Báo cáo “Xu hướng nhu cầu vàng
trong cả năm 2012” của Hội đồng Vàng Thế giới cho biết nhu cầu tiêu thụ vàng
thỏi của Việt Nam trong năm 2012 là 65,6 tấn, bên cạnh đó còn có 11,4 tấn vàng
nữ trang (tổng cộng 77 tấn). Con số này của năm 2011 lần lượt là 87,8 tấn và 13
tấn (tổng cộng 100,8 tấn).
“Nhu cầu tiêu thụ vàng” này thực
chất là gì mà đã gây khó cho phóng viên báo Thanh Niên?
Định nghĩa đi kèm với báo cáo
cho biết: “Nhu cầu tiêu thụ [vàng] là tổng lượng vàng nữ trang và vàng thỏi
tiêu thụ trong một nước hay nói cách khác, đó là tổng lượng vàng các cá nhân
mua trực tiếp”.
Nghe cũng rõ ràng rồi.
Nhưng ở các nước khác, người
tiêu dùng thường mua vàng, chủ yếu là vàng nữ trang và giữ lâu dài. Còn ở Việt Nam,
người dân có thể mua bán vàng nhiều lần với cùng số vàng đó. Ví dụ, trước đây
một người có thể lấy tiền mặt mua 100 lượng vàng để thanh toán tiền mua nhà.
Sau đó chủ nhà lại bán 100 lượng vàng này ngay, cứ thế 100 lượng vàng này có
thể xoay vòng nhiều lần tạo ra một doanh thu lớn cho các công ty kinh doanh
vàng bạc. Vì thế, câu hỏi đặt ra là khảo sát của Hội đồng Vàng Thế giới đã tính
đến yếu tố này chưa khi nói về nhu cầu vàng của Việt Nam? Liệu có khả năng tính
trùng lắp không?
Tôi liên lạc với Hội đồng Vàng
Thế giới ở Luân Đôn và nhận được câu trả lời: Dữ liệu và thông tin trong báo
cáo “Xu hướng nhu cầu vàng trong cả năm 2012” là do bộ phận nghiên cứu Thomson
Reuters GFMS cung cấp.
Liên lạc tiếp với Thomson
Reuters GFMS ở Luân Đôn thì được chuyển về chi nhánh của họ tại Úc và một
chuyên viên phân tích cao cấp của GFMS tại Úc cho biết xét về mặt tiêu thụ, họ
đã cố gắng tính toán để có được con số “ròng”, tức là đã loại trừ yếu tố mua đi
bán lại sau khi thu thập số liệu thông qua các hãng vàng lớn.
Chuyên viên này, bà Cameron
Alexander, chuyên trách nghiên cứu thị trường Việt Nam
và các nước Đông Nam Á khác, cho biết thêm “Một số lượng lớn vàng nhập vào Việt
Nam
là theo cách phi chính thức. Trước đây khi có một vài công ty sản xuất vàng
miếng, hầu hết hàng nhập khẩu được dập thành vàng mang tính đầu tư. Tuy nhiên,
ngày nay khi chỉ có SJC được quyền sản xuất vàng miếng thì vàng nhập được dùng
để chế tác nữ trang”.
Bà Alexander không muốn đưa ra
con số phỏng đoán là bao nhiêu phần trăm nhu cầu tiêu thụ vàng được đáp ứng bằng
vàng nhập theo con đường phi chính thức nhưng nói rõ: “Các bằng chứng riêng lẻ cho
thấy vàng vẫn đang được nhập không chính thức vào Việt Nam”. Bà nói
thêm là do tiến hành nghiên cứu các thị trường lân cận nên biết rõ chuyện mua
bán xuyên biên giới này.
Copy từ: Nguyễn Vạn Phú
Đọc thêm:
+ ĐỪNG NGHE CAVE KỂ CHUYỆN CHỚ NGHE CON NGHIỆN TRÌNH BÀY
+ Ai đang đầu cơ vàng?
....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét