Phòng GD - ĐT Yên Bình ( Yên Bái ) |
Ở huyện Yên Bình của tỉnh Yên
Bái, cùng lúc người ta đòi “đuổi” 80 giáo viên vô tội ra khỏi biên chế nhà
nước, “tống” nhiều người khỏi bục giảng vĩnh viễn khi họ mới vừa tốt nghiệp sư
phạm.
Nhiều người trong số đó đã phải
lo lót, bỏ mấy chục đến cả trăm triệu đồng ra để “chạy” đi dạy học tít rừng
xanh núi đỏ. Chưa hết, huyện này còn nhận “thừa” đến hơn 300 trường hợp vào các
hợp đồng, tuyển dụng, biên chế để rồi… tự tin đòi thải loại.
Trái
đạo lý và pháp lý
- Ông
nghĩ thế nào về sự việc 80 giáo viên ở Yên Bình đột ngột bị cắt biên chế?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội |
- Tin
đó làm tôi rất sốc. Tôi không thể nghĩ được ở một huyện miền núi có thể sa thải
một lúc 80 giáo viên. Đáng lẽ ở những vùng như thế thì phải động viên người ta
làm việc tốt hơn nhưng chính quyền lại làm việc ngược đời là đưa họ ra khỏi
biên chế không có lý do thuyết phục.
- Thừa
thì cắt, điều đó theo lý lẽ của lãnh đạo huyện này chắc cũng là bình thường?
- Nhưng
có thật huyện Yên Bình và tỉnh Yên Bái thừa giáo viên không? Thực ra biên chế
của mình hiện nay, nhất là ngành giáo dục, nhiều khi phân bổ không đúng đâu.
Những chỉ tiêu hành chính rất máy móc. Ví dụ, Bộ GD&ĐT quy định mỗi lớp
không quá 35 học sinh nhưng trên thực tế, đa số lớp là 50 - 60 học sinh.
Ở
miền núi có thể lớp học không đông như vậy, nhưng lại có những lớp ghép ba bốn
khối với nhau - em lớp 1, em lớp 3, em lớp 4. Những lớp đông, lớp ghép như vậy
cũng chỉ bố trí một biên chế giáo viên có hợp lý không? Nhưng dù biên chế có
thừa cũng không thể đối xử với con người như thế được, huống chi đây là những
nhà giáo.
Đó
là quyết định thiếu tình người. Chưa kể nhiều trường hợp để được đi dạy học đã
buộc phải đút lót cho quan chức, giờ lại bị đuổi khỏi ngành thì xử sự như vậy
rất là vô đạo đức. Về pháp luật mà nói, cũng không có căn cứ nào để thải loại
một lúc 80 giáo viên cả.
Lãnh
đạo huyện coi đó là hành động để "sửa sai", ông đánh giá thế nào về
giải pháp "sửa sai" này?
Ai
sai thì người đó phải chịu trách nhiệm. Không thể bắt giáo viên phải gánh chịu
cái sai của lãnh đạo.
Không
ai ký biên nhận khi ăn tiền cả!
- Theo
điều tra ban đầu thì lý do để thải loại 80 giáo viên là có những khuất tất
trong việc nhận biên chế. Điều này theo ông có khó hiểu không?
- Nếu
có khuất tất thì trước hết những người đã nhận tiền của giáo viên để
"nhét" họ vào các trường phải chịu trách nhiệm. Dư luận nói rất nhiều
về chạy việc chạy chức chạy quyền rồi. Nhưng các cấp quản lý luôn nói không có
bằng chứng. Vậy những trường hợp này có phải bằng chứng không? Khi đã có tố cáo
của người liên quan thì chính quyền phải vào cuộc làm rõ.
Và
theo thông tin đến thời điểm hiện tại thì ông chủ tịch huyện tai tiếng nhất
trong vụ này thì chuyển lên đảm trách cương vị phó trưởng ban chỉ đạo phòng,
chống tham nhũng tỉnh.
Tôi
sửng sốt khi nghe thông tin trong phóng sự rằng phần lớn những người bị giáo
viên tố cáo đều đã được thăng chức. Cần phải làm rõ sự thực như thế nào để xử
lý thích đáng.
- Nhưng
theo luật, người đưa hối lộ cũng bị xử lý. Những giáo viên này cũng vi phạm
pháp luật?
- Đúng
vậy. Nhưng sẽ phải xem xét hoàn cảnh cụ thể. Ở đời, không ai tự nguyện đưa tiền
cho người khác cả, trừ bố mẹ đưa tiền cho con. Trong trường hợp người đưa hối lộ
đứng ra tố cáo thì họ sẽ được xem xét để giảm mức hình phạt.
- Được
biết có những người phải bán trâu, bán ruộng, bán thóc để có 40 - 50 triệu đồng
chạy việc. Vì vậy, có ý kiến cho rằng họ đáng thương hơn là đáng trách?
Dù
đáng thương thì theo quy định của Bộ luật Hình sự người đưa hối lộ cũng vi phạm
pháp luật rồi. Tốt nhất là hãy tố cáo kẻ ăn hối lộ để được khoan hồng.
- Giả
sử không có bằng chứng thì liệu có xử lý được không?
- Tôi
nghĩ là lãnh đạo quyết tâm, cơ quan thanh tra, điều tra quyết tâm thì làm được.
Thông thường, chẳng mấy ai ăn hối lộ lại ký biên nhận. Nhưng hãy thử hỏi xem vì
sao mà ông quan nọ quan kia cố "ấn" những giáo viên này xuống trường
dù trường đã có đủ biên chế? Bằng chứng ở đó chứ ở đâu! Áp dụng các biện pháp
nghiệp vụ, cơ quan thanh tra, điều tra còn nắm được những chi tiết như người ta
đưa tiền cho ai, lúc nào, ở đâu, người đưa tiền mô tả nhà cửa, phòng trong
phòng ngoài thế nào... để đấu tranh với quan tham. Nhiều người cùng tố cáo thì
dễ tìm ra thôi. Nhưng nói thật là giao cho cơ quan cấp tỉnh thanh tra, điều tra
mấy ông quan tỉnh thì khó lắm.
- Qua
sự việc này có lẽ sẽ có người nghĩ rằng: Quan tham làm hại dân nghèo. Ông có
nghĩ vậy không?
- Quan
tham nào chả hại dân. Dân càng nghèo thì càng bị hại nặng hơn.
Ngành
nào cũng thế thôi!
- Câu
chuyện "chạy công chức" có phổ biến trong ngành giáo dục?
- Theo
quan sát của tôi thì nó phổ biến trong tất cả các ngành. Nhìn chung bây giờ làm
cái gì cũng phải tiền. Nó thành tập quán xã hội mất rồi. Tập quán ấy đã đẩy
người đi tìm việc đến chỗ phải hối lộ. Trách họ một phần, trách những quan tham
mấy phần. Nếu quan chức đứng đắn, nhất định không nhận thì ai hối lộ cho
được!
Ở
góc độ công luận, nếu những giáo viên này bị xử lý thì sẽ là một sự chua xót!
Bản
thân tôi cũng thấy áp dụng hình phạt với họ thì bất nhẫn. Vì bất đắc dĩ mà họ
phải làm thế. Mất tiền, họ được cái công việc chẳng đáng gì, với mức lương bèo
bọt. Nếu là tôi thì chắc là tôi sẽ gom tiền mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa để
sống còn hơn là làm việc đó.
- Nhưng
như thế sẽ phí công học hành của mình?
- Biết
làm thế nào? Còn hơn là mất cả chì lẫn chài như những giáo viên ở Yên Bình.
Mình tự tạo ra sự nghiệp của mình có phải hơn không?
Nhưng
trong ngành giáo dục, số biên chế hiện nay là quá ít so với số sinh viên sư
phạm ra trường hàng năm. Nhiều cử nhân đi làm xe ôm, lái taxi, bán hàng
thuê...
Không
chỉ ngành sư phạm mà nhiều ngành khác cũng thế thôi. Thực tế chỉ có khoảng 20%
sinh viên ra trường là kiếm được việc làm đúng nghề được đào tạo. Cử nhân tốt
nghiệp ngành kỹ thuật bây giờ cũng đi bán mỳ tôm... Đó là vấn đề xã hội rồi. Bước
đường cùng họ mới tố cáo.
- Theo
ông thì vì sao mãi đến khi bị đuổi, số giáo viên này mới dám tố cáo?
- Họ
chẳng dại gì gây sự khi đã có việc làm. Nhất là khi người nhận tiền lại đang có
chức có quyền, nắm sinh mạng chính trị của họ. Giờ đến bước đường cùng rồi, của
đau con xót thì họ mới phẫn nộ mà nói thôi. Đó là tâm lý bình thường của con
người.
- Vậy
để làm một cuộc thanh lọc cán bộ, chỉ mặt người từng ăn hối lộ có dễ không?
- Tôi
tin là nếu các cơ quan chống tham nhũng vận động người dân tố cáo và cam kết
bảo vệ họ thì có thể tìm ra rất nhiều vụ. Nhưng vấn đề là các cơ quan phòng
chống tham nhũng có quyết tâm làm không.
- Theo
quy định thì khi nào giáo viên bị sa thải?
- Thường
thì phải phạm lỗi rất nghiêm trọng, thường là về đạo đức, về kỷ luật thì mới bị
sa thải. Ít có giáo viên phải ra khỏi ngành vì chuyên môn yếu lắm.
- Liệu
có khả năng nào 80 giáo viên này được trở lại biên chế?
- Tôi
tin là 80 giáo viên này phải được trở lại biên chế.
- Quay
lại để bị trù dập?
- Nếu
những tố cáo của giáo viên được chứng minh thì liệu những người ăn tiền của họ
có còn "ghế" không mà trù dập họ?
- Xin
cảm ơn ông!
Công
đoàn giáo dục không thể bỏ mặc anh chị em trong hoàn cảnh này. Ngoài công
đoàn, còn có đoàn thanh niên, hội phụ nữ... sao không thấy đoàn thể nào lên
tiếng? Chính quyền huyện Yên Bình và tỉnh Yên Bái cũng phải có lời giải thích
và có biện pháp giải quyết tình trạng này, chứ không thể phớt lờ dư luận, báo
chí được.
|
Tô
Hội (Thực hiện) - Nguồn: Kiến
thức.net
> Một trường, có... 2.000 đồng “ngân khố”/năm học
> Một trường, có... 2.000 đồng “ngân khố”/năm học
Một lãnh đạo UBKTTU Yên Bái đau
đớn nói: Chúng tôi phải lên tận Bộ Nội vụ để hỏi xem, việc thừa biên chế và cán
bộ giáo viên như thế, xử lý thế nào? Câu trả lời là ai lấy thừa thì người đó
chịu trách nhiệm. Nhưng mà ngân sách nhà nước lấy đâu để trả lương cho hơn 300 lao
động “thừa” đó? Nhất là trong thời buổi thắt hầu bao, giảm chi như bây giờ.
Theo quy chế, lẽ ra, sau khi trả lương thì ngân sách dành cho giáo dục còn 18%
kinh phí để phục vụ các hoạt động dạy và học cùng nhiều hoạt động bổ trợ khác.
Thế mà, vì thừa giáo viên quá nhiều, nên không có tiền để trả, họ đã phải nợ
hàng tỉ đồng tiền lương. Dẫn đến, có trường mỗi năm chỉ có 2.000 đồng... chi
cho các khoản khác. Cả huyện trường nào cũng cắt hết các suất mua báo phục vụ
nhà trường, “mù thông tin tuốt”. Thiếu tiền đã dẫn đến lạm thu của học sinh và
nhiều bi kịch khác. Tính đến kết thúc đợt thanh tra, như trường ở xã Tân Hương,
đã nợ 200 triệu đồng tiền lương thầy-cô giáo.
Copy từ: Bùi Văn Bồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét