(Doanh nghiệp)
- Chính phủ không đồng ý ngân sách chi
tiền đền bù diện tích đất, không chấp thuận chi phí nạo vét luồng lạch
điều chỉnh quy hoạch tăng số lượng cảng biển...
- Biệt đãi Formosa: Việt Nam muốn được gì?
- Biệt đãi Formosa: Thế giới cảnh báo Việt Nam cho nhiều quá!
Đồng thời, Chính phủ chỉ
đồng ý giảm 10% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 15 năm chứ không miễn
hoàn toàn loại thuế này cho suốt đời dự án.
Đây là
một trong những nội dung liên quan đến những đề xuất ưu đãi của dự án
thép Quảng Liên Dung Quất do Tập đoàn thép JFE (Nhật Bản) đầu tư tại Khu
kinh tế Dung Quất được Chính phủ trả lời.
Thông
tin trên Vnexpress, ông Phạm Như Sô - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi
cho biết, tỉnh đang tính toán, bàn bạc các phương án gia hạn nếu nhà đầu
tư thể hiện quyết tâm đầu tư. Còn tiếp tục để chậm kéo dài thì kiến
nghị cơ quan chức năng rút giấy phép để nhường quỹ đất cho nhà đầu tư
khác.
Trước đó, năm 2013, Tập đoàn JFE đề nghị
Quảng Ngãi trình Chính phủ ưu đãi như bổ sung 210 ha đất, mặt nước để
nâng tổng diện tích dự án lên hơn 700 ha. Ngoài ra, JFE còn yêu cầu tỉnh
này đảm bảo đủ nước công nghiệp cung cấp 200.000 m3 mỗi ngày, kết nối
mạng lưới điện quốc gia, hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho
toàn bộ dự án...
Sau 7 năm khởi công, dự án thép Quảng Liên Dung Quất vẫn trong tình trạng bỏ hoang gây nhiều bức xúc cho người dân - Ảnh: VNE |
Lãnh
đạo Tập đoàn này từng thông báo xin lùi dự án thép Dung Quất đến tháng 7
năm nay khởi công (thay vì tháng 7/2013 theo kế hoạch ban đầu mà Tập
đoàn này đã ký biên bản ghi nhớ với nhà chức trách Việt Nam). Song, đã
đến hạn mà dự án vẫn "dậm chân tại chỗ".
Dự án nhà
máy luyện thép Dung Quất được cấp phép từ năm 2006, khởi đầu chỉ do Tập
đoàn Tycoons (Đài Loan) đầu tư với số vốn đăng ký khoảng hơn một tỷ
USD. Sau đó, thêm một tập đoàn hợp tác với Tycoons để cùng thực hiện
và nâng vốn dự án lên 3 tỷ USD. Dự án khởi công tháng 10/2007, dự án
triển khai ì ạch, qua năm lần điều chỉnh quy mô, công suất, thiết kế.
Năm
2008, dự án hợp tác với Công ty TNHH Guang Lian (Quảng Liên) Steel Việt
Nam, vốn điều chỉnh lên trên 3,3 tỷ USD. Đến đầu năm 2012, Tập đoàn JFE
quyết định liên doanh với E-United xây dựng nhà máy thép giai đoạn đầu
4,5 tỷ USD nhưng đến nay thủ tục điều chỉnh giấy phép đầu tư vẫn chưa
hoàn tất. Hàng trăm ha "đất sạch" tỉnh Quảng Ngãi ưu ái chi ngân sách
đền bù, giải tỏa bàn giao cho nhà đầu tư dự án thép 7 năm qua tiếp tục
bị bỏ hoang.
Ưu đãi nhằm mục đích gì?
Mới
đây, Chính phủ cũng ra quyết định bác hàng loạt đề xuất lập đặc khu
kinh tế Formosa nhưng chấp nhận cho Formosa hưởng nhiều ưu đãi ở mức rất
cao như miễn thuế đối với các mặt hàng tạm nhập tái xuất; miễn thuế
nhập khẩu đối với các mặt hàng tạo tài sản cố định...
Dự án thép Formosa đang được gấp rút triển khai để chuẩn bị cho mẻ thép đầu tiên ra lò vào tháng 5/2015. |
Nhận
định về vấn đề này, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện quản lý
Kinh tế Trung ương cho biết, mỗi biện pháp đều dẫn đến một hiệu quả nhất
định. Tuy nhiên với dự án Formosa nếu nói hiệu quả cho nền kinh tế với
các biện pháp đã được áp dụng, thì : "Tôi không hiểu được Việt Nam sẽ
được gì sau quá nhiều ưu đãi như vậy?”.
Chuyên gia
kinh tế Bùi Trinh cũng đặt câu hỏi: "Vấn đề đặt ra việc ưu đãi các doanh
nghiệp FDI nói chung và nhất là với sự ưu ái đặc biệt cho Formosa phía
Việt Nam nhằm mục đích gì?".
“Theo như cách nói của
một số người cho rằng FDI sẽ thu hút lao động, thu hút sự chuyển giao
công nghệ và cơ bản nhất là luồng tiền nhưng tất cả các mục tiêu này
dường như đều ngược lại nhất là với cách ưu đãi đặc biệt cho Formosa”,
ông Bùi Trinh phân tích.
Về chuyển giao công nghệ
theo tính toán thông qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp thì đóng
góp của nhân tố này vào tăng trưởng hầu như không có gì thậm chí là âm.
Tính toán này tổng hợp từ số liệu báo cáo, đóng góp của TFP (chất lượng
tăng trưởng) của khu vực này vào tăng trưởng không có gì do 2 yếu tố.
Thứ
nhất do không hề có chuyển giao công nghệ; thứ hai do sự chuyển giá của
các doanh nghiệp loại này; về lao động cũng không thu hút được bao
nhiêu và nến nhìn từ lượng chi trả sở hữu thuần (net, property income)
năm 2012 so với 2000 xấp xỉ khoảng 26 lần là việc nghiệm trọng và cần
cảnh báo cách quản lý khối này.
Việc tăng trưởng
của khối này có thể làm tăng trưởng một chỉ tiêu phù phiếm là GDP nhưng
làm chỉ tiêu thực chất hơn giảm đi đáng kể.
Copy từ: Đất Việt
...............
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét