CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Luật 258 và những câu chữ vô nghĩa

timthumb.phpBlogger Trương Duy Nhất bị cơ quan an ninh điều tra bắt với điều 258: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.” Khoan bàn đến việc anh có phạm luật không, người viết cảm thấy có vấn đề không ổn về câu chữ trong điều luật này.
 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
 2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm
Thứ nhất. Vế “nguyên nhân”: Người nào lợi dụng các quyền tự do …
 Ở đây người viết nhấn mạnh 2 chữ “lợi dụng” vì nó là hành vi quan trọng để khép tội. Thế nếu bị can “sử dụng” các quyền tự do … có bị khép tội không? Sự khác nhau giữa “sử dụng” và “lợi dụng” là như thế nào?
 Phân tích như vậy cho thấy dùng từ “lợi dụng”, “sử dụng”, “vận dụng”, “áp dụng”, “lạm dụng”, “tận dụng”, hay bất cứ cái gì “dụng” đi chăng nữa cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nó đơn giản là “sử dụng”. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp là các quyền cơ bản của con người. Điều quan trọng là nó gây xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
 Như vậy, phải bỏ vế nguyên nhân “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác” vì nó hoàn toàn vô nghĩa. Từ khi có pháp luật, tất cả các vụ án gây ra trên đời này đều xuất phát từ việc lạm dụng các quyền tự do! Vì vậy nên phải cần có pháp luật để điều chỉnh hành vi tự do của con người.
 Thứ hai. Sau khi bỏ phần trên đi, ta sẽ thấy phần cốt lõi của vấn đề điều 258 là “Người nào “dụng cái gì cũng được” mà xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì…”.
 Nhưng… có sự vi phạm pháp luật nào nằm ngoài ý của vế trên??? Hay nói cách khác, liệu có bị cáo nào không vi phạm luật 258??? Người viết không thể tìm thấy ai đó không ngồi tù vì hoặc xâm phạm lợi ích nhà nước, hoặc xâm phạm lợi ích của tổ chức, hoặc xâm phạm lợi ích của công dân. Vậy tóm lại luật 258 là luật vạn năng. Nó phải là Lời mở đầu của tất cả các cuốn Luật.
 Với 2 phân tích như trên, người viết cảm thấy lo ngại vì khả năng phải áp dụng điều 258 cho tất cả các bị cáo ở Việt Nam. Điều này có nguy cơ gây lạm phát lịch tù nghiêm trọng. Do đó kiến nghị đưa ra là xóa bỏ ngay điều luật thừa thải này.


Copy từ:Quê Choa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét