức vẫn than, cứ đi mổi một cửa là phải "phong bì", nếu không chỉ một bước nhỏ sai qui định, các "quan" tha hồ "điểm huyệt", cuối cùng chi phí tổ chức bao giờ cũng quá mức tính toán.
Nay lại thêm cái chứng chỉ nghệ sĩ, không biết nghệ sĩ hải ngoại về nước trình diễn còn phải qua thêm bao nhiêu cửa, và nhà tổ chức lại phải tốn bao nhiêu cái "phong bì".
Ở các nước bên ngoài, người ta không cần một đạo luật 'vô duyên" và "tưng tửng" mà ngành văn nghệ vẫn phát triển đều đặn, dù rằng nhiều nước trình độ dân trí còn thấp hơn cả Việt Nam.
Họ có hệ thống báo chí giám sát và dư luận để kiểm soát và kiềm chế những gì quá đà của một số nghệ sĩ, họ không trói buộc người ta bằng luật lệ, nhưng sự điều chỉnh tự nhiên của xã hội khiến người nghệ sĩ có ý thức hơn.
Còn Việt Nam có lẽ bên cạnh tấm bình phong "đạo đức nghệ sĩ", còn có những lý do khác khiến các "quan" nhanh chóng muốn ban hành luật càng sớm càng tốt.
Một nghệ sĩ yêu cầu giấu tên nói với tôi "ban hành luật để nâng cấp đạo đức nghệ sĩ, hay nâng túi kinh tế của các quan?"
Copy từ: BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét