Quốc hội Việt Nam trong buổi khai mạc kỳ họp ngày 20/05/2013.
Reuters
Nhưng qua trình bày của ông Phan Trung Lý, có vẻ như Hiến pháp
1992 sẽ không có thay đổi gì lớn, kể cả trong trong vấn đề tên nước. Ban
đầu, đã có đề xuất rằng nên lấy lại tên nước là “ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa”, nhưng trong buổi giải trình ngày 20/05, Trưởng Ban biên tập dự
thảo sửa đổi Hiến pháp, không biết căn cứ vào đâu, đã khẳng định rằng
“đa số ý kiến đề nghị tiếp tục quy định tên nước là “Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”. Ông Phan Trung Lý cho rằng thay đổi tên nước trong
thời điểm hiện nay “sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí có
thể bị xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, xa rời con đường lên chủ
nghĩa xã hội”.
Cũng theo lời Trưởng Ban biên tập dự thảo Hiến pháp, “nhân dân tán thành việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước”, tức là sẽ không có chuyện bỏ điều 4 Hiến pháp. Cũng như sẽ không có chuyện bỏ khái niệm “sở hữu toàn dân” về đất đai, tức là vẫn không công nhận sở hữu tư nhân. Kinh tế Việt Nam thì sẽ tiếp tục được định nghĩa là “kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy là Uỷ ban Dự thảo Hiến pháp đã không chấp nhận bất cứ ý kiến đóng góp nào của giới nhân sĩ trí thức, đặc biệt là của nhóm Kiến nghị 72, về việc sửa đổi Hiến pháp Việt Nam theo hướng dân chủ hơn. Không những thế, báo chí chính thức tiếp tục đả kích nặng nề nhóm nhân sĩ trí thức này và nhóm “Các Công dân tự do”. Như trong bài báo đăng ngày 16/05, tựa đề “Không thể “khoác áo” dân chủ để kích động, gây rối”, tờ Hà Nội mới cho rằng những kiến nghị như của nhóm Kiến nghị 72 hay của nhóm “ Các Công dân tự do” là “những thủ đoạn kích động hết sức nguy hiểm nằm trong âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.” . Tờ Hà Nội mới còn khẳng định hành động của những người đó “ không xuất phát từ tinh thần dân chủ, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, mà chỉ để thỏa mãn những mục tiêu cá nhân, thậm chí chỉ để đánh bóng tên tuổi.”
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, giáo sư Tương Lai, thuộc nhóm Kiến nghị 72, cho biết ông không cảm thấy bất ngờ về bản giải trình tiếp thu ý kiến nhân dân của Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng ông tin rằng những đóng góp như của nhóm Kiến nghị 72 đã không uổng phí, bởi vì việc góp ý sửa đổi Hiến pháp vừa qua đã là dịp để người dân Việt Nam mạnh mẽ đòi hỏi dân chủ. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với Giáo sư Tương Lai qua điện thoại từ Sài Gòn.
RFI: Xin
kính chào Giáo sư Tương Lai. Trước hết Giáo sư phản ứng như thế nào về
giải trình tiếp thu ý kiến sửa đổi Hiến pháp của ông Phan Trung Lý?
Giáo sư Tương Lai: Thật ra tôi cũng dự đoán là mọi việc cũng sẽ không có gì mới. Tất cả những điểm gì mà chúng tôi chờ đợi, thì đều thấy thất vọng. Khi nói chờ đợi, đó là tôi dựa trên Kiến nghị 72 ( mà nay đã được mười mấy nghìn người ký ủng hộ). Trong kiến nghị đó, chúng tôi có đưa ra 7 đề xuất. Nhưng qua phần trình bày nói trên, những điểm mà chúng tôi cho là không thể không sửa, nếu như thật sự có ý định sửa đổi Hiến pháp, thì tôi thấy không có điểm nào hài lòng cả.
Tuy tôi đã biết trước điều đó, những vẫn thấy buồn. Bởi vì bao nhiêu công của, bao nhiêu thời gian bỏ ra làm rất nhiều chuyện, nhưng cuối cùng không có điểm nào tiếp thu nguyện vọng của dân. Cho nên, tôi rất thất vọng khi lướt qua báo cáo giải trình tiếp thu các nội dung chỉnh lý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên cơ sở ý kiến của nhân dân. Tôi thấy là người ta đã lãng phí tiền bạc, ý chí của nhân dân một cách vô ích.
RFI: Thưa Giáo sư, vừa qua cũng đã có đề xuất đổi tên nước trở lại thành “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, nhưng trong bản giải trình, ông Phan Trung Lý cho rằng nên giữ nguyên tên nước như hiện nay. Ý kiến của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?
Giáo sư Tương Lai: Ban đầu khi nghe ý kiến của Chủ tịch Quốc hội đưa ra hai phương án tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì cũng có một vài người cảm thấy hình như là người ta cũng có một cái gì đó tiến bộ, quay trở lại với ý kiến của Hồ Chí Minh, Hiến pháp 1946 và Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng bằng suy nghĩ logích, tôi thấy là người ta đưa ra cho vui thế thôi, để tỏ vẻ là có tiếp thu ý kiến nhân dân, chứ không thể nào có chuyện quay trở về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đâu. Bởi vì nếu mà nói Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì làm sao mà có Điều 4 và nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin trong phần mở đầu Hiến pháp được? Người nào tin rằng chắc là sẽ có nhiều sửa đổi thì sẽ sớm thất vọng.
RFI: Thưa Giáo sư, theo thống kê của Văn phòng Quốc hội, tính đến cuối tháng 04/2013, đã có hơn 26 triệu lượt đóng góp ý kiến của nhân dân, ông nghĩ gì về con số này?
Giáo sư Tương Lai: Có đưa ra con số gấp đôi, tức là 50 triệu thì cũng thế thôi. Bởi vì góp ý Hiến pháp đòi hỏi một trình độ nhất định. Hiểu được rõ những ngôn từ, khái niệm về pháp lý không đơn giản, nhất là hiểu về Hiến pháp lại càng không đơn giản. Người ta tốn rất nhiều tiền của, in ra thành từng quyển, đưa đến từng nhà như ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại quy định là trong vòng 2 ngày phải góp ý kiến ngay: đồng ý hay không đồng ý. Ngay cả những người có muốn cất công tìm hiểu, đọc cho hết, cũng không thể đọc nổi trong ngần thời gian ấy, nói gì đến chuyện đồng ý hay không đồng ý. Cho nên, cách làm đó có vẻ công phu và dân chủ, nhưng suy cho đến cùng chỉ lãng phí tiền của của dân một cách vô lối.
Không ai tin vào điều đó, nhưng cũng cứ phải làm, vì nếu không làm thì sẽ khó mà sống trong chế độ toàn trị này. Chỉ có một số người có trình độ là có thể đọc đi, đọc lại và góp ý. Tôi cho rằng con số này rất ít. Thôi thì người ta cứ đưa ra những con số đó cho nó vui vẻ, chẳng sao cả. Nhưng người ta quên mất một điều là lòng tin của người dân đã giảm sút quá mức rồi. Có nói nữa thì cũng chẳng ai quan tâm đâu.
RFI: Như vậy phải chăng là những ý kiến đóng góp của các nhân sĩ trí thức không có kết quả gì, hay là dầu sao những kiến nghị đó cũng có tác động nhất định lên suy nghĩ, nhận thức của người dân Việt Nam?
Giáo sư Tương Lai: Chúng tôi soạn thảo kiến nghị 7 điểm về sửa Hiến pháp không phải chỉ để nói với các vị trong ủy ban sửa đổi Hiến pháp, mà là phát biểu với công luận, để nhân dân thấy rằng đấy là những đòi hỏi về tư tưởng, đẩy đến một bước chuyển biến tình hình, thì may ra mới có một lối thoát ra khỏi bế tắc hiện nay. Những kiến nghị của chúng tôi chẳng qua chỉ là nhằm động viên ý chí và sức mạnh của dân mà thôi, chứ chúng tôi không hy vọng rằng những người cầm quyền hiện nay hay ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ tiếp thu ý kiến của chúng tôi.
Đấy là chưa nói là chúng tôi làm một cách quang minh chính đại, in ra hẳn hoi, mang đến tận nơi, nhưng không một cơ quan chính thức nào phản hồi nghiêm túc. Đấy là chưa nói một loạt báo “lề phải”, với những cây bút hạng hai, hạng ba, nói năng không ra gì cả, những lễ độ tối thiểu cũng không có. Thế thì, đòi hỏi gì đến chuyện chỉnh sửa nghiêm túc được?
Thực ra, việc góp ý Hiến pháp vừa qua là một cái cớ, một thời điểm để bung ra những ý kiến, mà trước đây chỉ nói một phần 10, một phần 100 là cũng đủ bị làm rầy rà, thậm chí kết án tù. Nhân dịp này, người ta không chỉ nói chuyện góp ý Hiến pháp, nhưng từ đó còn đề cập đến những vấn đề khác hơn, để tạo ra một khí thế dân chủ mới. Và có một lúc hình như nó đã tuột khỏi tầm tay ( của chính quyền ) và ngay sau đó, người ta hối hả buộc lại, be bờ đắp đập lại, o ép lại để nó trở lại trong quỹ đạo mà người ta muốn.
Nhưng điều đó đã muộn. Thái độ của hai em sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trước tòa án Long An cho thấy là những cái điều mà người ta tưởng đã bịt lại thực ra đã bung ra, bung ra quá cỡ, khiến người ta cũng bàng hoàng, không hiểu tại sao hai người trẻ tuổi ấy lại có thể có một khích phách, một dũng khí như thế. Điều này có một sức lan tỏa và động viên rất mạnh mẽ.
Chuyện góp ý Hiến pháp chẳng qua là cơ hội để bung ra những điều mà lâu nay dồn nén trong tâm tư và tâm lý xã hội. Rồi Quốc hội cũng sẽ thông qua Hiến pháp này thôi. Nhưng nói cho cùng, có Hiến pháp hay không Hiến pháp thì vẫn vậy, bởi gì có những điều quy định trong Hiến pháp, mấy chục năm nay có ai thực hiện đâu? Quyền tự do lập hội, tự do báo chí, tự do biểu tình, được ghi rành rành trong Hiến pháp, nhưng kèm theo đó lại có những văn bản hạn chế ngay lập tức những quyền đó. Cho đến bây giờ đã có quyền tự do lập hội đâu? Vẫn chưa ban hành nghị định cụ thể về lập hội cơ mà! Còn biểu tình không phải là biểu tình chống một chính sách hay đường lối của chính phủ, mà là biểu tình chống ngoại xâm, một lý do thiêng liêng như vậy, thế mà người ta đáp lại bằng dùi cui, bằng đàn áp một cách tồi tệ như thế, khiến Việt Nam mất mặt với thế giới!
Cho nên vấn đề giờ đây không phải là Hiến pháp có điều gì tiến bộ, điều gì không, mà vấn đề là Hiến pháp đưa ra phải có điều kiện như thế nào để người dân được thực hiện. Điều đó lệ thuộc vào nhiều cái khác, chứ không lệ thuộc vào những chương mục trong Hiến pháp. Những chương mục đó có rồi, nhưng không được thực hiện thì người dân cũng phải chịu thôi. Chỉ có điều là dân chịu đến mức nào và đến bao giờ thì người ta không cam chịu nữa. Đó là vấn đề đang được đặt ra và các nhà chính trị phải tính toán cho kỹ.
RFI: Xin cám ơn Giáo sư Tương Lai.
Cũng theo lời Trưởng Ban biên tập dự thảo Hiến pháp, “nhân dân tán thành việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước”, tức là sẽ không có chuyện bỏ điều 4 Hiến pháp. Cũng như sẽ không có chuyện bỏ khái niệm “sở hữu toàn dân” về đất đai, tức là vẫn không công nhận sở hữu tư nhân. Kinh tế Việt Nam thì sẽ tiếp tục được định nghĩa là “kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy là Uỷ ban Dự thảo Hiến pháp đã không chấp nhận bất cứ ý kiến đóng góp nào của giới nhân sĩ trí thức, đặc biệt là của nhóm Kiến nghị 72, về việc sửa đổi Hiến pháp Việt Nam theo hướng dân chủ hơn. Không những thế, báo chí chính thức tiếp tục đả kích nặng nề nhóm nhân sĩ trí thức này và nhóm “Các Công dân tự do”. Như trong bài báo đăng ngày 16/05, tựa đề “Không thể “khoác áo” dân chủ để kích động, gây rối”, tờ Hà Nội mới cho rằng những kiến nghị như của nhóm Kiến nghị 72 hay của nhóm “ Các Công dân tự do” là “những thủ đoạn kích động hết sức nguy hiểm nằm trong âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.” . Tờ Hà Nội mới còn khẳng định hành động của những người đó “ không xuất phát từ tinh thần dân chủ, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, mà chỉ để thỏa mãn những mục tiêu cá nhân, thậm chí chỉ để đánh bóng tên tuổi.”
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, giáo sư Tương Lai, thuộc nhóm Kiến nghị 72, cho biết ông không cảm thấy bất ngờ về bản giải trình tiếp thu ý kiến nhân dân của Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng ông tin rằng những đóng góp như của nhóm Kiến nghị 72 đã không uổng phí, bởi vì việc góp ý sửa đổi Hiến pháp vừa qua đã là dịp để người dân Việt Nam mạnh mẽ đòi hỏi dân chủ. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với Giáo sư Tương Lai qua điện thoại từ Sài Gòn.
Giáo sư Tương Lai: Thật ra tôi cũng dự đoán là mọi việc cũng sẽ không có gì mới. Tất cả những điểm gì mà chúng tôi chờ đợi, thì đều thấy thất vọng. Khi nói chờ đợi, đó là tôi dựa trên Kiến nghị 72 ( mà nay đã được mười mấy nghìn người ký ủng hộ). Trong kiến nghị đó, chúng tôi có đưa ra 7 đề xuất. Nhưng qua phần trình bày nói trên, những điểm mà chúng tôi cho là không thể không sửa, nếu như thật sự có ý định sửa đổi Hiến pháp, thì tôi thấy không có điểm nào hài lòng cả.
Tuy tôi đã biết trước điều đó, những vẫn thấy buồn. Bởi vì bao nhiêu công của, bao nhiêu thời gian bỏ ra làm rất nhiều chuyện, nhưng cuối cùng không có điểm nào tiếp thu nguyện vọng của dân. Cho nên, tôi rất thất vọng khi lướt qua báo cáo giải trình tiếp thu các nội dung chỉnh lý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên cơ sở ý kiến của nhân dân. Tôi thấy là người ta đã lãng phí tiền bạc, ý chí của nhân dân một cách vô ích.
RFI: Thưa Giáo sư, vừa qua cũng đã có đề xuất đổi tên nước trở lại thành “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, nhưng trong bản giải trình, ông Phan Trung Lý cho rằng nên giữ nguyên tên nước như hiện nay. Ý kiến của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?
Giáo sư Tương Lai: Ban đầu khi nghe ý kiến của Chủ tịch Quốc hội đưa ra hai phương án tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì cũng có một vài người cảm thấy hình như là người ta cũng có một cái gì đó tiến bộ, quay trở lại với ý kiến của Hồ Chí Minh, Hiến pháp 1946 và Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng bằng suy nghĩ logích, tôi thấy là người ta đưa ra cho vui thế thôi, để tỏ vẻ là có tiếp thu ý kiến nhân dân, chứ không thể nào có chuyện quay trở về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đâu. Bởi vì nếu mà nói Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì làm sao mà có Điều 4 và nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin trong phần mở đầu Hiến pháp được? Người nào tin rằng chắc là sẽ có nhiều sửa đổi thì sẽ sớm thất vọng.
RFI: Thưa Giáo sư, theo thống kê của Văn phòng Quốc hội, tính đến cuối tháng 04/2013, đã có hơn 26 triệu lượt đóng góp ý kiến của nhân dân, ông nghĩ gì về con số này?
Giáo sư Tương Lai: Có đưa ra con số gấp đôi, tức là 50 triệu thì cũng thế thôi. Bởi vì góp ý Hiến pháp đòi hỏi một trình độ nhất định. Hiểu được rõ những ngôn từ, khái niệm về pháp lý không đơn giản, nhất là hiểu về Hiến pháp lại càng không đơn giản. Người ta tốn rất nhiều tiền của, in ra thành từng quyển, đưa đến từng nhà như ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại quy định là trong vòng 2 ngày phải góp ý kiến ngay: đồng ý hay không đồng ý. Ngay cả những người có muốn cất công tìm hiểu, đọc cho hết, cũng không thể đọc nổi trong ngần thời gian ấy, nói gì đến chuyện đồng ý hay không đồng ý. Cho nên, cách làm đó có vẻ công phu và dân chủ, nhưng suy cho đến cùng chỉ lãng phí tiền của của dân một cách vô lối.
Không ai tin vào điều đó, nhưng cũng cứ phải làm, vì nếu không làm thì sẽ khó mà sống trong chế độ toàn trị này. Chỉ có một số người có trình độ là có thể đọc đi, đọc lại và góp ý. Tôi cho rằng con số này rất ít. Thôi thì người ta cứ đưa ra những con số đó cho nó vui vẻ, chẳng sao cả. Nhưng người ta quên mất một điều là lòng tin của người dân đã giảm sút quá mức rồi. Có nói nữa thì cũng chẳng ai quan tâm đâu.
RFI: Như vậy phải chăng là những ý kiến đóng góp của các nhân sĩ trí thức không có kết quả gì, hay là dầu sao những kiến nghị đó cũng có tác động nhất định lên suy nghĩ, nhận thức của người dân Việt Nam?
Giáo sư Tương Lai: Chúng tôi soạn thảo kiến nghị 7 điểm về sửa Hiến pháp không phải chỉ để nói với các vị trong ủy ban sửa đổi Hiến pháp, mà là phát biểu với công luận, để nhân dân thấy rằng đấy là những đòi hỏi về tư tưởng, đẩy đến một bước chuyển biến tình hình, thì may ra mới có một lối thoát ra khỏi bế tắc hiện nay. Những kiến nghị của chúng tôi chẳng qua chỉ là nhằm động viên ý chí và sức mạnh của dân mà thôi, chứ chúng tôi không hy vọng rằng những người cầm quyền hiện nay hay ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ tiếp thu ý kiến của chúng tôi.
Đấy là chưa nói là chúng tôi làm một cách quang minh chính đại, in ra hẳn hoi, mang đến tận nơi, nhưng không một cơ quan chính thức nào phản hồi nghiêm túc. Đấy là chưa nói một loạt báo “lề phải”, với những cây bút hạng hai, hạng ba, nói năng không ra gì cả, những lễ độ tối thiểu cũng không có. Thế thì, đòi hỏi gì đến chuyện chỉnh sửa nghiêm túc được?
Thực ra, việc góp ý Hiến pháp vừa qua là một cái cớ, một thời điểm để bung ra những ý kiến, mà trước đây chỉ nói một phần 10, một phần 100 là cũng đủ bị làm rầy rà, thậm chí kết án tù. Nhân dịp này, người ta không chỉ nói chuyện góp ý Hiến pháp, nhưng từ đó còn đề cập đến những vấn đề khác hơn, để tạo ra một khí thế dân chủ mới. Và có một lúc hình như nó đã tuột khỏi tầm tay ( của chính quyền ) và ngay sau đó, người ta hối hả buộc lại, be bờ đắp đập lại, o ép lại để nó trở lại trong quỹ đạo mà người ta muốn.
Nhưng điều đó đã muộn. Thái độ của hai em sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trước tòa án Long An cho thấy là những cái điều mà người ta tưởng đã bịt lại thực ra đã bung ra, bung ra quá cỡ, khiến người ta cũng bàng hoàng, không hiểu tại sao hai người trẻ tuổi ấy lại có thể có một khích phách, một dũng khí như thế. Điều này có một sức lan tỏa và động viên rất mạnh mẽ.
Chuyện góp ý Hiến pháp chẳng qua là cơ hội để bung ra những điều mà lâu nay dồn nén trong tâm tư và tâm lý xã hội. Rồi Quốc hội cũng sẽ thông qua Hiến pháp này thôi. Nhưng nói cho cùng, có Hiến pháp hay không Hiến pháp thì vẫn vậy, bởi gì có những điều quy định trong Hiến pháp, mấy chục năm nay có ai thực hiện đâu? Quyền tự do lập hội, tự do báo chí, tự do biểu tình, được ghi rành rành trong Hiến pháp, nhưng kèm theo đó lại có những văn bản hạn chế ngay lập tức những quyền đó. Cho đến bây giờ đã có quyền tự do lập hội đâu? Vẫn chưa ban hành nghị định cụ thể về lập hội cơ mà! Còn biểu tình không phải là biểu tình chống một chính sách hay đường lối của chính phủ, mà là biểu tình chống ngoại xâm, một lý do thiêng liêng như vậy, thế mà người ta đáp lại bằng dùi cui, bằng đàn áp một cách tồi tệ như thế, khiến Việt Nam mất mặt với thế giới!
Cho nên vấn đề giờ đây không phải là Hiến pháp có điều gì tiến bộ, điều gì không, mà vấn đề là Hiến pháp đưa ra phải có điều kiện như thế nào để người dân được thực hiện. Điều đó lệ thuộc vào nhiều cái khác, chứ không lệ thuộc vào những chương mục trong Hiến pháp. Những chương mục đó có rồi, nhưng không được thực hiện thì người dân cũng phải chịu thôi. Chỉ có điều là dân chịu đến mức nào và đến bao giờ thì người ta không cam chịu nữa. Đó là vấn đề đang được đặt ra và các nhà chính trị phải tính toán cho kỹ.
RFI: Xin cám ơn Giáo sư Tương Lai.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét