CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Cẩn thân khi "học bổng" là kinh doanh giáo dục


Việt Nam có  thu nhập bình quân đứng thứ 130/195  thế giới nhưng là quốc gia có số du học sinh đứng thứ 8 tại Hoa Kỳ.  Theo tổng kết tháng 11 năm 2013, hiện có 16 ngàn sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ. [1]

Điều này nói lên người Việt Nam vô cùng hiếu học, khao khát được mở rộng tầm mắt, được thu thập kiến thức từ quốc gia giàu mạnh nhất thế giới.  Đây cũng là niềm vui cho đất nước khi có được nguồn tri thức đào tạo từ nước ngoài góp phần phát triển quê hương.

Tuy nhiên con số hàng chục ngàn sinh viên này cũng là miếng mồi ngon, nguồn lợi lớn cho các  công ty kinh doanh giáo dục, những ngôi trường bệ rạc thiếu kinh phí sắp đóng cửa, những học bổng mù mờ được che đậy bằng hào quang mỹ từ nhằm chiêu dụ, cài học sinh vào thế chẳng đặng đừng.  

Hơn 30 năm sống tại Mỹ, tôi chứng kiến du học sinh 10 năm trước hầu hết được đào tạo tại đại học có chất lượng uy tín,  thông qua học bổng nhà nước, tổ chức phi chính phủ, ban ngành đa quốc gia v.v.  Du học sinh những năm  gần đây dù số lượng rất lớn nhưng hầu hết học ở trường làng (cộng đồng - community college), hoặc các trường tư thục mà chất lượng giáo dục là một dấu hỏi.

Hầu hết sinh viên đến Mỹ được sắp xếp sống tại nhà người địa phương.  Đây là những người ký hợp đồng với nhà trường nhằm kiếm thêm thu nhập.  Có người chuyên kinh doanh bằng nghề nuôi du học sinh, nhận 5-10 sinh viên về nhà, thu lợi vài ngàn usd mỗi tháng.  Cũng không ít trường hợp du học sinh bị người nuôi vô trách nhiệm, ăn uống thiếu thốn, nhét nhiều học sinh vào phòng chật chội, hoặc phòng dựng tạm trong nhà xe không đủ ấm.  Trường hợp cảnh sát địa phương phát hiện xử phạt đóng cửa cũng xảy ra.  Ngoài trừ con cháu nhà khá giả hoặc có bà con thân thuộc tại Mỹ, đời sống du học sinh rất chật vật, nếu được cơ sở thương mại người Việt cho đi làm chui là một điều may mắn.  Những trường nằm xa trung tâm người Việt, du học sinh nghèo chỉ còn biết cách nhịn tối đa chi tiêu nhằm tiết kiệm tiền cho gia đình bên Việt Nam.  

Hiện tại có khá nhiều trường vàng thau lẫn lộn từ Hoa Kỳ hợp tác cùng công ty tại Viêt Nam mở văn phòng chiêu sinh.  Việc chọn trường tương đối tốt cũng đòi hỏi nhiều nổ lực tìm hiểu, so sánh, kiểm chứng.  Dẫu vậy trên cương vị khách hàng có quyền chọn lựa, với thời gian, sinh viên cũng có thể thanh lọc được trường tốt nhất.

Tuy nhiên dạng chiêu sinh tinh vi nhất, hiệu qủa nhất của các trường tư thục không tiếng tăm chính là sử dụng "học bổng".  Phương pháp tuyển sinh này khá thành công tại Hoa Kỳ và đang du nhập vào Việt Nam với thập phần thuận lợi do tâm lý người Việt khi nghe chữ "học bổng" là nghĩ đến tính nghĩa hiệp cao cả, giúp người giúp đời. Tôi tạm sử dụng cụm từ "kinh doanh học bổng" để nói về loại tuyển sinh này.  Trước hết chúng ta tạm điểm qua những dạng học bổng chính để sau đó phân biệt được loại "kinh doanh học bổng".

Học bổng từ các trường danh tiếng:

 Nếu học bổng đến từ trường top 100, (thậm chí top 200), chúng ta có thể an tâm đây là học bổng thứ thiệt. Điều kiện xin học bổng đòi hỏi sinh viên xuất sắc không những trên lãnh vực học tập mà còn những kỹ năng lãnh đạo, từ thiện, giao tế.  Số tiền học bổng trao tặng tùy thuộc vào thu nhập của gia đình ứng viên. Mục đích học bổng là khi đã chọn bạn, trường sẽ giúp bạn đủ khả năng theo học.  [2] Tham khảo trang mạng http://colleges.usnews.rankingsandreviews.com/best-colleges/rankings?int=9d5a08 để định giá ngôi trường.

Học bổng từ các bộ ngành quốc gia hoặc Liên Hiệp Quốc:

 Nhằm giúp đỡ một ban ngành trong quốc gia đang thiếu nhân sự về lãnh vực đang cần. Sinh viên có thể an tâm với loại học bổng này do những luật lệ ràng buộc phải minh bạch mọi khâu tuyển chọn.

Học bổng từ các tổ chức bất vụ lợi (non-profit organization):  

 Dạng học bổng giúp nghèo vượt khó, có tài năng nhưng hoàn cảnh khó khăn.  Thông thường dạng học bổng này cho phép người trúng tuyển chọn trường học. Nếu ràng buộc phải theo học trường nhất định và ngôi trường đó là trường tư, sinh viên cẩn thận nghiên cứu thêm trong  phần "học bổng kinh doanh" để tránh trường hợp tổ chức bất vụ lợi chỉ là bình phong cho hoạt động kiếm tiền.

Học bổng kinh doanh: 

 Đây là loại học bổng trá hình thông qua các qũy học bổng có tên gọi, mục đích hoạt động rất cao đẹp nhưng thực chất nhằm thu gom sinh viên kiếm thêm lợi nhuận.  Họ lập ra quy trình xin học bổng rất chuyên nghiệp, nhìn thoáng qua không khác gì các qũy học bổng uy tín, tuy nhiên hầu hết ai nộp đơn thì họ đều cấp.  Sinh viên cần cẩn trọng với dạng tuyển sinh này, bởi trong tâm trạng như được ban ơn, tự hào khi được nhận học bổng, sinh viên trở nên thụ đông không tìm hiểu sâu xa để nắm rõ toàn bộ số tiền phải bỏ thêm.   Cũng không quá khó để nhận diện loại "học bổng kinh doanh".  Chúng thường chỉ cấp học bổng duy nhất cho một ngôi trường tư - dạng làng, vô danh nào đó.  Tuy nhiên đối với người VN trong nước, không nắm rõ tiêu chuẩn trường tại Mỹ  rất dễ bị chiêu dụ qua những thông báo xét tuyển học bổng vô cùng cao thượng.

Thông thường "học bổng kinh doanh" được thiết kế như sau:


  • Trường cho thành lập qũy học bổng có tên gọi không dính đến tên trường.  Khi trường mở đợt tuyển sinh cho năm học mới, qũy học bổng ra thông báo đến các phương tiện truyền thông về việc tài trợ cho học bổng.  Phương thức này có tác dụng mạnh hơn phương thức tuyển sinh thông thường.  Riêng tại VN, giới truyền thông đôi khi chưa nắm rõ đã nhầm lẫn viết bài ca tụng,  tạo thêm một màn quảng cáo tuyển sinh miễn phí cho công ty kinh tài giáo dục.
  • Nhằm hổ trợ học bổng ai xin cũng cho một phần, trường tăng học phí.  Điển hình như  tiền học chính thức chỉ 10,000usd một năm sẽ tăng thành 15,000usd, tặng học bổng 5000usd.  Sinh viên sau khi mệt nhọc làm hồ sơ, trải qua phỏng vấn căng thẳng, sẽ sung sướng hãnh diện nhận 5000usd ấy mà quên tìm hiểu với số tiền phải đóng thêm 10,000usd sẽ có trường nào uy tín,  tốt đẹp hơn?
  • Dùng học bổng toàn phần lẫn lộn với học bổng một phần để tạo nên sự chú ý của sinh viên. Ban tổ chức mập mờ không đưa ra quota cấp học bổng toàn phần là bao nhiêu trong đợt xét tuyển.  Thông báo học bổng toàn phần bao giờ cũng được ban tổ chức nhấn mạnh đưa lên trên nhưng thực tế qua mỗi đợt xét tuyển, đôi khi không có hoặc chỉ 1 hoặc một ít học bổng toàn phần được cấp sử dụng như công cụ quảng cáo.  
  • Hứa hẹn cấp học bổng một phần trong khóa đầu, nếu "giỏi" sẽ được cấp học bổng toàn phần trong những khóa tới.  Tiêu chụẩn để đạt chữ "giỏi" không được ban tổ chức liệt kê. Sinh viên theo học khóa đầu với kỳ vọng được tài trợ toàn phần, cuối cùng phải ráng theo toàn bộ vì không muốn mất thời gian chuyển đổi chương trình học.  Những trường uy tín, sinh viên sau khi xong một môn học, nếu muốn đổi trường thì tín chỉ cho môn học ấy thường được các trường khác chấp nhận, khỏi phải học lại.  Trước khi chấp nhận loại học bổng kinh doanh này, sinh viên nên tìm hiểu vấn đề chuyển trường.  Đây cũng là phương cách cho ta biết về độ uy tín đào tạo của trường.
  • Thâu lệ phí khi đăng ký xin học bổng.  Tuy không nhiều tổ chức "kinh doanh học bổng" thâu phí xét duyệt đơn, nhưng nếu sinh viên tình cờ thấy, thì theo lời khuyên của khá nhiều cơ quan uy tính tại Hoa Kỳ, như tập đoàn truyền thông hàng đầu thế giới US News:  Đây là điều đầu tiên phải tránh xa loại học bổng này.  Bởi qũy học bổng chân chính giúp đỡ sinh viên sẽ không bao giờ đòi phí [3]
http://www.usnews.com/education/blogs/the-scholarship-coach/2011/04/07/9-signs-of-college-scholarship-scams
http://collegeapps.about.com/od/grantsandscholarships/tp/scholarship-scams.htm

"Kinh doanh học bổng" xuất hiện tại Việt Nam?

Có khả năng loại này xuất hiện ở VN nhưng ít người phân biệt được. Trong năm 2013, tôi tình cờ biết đến qũy học bổng Lửa Việt (Viet-Flame) do một số sinh viên được cấp học bổng nhờ kiếm thêm thông tin.  Học bổng Lửa Việt được ông Alan Phan thông báo trên trang mạng "Góc Nhìn Alan", cấp học bổng toàn phần và bán phần cho sinh viên theo học tại trường Bristol University, vốn là trường tư, thuộc dạng kinh doanh kiếm lời (for profit)[4].  Ông Alan là nhà đầu tư đồng thời cấp học bổng [5]

Toàn bộ sinh viên tìm tôi tư vấn đã tốn rất nhiều thời giờ làm đơn, viết luận văn, chuẩn bị tài liệu theo yêu cầu ban tuyển chọn.  Từ giai đoạn nộp đơn, phỏng vấn cho đến khi chờ đợi kết quả, các em rất phấn khởi, kỳ vọng, bày tỏ lòng ngưỡng mộ, chân thành cám ơn nhà tài trợ học bổng như những bậc vĩ đại giúp nước giúp dân, được ghi lại trong phần comment của blog "Góc Nhìn Alan" rất phong phú.

Việc qũy học bổng ra thông báo: "...sinh viên sẽ được tuyển chọn trong các ứng viên để nhận học bổng từ 5,000 đến 15,000 USD..." đã khiến các em mơ tưởng sẽ được nhận con số lớn, nhất là những em có tài chánh eo hẹp

Tuy nhiên khi được thông báo chỉ nhận học bổng "một phần", phải đóng thêm học phí phần còn lại rất lớn so với thu nhập bình quân tại VN, các em đã thất vọng.  Theo chúng tôi tìm hiểu, chưa có em nào xác nhận được trợ cấp học bổng toàn phần trong đợt tuyển chọn 2013 vừa qua.    

  • Sinh viên nghèo từ chối học bổng vì không đủ tài chánh đóng phần còn lại.  Số sinh viên đủ khả năng tài chánh nhưng đặt chất lượng học tập lên hàng đầu từ chối nhận học bổng cũng không ít.  Theo thông tin trao đổi trên mạng giữa các em, lý do từ chối như sau:
  • Nhờ người quen tại Mỹ đến tận nơi tìm hiểu về ngôi trường Bristol University, trường thuộc dạng làng, không campus, chuyên đào tạo nhân viên thư ký tòa án, vừa đổi tên từ Kingston College thành Bristol University, mới cung cấp chương trình học MBA (quản trị kinh doanh).  Chất lượng MBA khó lòng kiểm tra, hiếm sinh viên từng học qua để kiểm chứng.
  • Trường này không phải là trường Bristol University nổi tiếng toàn cầu tại Anh, cũng không phải là chi nhánh.  Việc nhầm lẫn tên trường dễ tạo ra nghi ngờ.
  • Phải học 8 môn trực tuyến online(truyền từ Mỹ) tại VN trong tổng số 12 môn cho chương trình MBA.
  • Hứa hẹn cho thêm học bổng phần 2 nếu học xong phần 1 nhưng không đưa ra số lượng sẽ cấp.
  • Với số tiền phải bỏ thêm, sinh viên có thể tìm trường khác có uy tính lâu năm, chất lượng rõ ràng hơn. Nhất là dạng online sẽ không giúp sinh viên kỹ năng giao tiếp, thảo luận cộng đồng...

Đối với những sinh viên khá giả nhận học bổng theo học chương trình MBA tại BU thì các em cho biết lý do theo học:
  • Bổ sung kiến thức cho những ai đã có kinh nghiệm đi làm và cần bằng cấp để thăng tiến cũng như không có thời gian đến lớp học.  
  • Một hình thức đến Mỹ du học và bản thân có đủ tài chánh.
  • Sinh viên đang theo học cũng đưa ra lời khuyên:  Đây không phải là "học bổng" cho sinh viên nghèo, cũng không mấy thích hợp cho những bạn cần bằng MBA để kiếm việc làm trong lãnh vực này.

Điều sinh viên cần lưu ý cho đợt tuyển chon 2014 của qũy học bổng Lửa Việt:

Năm nay trên blog "góc nhìn Alan" và qũy học bổng Lửa Việt có ra thông cáo tài trợ 100 học bổng [6].  Đồng thời ban xét tuyển đã xử dụng lần "đầu tiên":  Sinh viên phải đóng trước 150 usd lệ phí để xin học bổng và sẽ dùng làm phí ghi danh nếu được cấp học bổng.  Nếu tính theo số người được cấp học bổng nhưng không thèm nhận năm ngoái, thì số tiền này là "một số tiền" có được trả lại không?

Lời khuyên:  Sinh viên nên tìm hiểu rõ ràng về trường học, phương thức và môi trường học, đọc kỹ điều kiện xin học bổng Lửa Việt tại website:  http://us-study.org/

Yêu cầu ban tuyển chọn đưa ra con số học bổng toàn phần, bán phần sẽ cung cấp năm nay và đã cung cấp năm vừa qua.  Liên lạc các sinh viên từng được cấp học bổng nhưng không nhận và cả sinh viên đang theo học để nắm thực tế trước khi đóng 150 usd lệ phí.  Tham khảo thêm trên mạng về dạng học bổng đòi đóng trước lệ phí khi nộp đơn [3]

Chú Thích:
[1] - số lượng sinh viên du học tại Mỹ - nguồn:  http://vietnamembassy-usa.org/news/2013/11/vietnam-has-16098-students-us

[2] - trang mạng đánh giá trường - nguồn: http://colleges.usnews.rankingsandreviews.com/best-colleges/rankings?int=9d5a08

[3] - trang mạng cảnh báo "học bổng" - nguồn:
http://www.usnews.com/education/blogs/the-scholarship-coach/2011/04/07/9-signs-of-college-scholarship-scams
[4] - trang mạng đánh giá trường Bristol thuộc dạng  trường tư  kiếm lời  - nguồn: http://www.campusexplorer.com/colleges/B3743AC4/California/Anaheim/Bristol-University/

[5] - Ông Alan Phan và qũy học bổng Lửa Việt - nguồn:
[6] - thông báo học bổng Lửa Việt 2014 - nguồn: http://www.gocnhinalan.com/cac-hoat-dong-khac/hoc-bong-lua-viet-du-hoc-tai-hoa-ky-2014.html


Copy từ:  Huyền Lam



...................... 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét