Dân biểu Ed Royce:
Xin cám ơn ông chủ toạ. Mối quan ngại của tôi là, ông có nói tới 40 nhà bất
đồng chính kiến bị bắt trong 6 tuần đầu của năm của năm 2013, rồi cả những phiên
xét xử với nhiều bản án tù dài hạn. Năm nay
có nhiều bản án hơn là năm ngoái. Và tôi nghĩ, chúng ta đã sơ xuất khi nói về
những bản án này là đã bỏ qua những chi tiết, cường độ của việc vi phạm nhân
quyền qua những vụ việc nhỏ nhặt, hoặc có thể là nghiêm trọng như vụ xử hai
sinh viên, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Hai em chỉ rải truyền đơn nói
về việc bảo vệ lãnh thổ hợp pháp của VN. Chỉ có vậy mà cô sinh viên này mới 21
tuổi…và đây là bức hình của em, hiện bị kết án 6 năm tù.
Đây là điều tôi muốn hỏi ngài, sau vụ bắt bớ Phương
Uyên và trước khi có bản án của cô ấy, chúng ta đã từng nói chuyện, nhưng tôi
không thấy ông đề cập đến những gì xảy ra với cô ấy. Theo lời kể của mẹ Uyên và
bạn bè, khi bị bắt cô ấy đã bị đánh đập, đá đến bất tỉnh. Mẹ cô ấy cho biết là thấy
vết bầm trên cổ con gái, trên tay và bị giải đi.
Uyên bị kết tội - tôi đoán theo từ ngữ của họ
là "chống chính quyền", với bản án 6 năm. Và bạn của em bị 8 năm.
Không chỉ là phiên xử và bản áng, mà còn là sự dã man khi cô ấy bị hành hung.
Một sự quan ngại nữa của tôi là, hồi tháng 4
khi chúng ta có cuộc nói chuyện, tôi đã hỏi, bao lần ngài đề cập đến vụ việc
này? Ngài đã nói gì để chính quyền Hoa Kỳ có thể ngăn cản các bản án vô nhân
đạo này? Lên án sự hành hung với Phương Uyên khi cô ấy đang bị giam giữ?
Dan Baer (phó trợ lý Ngoại trưởng về nhân quyền): Cám ơn ngài dân biểu. Tôi
mừng là ngài đã chú ý đến vụ việc này. Lần đầu khi Phương Uyên bị bắt, tôi có
tới New York
gặp đại sứ VN tại LHQ và bày tỏ quan ngại của tôi về vụ việc này.
Ed (cắt lời): Thế ông ta (đại sứ VN tại LHQ) nói gì? Tôi rất muốn nghe?
Dan Baer: Ông đại sứ ghi nhận
mối quan ngại của tôi và hứa sẽ chuyển lời đề nghị này đến chính quyền Hà nội.
Và tôi có nêu lại vụ việc một lần nữa ở phiên điều trần về nhân quyền sau đó.
Ed: Tôi hiểu. Nhưng đến một
lúc nào đó chúng ta phải hành động sao cho "lời nói đi đôi với việc
làm". Chúng ta đang ở tại giao điểm ấy với VN. Ngài không thể để có 40 vụ
bắt bớ như vầy mà chính quyền Hoa Kỳ lại không có bất cứ hành động cứng rắn nào?
Lý do chúng ta có buổi điều trần hôm nay là vì
chúng ta muốn yêu cầu những thể hiện cụ thể có trách nhiệm về nhân quyền ở trong
nước của VN. Chúng ta đang có quan hệ với nước này, và VN có nhiều đề đòi hỏi
với chúng ta, tôi không nghĩ là việc chúng ta đòi trả tự do cho Phương Uyên và
bạn của cô ấy là quá nhiều?
Một lần nữa, lại có chuyện kết tội rải truyền
đơn về việc bảo vệ biển đảo? Sao lại có thể như thế được? Chỉ rải truyền đơn mà
bị đánh đập và tuyên án như vậy? Thật phi lý.
Nếu chúng ta không xử dụng được ưu thế của
chúng ta để kiểm soát những hành động bạo lực (với Uyên) thì chúng ta sẽ khiến nước
Mỹ là nước vô trách nhiệm.
Nước Mỹ sẽ trở thành vô trách nhiệm nếu chúng
ta không áp dụng lời nói đi đôi với việc làm.
Tôi đề nghị ngài phải liên lạc với đại sứ VN nhiều
hơn và thông báo cho ông đại sứ biết về quan ngại, không chỉ của chúng ta, mà
còn của các tổ chức phi chính phủ (NGO-non government organization). Đây là một
trong những ví dụ làm nên cơn bão lửa trong thế hệ trẻ ở các nước đồng bóng,
thất thường (ông Ed dùng từ capricious có nghĩa thất thường, đồng bóng –
capricious country).
Chí ít chúng ta có thể yêu cầu nhà cầm quyền
VN nên chứng tỏ nhiều hơn trong vấn đề nhân quyền qua trường hợp hai em sinh
viên này
Dan: Tôi
cam kết sẽ tiếp tục nêu lên trường hợp của hai nhà hoạt động này cũng như thúc
đẩy nhà cầm quyền Việt Nam
trả tự do cho Uyên và bạn của cô ấy là Kha.
(Cám ơn Toai Nguyen đã giúp dịch bài chất vấn này)
Copy từ: Thùy Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét