(Mượn góc nhìn về thực trạng nền Kinh tế Mỹ để cùng suy ngẫm về kinh tế Việt Nam)
Đã tới lúc phải thừa nhận rằng chúng ta đang sống trong một nền kinh tế giả tạo. Truyền thông được sử dụng để làm cho chúng ta tưởng rằng mình đang có một nền kinh tế khỏe mạnh.
Cùng lúc với việc các nhà chính trị gia vỗ về nhân dân bằng những dự đoán chắc như đinh đóng cột về sự khởi sắc của nền kinh tế, chúng ta phải liên tiếp đón nhận những tin không vui từ các thống kê tài chính và về sự kém cỏi của các tập đoàn trọng điểm quốc gia đang đứng trên bờ vực phá sản vì nợ nần chồng chất. Đáng buồn tức hơn nữa là chính phủ lại muốn dùng những đồng tiền thuế từ mồ hôi và nước mắt của người dân để cứu chính những tập đoàn mà đã đưa nền kinh tế đến với sự khủng hoảng
Hàng ngày, chúng ta nghe thấy người người vẫn đang vất vả với hi vọng mong manh tìm kiếm việc làm, dù cho phải làm những công việc trái với ngành được đào tạo. Các chính trị gia vẫn với giọng điệu chắc nịch hứa hẹn sẽ có việc, nhưng chính trị gia thì không thể nào tạo ra được việc làm. Nhìn thấy cả dòng người xếp hàng hay dựng trại ở bên ngoài những siêu thị lớn vào các ngày có chương trình khuyến mãi như thứ Sáu ngày mười 13, hay trong các khung giờ vàng làm cho chúng ta tưởng rằng mình vẫn đang sống trong một nền kinh tế cường thịnh. Nhưng đau buồn thay hóa ra tất cả sản phẩm không được mua bằng tiền thật mà bởi thẻ tín dụng – mua nợ.
Các tin tức trên mạng, trên truyền hình, trên báo hay trên đài đều có chung một mục đích đó là làm mờ đi đôi mắt của chúng ta. Một người như Kim Kardashian – bắt đầu nổi tiếng vào năm 2007 khi kiện Vivid Entertainment vì đã phát hành video cô làm tình với rapper Ray J bốn năm trước đó, đã chiếm được sự ưu ái của trang báo điện từ Huffington Post khi cô được lên trang nhất của tờ báo này chỉ vì con mèo cưng của cô bị chết. Có lẽ chẳng cần phải bàn luận thêm
Trong khi đó, những bản tin tài chính luôn làm cho chúng ta cảm thấy nền kinh tế thật phức tạp và không một ai được phép nói sự thật về tình hình kinh tế đất nước hiện nay trong các bản tin đó
Liệu bạn có đang bực bội hay phân vân một chút nào đó về nền kinh tế của chúng ta
Vậy thì hi vọng những dấu hiệu về một nền kinh tế giả tạo sau đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ được những phân vân mà bạn đang có.
Việc làm giả: Không chỉ những con số thống kê tỉ lệ thất nghiệp là giả, mà các công việc hiện hành cũng là giả nốt. Trong số hàng ngàn công việc chúng ta đang làm, liệu bao nhiêu thực sự mang lại giá trị cho cuộc sống của loài người trên trái đất? Một con số nghiên cứu cho thấy 80% loại việc hiện hành có thể biến mất vào ngày mai mà không ảnh hưởng chút nào tới sự tồn tại hay hạnh phúc của con chúng ta. Do phương thức quản lý yếu kém, nhiều khi hàng hóa từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng phải trải qua một hệ thống phấn phối trung gian cồng kềnh và nặng nề, làm cho giá cả bị đội lên rất nhiều so với giá xuất xưởng của chúng. Nhiều công việc trong hệ thống đó chẳng hề mang lại chút lợi ích gì cho xã hội loài người. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về điểm này ở ý tiếp theo.
Vấn đề – chứ không phải giải pháp, tạo ra việc làm: Chúng ta không thể giải quyết những vấn đề thực sự bởi vì điều đó sẽ lại làm giảm công ăn việc làm trong xã hội. Không thể chấm dứt chiến tranh và mang những người lính đang trên chiến trường trở về nhà khi mà tỉ lệ thất nghiệp đã tương đối cao. Chúng ta cũng không thể chấm dứt cuộc chiến tranh chống buôn lậu ma túy và các hàng thuốc cấm vì điều đó sẽ làm cho hàng ngàn nhân viên DEA [Drug Enforcement Administration], giám ngục nhà tù của hệ thống luật pháp, nhân viên cảnh sát đi tuần, và toàn bộ những ai đang làm việc để giúp đỡ họ. Chúng ta cũng không thể đơn giản hóa hệ thống thuế má vì sẽ làm cho những nhân viên trông coi sổ sách, giáo viên dạy kế toán, luật sư ngành thuế và nhiều người có nghề liên quan bị thất nghiệp. Chúng ta cũng không thể đơn giản hóa bộ máy quản lý nhà nước hay hệ thống y tế quốc gia vì những nhân viên văn phòng đang phục vụ cho các hệ thống này hiện tại không có những kỹ năng đáng kể nào khác mà có thể mang lại lợi ích cho xã hội. Chúng ta không thể dừng lại việc giám sát người dân vì điều đó có thể làm cho hàng triệu người khác nữa thất nghiệp. Sau cùng, điều gì sẽ xảy ra đối với các trường đại học khi mà sinh viên nhân ra rằng những tấm bằng tốt nghiệp của họ không xứng đáng với cái giá mà họ đã bỏ ra, hoặc là khi mà chính các sinh viên nhận ra rằng họ có thể học được kiến thức tương tự như học ở đại học mà không mất một đồng nào từ Internet. Nói một cách khác, chúng ta đang sống trong một xã hội tự tạo ra vấn đề để mà sinh ra những việc làm – những công việc chẳng mang lại lợi ích thực sự gì cho xã hội.
Đồng tiền không có giá trị: Đồng tiền chính là thứ ảo tưởng nhất mọi thời đại. Tiền mà chúng ta đang dùng là được vay từ các tập đoàn độc quyền tư nhân với lãi suất một cách ngẫu nhiên do họ tự đặt ra. Chúng ta vay họ để dùng và chúng ta mang nợ. Đã có nợ thì phải trả trừ khi luật pháp có sự thay đổi nào đó. Những đồng tiền này có giá trị chính bởi vì luật pháp quy định như thế, và giá trị của đồng tiên thì lên xuống theo lượng sản phẩm được cung ứng bởi những tập đoàn độc quyền trên. Giá trị thực sự của tiền chỉ là con số không vì nó chỉ là một tờ giấy với những hoa văn mỹ miều được in lên. Những thứ mang lại giá trị thực sự cho con người đó là sức lao động, công cụ, tài nguyên, thực phẩm, nước và năng lượng chứ không phải tiền.
Cục Dữ trữ Liên bang nay đã mua tới 90% nợ quốc gia: Cục Dự trữ Liên bang đã cho chính phủ vay tiền thông qua việc mua trái phiếu nhà nước. Chính phủ Mỹ đã phát hành trái phiếu trên thị trường tự do thông qua hình thức đấu giá. Những ai tin tưởng và khả năng phát triển kinh tế của chính phủ thì sẽ bỏ tiền ra mua những trái phiếu trên và hưởng lãi theo kỳ hạn. Rõ ràng hiện nay chẳng còn mấy người muốn đầu tư cho bộ máy của Obama khi nhìn vào kết quả đấu giá là 90% số trái phiếu được phát ra được mua lại bởi chính Cục Dữ trữ Liên bang. Cách thức làm này của chính phủ Mỹ chẳng khác gì cách làm của chùm lừa gạt đầu tư Madoff. Bằng cách này, lãi suất có thể bị giữ ở mức thấp và rồi được đẩy lên để thu hút các nhà đầu tư bên ngoài. Theo như thuật ngữ phổ thông thì toàn bộ hệ thống tài chính của chúng ta chỉ như một con hổ giấy, một con cá gỗ hay bất cứ từ nào khác bạn muốn dùng để ám chỉ một thứ giả tạo.
Làm thế nào để xác định được giá trị của một đồ vật? Quá trình xác định giá trị của một mặt hàng nào đó trên thị trường đã trở nên rất phức tạp và việc định giá chính xác cho một vật phẩm nào đó đã trở nên gần như không thể. Giữa vòng vây của: sản phẩm được chính phủ trợ giá như thực phẩm, xăng dầu, giáo dục, nhà đất, bảo hiểm và thậm chí cả xe hơi; thuế, quy định và pháp luật; lợi dụng đồng tiền và tỉ lệ lãi suất; việc Wall Street đánh bạc với đồng tiền của các nhà đầu tư; thì liệu chúng ta còn có thể biết được giá trị thật của các vật phẩm nữa hay không? Ví dụ, tại sau một lạng marijuana (cần sa – một loại cỏ có thể mọc ở bất cứ đâu) lại có thể có giá lên tới 1.700 USD? Liệu đó có phải là giá trị thực sự của nó dựa trên công sức lao động bỏ ra và dựa trên quy luật cung cầu? Tất nhiên là không phải, giá trị của nó đã bị lạm phát lên bởi vì pháp luật và các quy định hiện hành.
Thất bại thì được tưởng thưởng: Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế giả tạo mà ở đó sự thất bại lại được khen thưởng còn thành công thì bị xử phạt. Công dân ở trên toàn đất nước đều được khích lệ tiết kiệm và chăm chỉ làm việc để rồi bỏ tiền ra cứu vớt những chính phủ hủ bại, các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và thậm chí là những công ty sản xuất ô tô kém cỏi. Và khi chúng ta chịu khó làm việc hơn và đạt được những thành công nhất định thì chính phủ đánh thuế nặng nề để trả tiền cho bộ máy chính quyền vô dụng. Tuy nhiên cách thu thuế vô biên này còn xa mới có thể giải quyết được vấn đề tận gốc. Thực tế là những phương án của các ngân hàng đưa ra mới chính là vấn đề, nó chỉ giúp làm giàu cho những nhà đầu tư của các ngân hàng bằng công sức của giai cấp trung lưu. Các tập đoàn ngân hàng toàn cầu đang chơi đùa ở các sòng bạc hoàng gia với những đồng thuế của người dân, cả những đồng tiền của rất nhiều thế hệ tương lai nữa. Và một sự thật đáng buồn là những sòng bạc này được tạo ra để họ luôn thất bại và rồi do đó họ có thể tiếp tục lấy tài sản của người dân. Mỗi ván chơi là được ăn cả ngã về không, nhưng mà tiền của họ thì là giả còn tài sản của chúng ta thì là thật.
Các tập đoàn có cùng quyền lợi như người dân nhưng hình phạt thì khác: Khi Tòa án tối cao ban hành luật cho phép các tập đoàn có quyền lợi được tự do ngôn luận như con người, đó chính là một trong những cái đinh cuối cùng đóng vào quan tài của nền cộng hòa. Các tập đoàn giờ đây có thể tài trợ cho các cuộc bầu cử và mua chuộc những pháp chế cần thiết để họ có thể hoạt động mà không bị xử phạt. Tập đoàn có thể được cấu thành từ con người, nhưng nó không có cùng chuẩn nhân đạo như con người. Vấn đề này đã được lên án quyết liệt trong bài báo “Nếu BP là một con người thì thế nào?”. Theo như những gì được viết, nếu xét theo chuẩn mực đạo đức hiện nay và những định nghĩa hiện hành về tội ác thì BP đáng lẽ ra phải bị xử như một tên giết người biến thái và…bất tử. Và khi mà những tập đoàn này đều có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ, chúng ta có cần nên xem lại bộ máy lãnh đạo của chính mình? Bằng việc thay đổi định nghĩa, họ đang cố gắng đổi trắng thay đen. Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra và sự thật thì luôn tìm cách lộ diện.
Người dân đang mua những thứ họ không cần bằng những đồng tiền họ không có: Sự chi tiêu thái quá của chính phủ đã có một phiên bản sao chép y hệt trong hành vi của người tiêu dùng Mỹ. Mặc cho lạm phát, mặc cho tỉ lệ thất nghiệp đang tăng và mặc cho sự sụp đổ của thị trường nhà đất, người dân Mỹ vẫn đang tiêu tiền mà họ không hề có từ những chiếc thẻ tín dụng điện tử. The Associated Press vừa đưa ra báo cáo cho biết trong tháng 10 năm 2012, người dân đã quét thẻ thường xuyên hơn và vay tiền nhiều hơn cho việc đi học và mua xe hơi. Sự lạm dụng này đã làm cho nợ của người tiêu dùng Mỹ trở nên cao nhất mọi thời đại. Cục Dự trữ Liên bang cho biết từ tháng 9 tới tháng 10, người dân Mỹ đã vay thêm tới 14.2 tỷ USD và hiện nay đã chạm mức 2.75 nghìn tỷ USD.
Việc vay tiền mua xe hơi hay đi học thực sự đáng lo ngại vì đây là những khoản đầu tư chỉ có lỗ.
Các nhà kinh doanh bị gán tội: Để có một cuộc sống đơn giản bằng chính đôi chân của bạn giờ đã trở nên gần như không thể. Nước Mỹ giờ đây là đất nước của nạn quan liêu, luôn muốn bóp ngạt những mô hình kinh doanh nhỏ và xử phạt sự tự cung tự cấp. Có lẽ không có ví dụ nào tốt hơn vì dụ về sự tấn công một mô hình trang trại tự cung ứng. Bằng cách viện lý lẽ từ Agenda 21, chính phủ đã đóng cửa những trang trại hộ gia đình bấy lâu nay hoạt động tốt đẹp và treo biển “khu vực được bảo vệ” lên đó. Trong trường hợp gần đây nhất, một trang trại nuôi trai lấy ngọc đã bị đóng cửa dựa trên những nghiên cứu khoa học và kết luận sai lầm. Điều này làm cho một mô hình kinh doanh đã 80 năm với 50.000 nghin khách du lịch mỗi năm và 30 công nhân làm việc full-time ở đây bị lâm vào cảnh bơ vơ. Trong nhiều trường hợp tương tự, một điều đau buồn đó là những khu trang trại do chính phủ cướp của người dân đã bị rơi vào tay những kẻ chẳng hề quan tâm gì tới nền kinh tế địa phương ở đó. Một trong những tính chất cố hữu của nền kinh tế giả tạo đó là tạo ra sự phụ thuộc trong khi đáng lẽ ra thì không nên có một chút nào.
Công nghiệp hóa nô lệ: Bạn nghĩ rằng nô lệ đã biến mất từ thế kỷ 19? Hãy nghĩ lại. Những tài phiệt đã thành công trong việc nô dịch hóa bằng nợ từ quốc gia này tới quốc gia khác, trong mọi lĩnh vực ngành nghề, các chính phủ bang cũng như địa phương và gần như tất cả mọi người dân trên thế giới. Họ đã mua chúng ta và biến chúng ta thành người hầu bởi những đồng tiền mà họ không hề có – họ chỉ đơn thuần hô “biến” và thế là tự nhiên họ có tiền để nô dịch chúng ta. Thậm chỉ một người không hề có liên quan hay dính lứu gì tới ngân hàng, không có thẻ tín dụng, thì họ cũng vẫn phải trả tiền cho Cục Dự trữ Liên bang thông qua lạm phát và thuế thu nhập. Tác giả của cuốn “Confessions of an Enonomic Hit Man”, John Perkins nhắc đi nhắc lại: Đã tới lúc những ngân hàng bóc lột tầng lớp trung lưu bằng cách tăng thuế, giảm dịch vụ công ích, và lấy đồng lương của bạn. Một ví dụ nữa rõ ràng hơn đó là việc bóc lột sức lao động của tù nhân. Luật pháp và quy định hiện hành được tạo ra là để lợi dụng sức lao động của tù nhân mà làm giàu cho những tập đoàn sở hữu các nhà tù đó, trong khi đó thì những cộng đồng địa phương thì trở nên ngèo hơn và nhiều nguy hiểm hơn.
George Carlin đã nói “Chúng ta gọi ‘Giấc mơ Mỹ’ là vì chỉ có mơ thì mới tin vào điều đó”. Có lẽ nếu như chúng ta chỉ sống trong một đất nước duy nhất thì sự tồi tệ đã dừng lại ở đó, nhưng chúng ta đang trải nghiệm một giấc mơ chung của toàn cầu về một chính phủ mà có thể xử lý mọi việc chỉ trong tích tắc. Tuy nhiên, trong thế giới thực chúng ta đang sống, sự sụp đổ đã thực sự bắt đầu. Từ nay tới lúc chúng ta quyết tâm không làm nô lệ nữa và xem xét 10 dấu hiệu đã nói ở trên, thì chúng ta sẽ mãi đắm chìm trong sự ảo tưởng mà thôi. May thay, đã có những dấu hiệu khả quan từ những cuộc biểu tình trên toàn cầu, những phong trào thay thế tiền tệ, và rất nhiều giải pháp sáng tạo tại những đất nước bị ảnh hưởng lớn nhất như Iceland, Greece, và Spain. Ở các nước này, người dân đã dần dần tỉnh giấc và soi vào gương để nhận ra rằng nền kinh tế mơ ước mà họ đã biết đã tạo ra nhằm làm cho họ lạc lối khi đi tìm giải pháp.
Copy từ: Dân Luận
.........
Đã tới lúc phải thừa nhận rằng chúng ta đang sống trong một nền kinh tế giả tạo. Truyền thông được sử dụng để làm cho chúng ta tưởng rằng mình đang có một nền kinh tế khỏe mạnh.
Cùng lúc với việc các nhà chính trị gia vỗ về nhân dân bằng những dự đoán chắc như đinh đóng cột về sự khởi sắc của nền kinh tế, chúng ta phải liên tiếp đón nhận những tin không vui từ các thống kê tài chính và về sự kém cỏi của các tập đoàn trọng điểm quốc gia đang đứng trên bờ vực phá sản vì nợ nần chồng chất. Đáng buồn tức hơn nữa là chính phủ lại muốn dùng những đồng tiền thuế từ mồ hôi và nước mắt của người dân để cứu chính những tập đoàn mà đã đưa nền kinh tế đến với sự khủng hoảng
Hàng ngày, chúng ta nghe thấy người người vẫn đang vất vả với hi vọng mong manh tìm kiếm việc làm, dù cho phải làm những công việc trái với ngành được đào tạo. Các chính trị gia vẫn với giọng điệu chắc nịch hứa hẹn sẽ có việc, nhưng chính trị gia thì không thể nào tạo ra được việc làm. Nhìn thấy cả dòng người xếp hàng hay dựng trại ở bên ngoài những siêu thị lớn vào các ngày có chương trình khuyến mãi như thứ Sáu ngày mười 13, hay trong các khung giờ vàng làm cho chúng ta tưởng rằng mình vẫn đang sống trong một nền kinh tế cường thịnh. Nhưng đau buồn thay hóa ra tất cả sản phẩm không được mua bằng tiền thật mà bởi thẻ tín dụng – mua nợ.
Các tin tức trên mạng, trên truyền hình, trên báo hay trên đài đều có chung một mục đích đó là làm mờ đi đôi mắt của chúng ta. Một người như Kim Kardashian – bắt đầu nổi tiếng vào năm 2007 khi kiện Vivid Entertainment vì đã phát hành video cô làm tình với rapper Ray J bốn năm trước đó, đã chiếm được sự ưu ái của trang báo điện từ Huffington Post khi cô được lên trang nhất của tờ báo này chỉ vì con mèo cưng của cô bị chết. Có lẽ chẳng cần phải bàn luận thêm
Trong khi đó, những bản tin tài chính luôn làm cho chúng ta cảm thấy nền kinh tế thật phức tạp và không một ai được phép nói sự thật về tình hình kinh tế đất nước hiện nay trong các bản tin đó
Liệu bạn có đang bực bội hay phân vân một chút nào đó về nền kinh tế của chúng ta
Vậy thì hi vọng những dấu hiệu về một nền kinh tế giả tạo sau đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ được những phân vân mà bạn đang có.
Việc làm giả: Không chỉ những con số thống kê tỉ lệ thất nghiệp là giả, mà các công việc hiện hành cũng là giả nốt. Trong số hàng ngàn công việc chúng ta đang làm, liệu bao nhiêu thực sự mang lại giá trị cho cuộc sống của loài người trên trái đất? Một con số nghiên cứu cho thấy 80% loại việc hiện hành có thể biến mất vào ngày mai mà không ảnh hưởng chút nào tới sự tồn tại hay hạnh phúc của con chúng ta. Do phương thức quản lý yếu kém, nhiều khi hàng hóa từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng phải trải qua một hệ thống phấn phối trung gian cồng kềnh và nặng nề, làm cho giá cả bị đội lên rất nhiều so với giá xuất xưởng của chúng. Nhiều công việc trong hệ thống đó chẳng hề mang lại chút lợi ích gì cho xã hội loài người. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về điểm này ở ý tiếp theo.
Vấn đề – chứ không phải giải pháp, tạo ra việc làm: Chúng ta không thể giải quyết những vấn đề thực sự bởi vì điều đó sẽ lại làm giảm công ăn việc làm trong xã hội. Không thể chấm dứt chiến tranh và mang những người lính đang trên chiến trường trở về nhà khi mà tỉ lệ thất nghiệp đã tương đối cao. Chúng ta cũng không thể chấm dứt cuộc chiến tranh chống buôn lậu ma túy và các hàng thuốc cấm vì điều đó sẽ làm cho hàng ngàn nhân viên DEA [Drug Enforcement Administration], giám ngục nhà tù của hệ thống luật pháp, nhân viên cảnh sát đi tuần, và toàn bộ những ai đang làm việc để giúp đỡ họ. Chúng ta cũng không thể đơn giản hóa hệ thống thuế má vì sẽ làm cho những nhân viên trông coi sổ sách, giáo viên dạy kế toán, luật sư ngành thuế và nhiều người có nghề liên quan bị thất nghiệp. Chúng ta cũng không thể đơn giản hóa bộ máy quản lý nhà nước hay hệ thống y tế quốc gia vì những nhân viên văn phòng đang phục vụ cho các hệ thống này hiện tại không có những kỹ năng đáng kể nào khác mà có thể mang lại lợi ích cho xã hội. Chúng ta không thể dừng lại việc giám sát người dân vì điều đó có thể làm cho hàng triệu người khác nữa thất nghiệp. Sau cùng, điều gì sẽ xảy ra đối với các trường đại học khi mà sinh viên nhân ra rằng những tấm bằng tốt nghiệp của họ không xứng đáng với cái giá mà họ đã bỏ ra, hoặc là khi mà chính các sinh viên nhận ra rằng họ có thể học được kiến thức tương tự như học ở đại học mà không mất một đồng nào từ Internet. Nói một cách khác, chúng ta đang sống trong một xã hội tự tạo ra vấn đề để mà sinh ra những việc làm – những công việc chẳng mang lại lợi ích thực sự gì cho xã hội.
Đồng tiền không có giá trị: Đồng tiền chính là thứ ảo tưởng nhất mọi thời đại. Tiền mà chúng ta đang dùng là được vay từ các tập đoàn độc quyền tư nhân với lãi suất một cách ngẫu nhiên do họ tự đặt ra. Chúng ta vay họ để dùng và chúng ta mang nợ. Đã có nợ thì phải trả trừ khi luật pháp có sự thay đổi nào đó. Những đồng tiền này có giá trị chính bởi vì luật pháp quy định như thế, và giá trị của đồng tiên thì lên xuống theo lượng sản phẩm được cung ứng bởi những tập đoàn độc quyền trên. Giá trị thực sự của tiền chỉ là con số không vì nó chỉ là một tờ giấy với những hoa văn mỹ miều được in lên. Những thứ mang lại giá trị thực sự cho con người đó là sức lao động, công cụ, tài nguyên, thực phẩm, nước và năng lượng chứ không phải tiền.
Cục Dữ trữ Liên bang nay đã mua tới 90% nợ quốc gia: Cục Dự trữ Liên bang đã cho chính phủ vay tiền thông qua việc mua trái phiếu nhà nước. Chính phủ Mỹ đã phát hành trái phiếu trên thị trường tự do thông qua hình thức đấu giá. Những ai tin tưởng và khả năng phát triển kinh tế của chính phủ thì sẽ bỏ tiền ra mua những trái phiếu trên và hưởng lãi theo kỳ hạn. Rõ ràng hiện nay chẳng còn mấy người muốn đầu tư cho bộ máy của Obama khi nhìn vào kết quả đấu giá là 90% số trái phiếu được phát ra được mua lại bởi chính Cục Dữ trữ Liên bang. Cách thức làm này của chính phủ Mỹ chẳng khác gì cách làm của chùm lừa gạt đầu tư Madoff. Bằng cách này, lãi suất có thể bị giữ ở mức thấp và rồi được đẩy lên để thu hút các nhà đầu tư bên ngoài. Theo như thuật ngữ phổ thông thì toàn bộ hệ thống tài chính của chúng ta chỉ như một con hổ giấy, một con cá gỗ hay bất cứ từ nào khác bạn muốn dùng để ám chỉ một thứ giả tạo.
Làm thế nào để xác định được giá trị của một đồ vật? Quá trình xác định giá trị của một mặt hàng nào đó trên thị trường đã trở nên rất phức tạp và việc định giá chính xác cho một vật phẩm nào đó đã trở nên gần như không thể. Giữa vòng vây của: sản phẩm được chính phủ trợ giá như thực phẩm, xăng dầu, giáo dục, nhà đất, bảo hiểm và thậm chí cả xe hơi; thuế, quy định và pháp luật; lợi dụng đồng tiền và tỉ lệ lãi suất; việc Wall Street đánh bạc với đồng tiền của các nhà đầu tư; thì liệu chúng ta còn có thể biết được giá trị thật của các vật phẩm nữa hay không? Ví dụ, tại sau một lạng marijuana (cần sa – một loại cỏ có thể mọc ở bất cứ đâu) lại có thể có giá lên tới 1.700 USD? Liệu đó có phải là giá trị thực sự của nó dựa trên công sức lao động bỏ ra và dựa trên quy luật cung cầu? Tất nhiên là không phải, giá trị của nó đã bị lạm phát lên bởi vì pháp luật và các quy định hiện hành.
Thất bại thì được tưởng thưởng: Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế giả tạo mà ở đó sự thất bại lại được khen thưởng còn thành công thì bị xử phạt. Công dân ở trên toàn đất nước đều được khích lệ tiết kiệm và chăm chỉ làm việc để rồi bỏ tiền ra cứu vớt những chính phủ hủ bại, các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và thậm chí là những công ty sản xuất ô tô kém cỏi. Và khi chúng ta chịu khó làm việc hơn và đạt được những thành công nhất định thì chính phủ đánh thuế nặng nề để trả tiền cho bộ máy chính quyền vô dụng. Tuy nhiên cách thu thuế vô biên này còn xa mới có thể giải quyết được vấn đề tận gốc. Thực tế là những phương án của các ngân hàng đưa ra mới chính là vấn đề, nó chỉ giúp làm giàu cho những nhà đầu tư của các ngân hàng bằng công sức của giai cấp trung lưu. Các tập đoàn ngân hàng toàn cầu đang chơi đùa ở các sòng bạc hoàng gia với những đồng thuế của người dân, cả những đồng tiền của rất nhiều thế hệ tương lai nữa. Và một sự thật đáng buồn là những sòng bạc này được tạo ra để họ luôn thất bại và rồi do đó họ có thể tiếp tục lấy tài sản của người dân. Mỗi ván chơi là được ăn cả ngã về không, nhưng mà tiền của họ thì là giả còn tài sản của chúng ta thì là thật.
Các tập đoàn có cùng quyền lợi như người dân nhưng hình phạt thì khác: Khi Tòa án tối cao ban hành luật cho phép các tập đoàn có quyền lợi được tự do ngôn luận như con người, đó chính là một trong những cái đinh cuối cùng đóng vào quan tài của nền cộng hòa. Các tập đoàn giờ đây có thể tài trợ cho các cuộc bầu cử và mua chuộc những pháp chế cần thiết để họ có thể hoạt động mà không bị xử phạt. Tập đoàn có thể được cấu thành từ con người, nhưng nó không có cùng chuẩn nhân đạo như con người. Vấn đề này đã được lên án quyết liệt trong bài báo “Nếu BP là một con người thì thế nào?”. Theo như những gì được viết, nếu xét theo chuẩn mực đạo đức hiện nay và những định nghĩa hiện hành về tội ác thì BP đáng lẽ ra phải bị xử như một tên giết người biến thái và…bất tử. Và khi mà những tập đoàn này đều có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ, chúng ta có cần nên xem lại bộ máy lãnh đạo của chính mình? Bằng việc thay đổi định nghĩa, họ đang cố gắng đổi trắng thay đen. Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra và sự thật thì luôn tìm cách lộ diện.
Người dân đang mua những thứ họ không cần bằng những đồng tiền họ không có: Sự chi tiêu thái quá của chính phủ đã có một phiên bản sao chép y hệt trong hành vi của người tiêu dùng Mỹ. Mặc cho lạm phát, mặc cho tỉ lệ thất nghiệp đang tăng và mặc cho sự sụp đổ của thị trường nhà đất, người dân Mỹ vẫn đang tiêu tiền mà họ không hề có từ những chiếc thẻ tín dụng điện tử. The Associated Press vừa đưa ra báo cáo cho biết trong tháng 10 năm 2012, người dân đã quét thẻ thường xuyên hơn và vay tiền nhiều hơn cho việc đi học và mua xe hơi. Sự lạm dụng này đã làm cho nợ của người tiêu dùng Mỹ trở nên cao nhất mọi thời đại. Cục Dự trữ Liên bang cho biết từ tháng 9 tới tháng 10, người dân Mỹ đã vay thêm tới 14.2 tỷ USD và hiện nay đã chạm mức 2.75 nghìn tỷ USD.
Việc vay tiền mua xe hơi hay đi học thực sự đáng lo ngại vì đây là những khoản đầu tư chỉ có lỗ.
Các nhà kinh doanh bị gán tội: Để có một cuộc sống đơn giản bằng chính đôi chân của bạn giờ đã trở nên gần như không thể. Nước Mỹ giờ đây là đất nước của nạn quan liêu, luôn muốn bóp ngạt những mô hình kinh doanh nhỏ và xử phạt sự tự cung tự cấp. Có lẽ không có ví dụ nào tốt hơn vì dụ về sự tấn công một mô hình trang trại tự cung ứng. Bằng cách viện lý lẽ từ Agenda 21, chính phủ đã đóng cửa những trang trại hộ gia đình bấy lâu nay hoạt động tốt đẹp và treo biển “khu vực được bảo vệ” lên đó. Trong trường hợp gần đây nhất, một trang trại nuôi trai lấy ngọc đã bị đóng cửa dựa trên những nghiên cứu khoa học và kết luận sai lầm. Điều này làm cho một mô hình kinh doanh đã 80 năm với 50.000 nghin khách du lịch mỗi năm và 30 công nhân làm việc full-time ở đây bị lâm vào cảnh bơ vơ. Trong nhiều trường hợp tương tự, một điều đau buồn đó là những khu trang trại do chính phủ cướp của người dân đã bị rơi vào tay những kẻ chẳng hề quan tâm gì tới nền kinh tế địa phương ở đó. Một trong những tính chất cố hữu của nền kinh tế giả tạo đó là tạo ra sự phụ thuộc trong khi đáng lẽ ra thì không nên có một chút nào.
Công nghiệp hóa nô lệ: Bạn nghĩ rằng nô lệ đã biến mất từ thế kỷ 19? Hãy nghĩ lại. Những tài phiệt đã thành công trong việc nô dịch hóa bằng nợ từ quốc gia này tới quốc gia khác, trong mọi lĩnh vực ngành nghề, các chính phủ bang cũng như địa phương và gần như tất cả mọi người dân trên thế giới. Họ đã mua chúng ta và biến chúng ta thành người hầu bởi những đồng tiền mà họ không hề có – họ chỉ đơn thuần hô “biến” và thế là tự nhiên họ có tiền để nô dịch chúng ta. Thậm chỉ một người không hề có liên quan hay dính lứu gì tới ngân hàng, không có thẻ tín dụng, thì họ cũng vẫn phải trả tiền cho Cục Dự trữ Liên bang thông qua lạm phát và thuế thu nhập. Tác giả của cuốn “Confessions of an Enonomic Hit Man”, John Perkins nhắc đi nhắc lại: Đã tới lúc những ngân hàng bóc lột tầng lớp trung lưu bằng cách tăng thuế, giảm dịch vụ công ích, và lấy đồng lương của bạn. Một ví dụ nữa rõ ràng hơn đó là việc bóc lột sức lao động của tù nhân. Luật pháp và quy định hiện hành được tạo ra là để lợi dụng sức lao động của tù nhân mà làm giàu cho những tập đoàn sở hữu các nhà tù đó, trong khi đó thì những cộng đồng địa phương thì trở nên ngèo hơn và nhiều nguy hiểm hơn.
George Carlin đã nói “Chúng ta gọi ‘Giấc mơ Mỹ’ là vì chỉ có mơ thì mới tin vào điều đó”. Có lẽ nếu như chúng ta chỉ sống trong một đất nước duy nhất thì sự tồi tệ đã dừng lại ở đó, nhưng chúng ta đang trải nghiệm một giấc mơ chung của toàn cầu về một chính phủ mà có thể xử lý mọi việc chỉ trong tích tắc. Tuy nhiên, trong thế giới thực chúng ta đang sống, sự sụp đổ đã thực sự bắt đầu. Từ nay tới lúc chúng ta quyết tâm không làm nô lệ nữa và xem xét 10 dấu hiệu đã nói ở trên, thì chúng ta sẽ mãi đắm chìm trong sự ảo tưởng mà thôi. May thay, đã có những dấu hiệu khả quan từ những cuộc biểu tình trên toàn cầu, những phong trào thay thế tiền tệ, và rất nhiều giải pháp sáng tạo tại những đất nước bị ảnh hưởng lớn nhất như Iceland, Greece, và Spain. Ở các nước này, người dân đã dần dần tỉnh giấc và soi vào gương để nhận ra rằng nền kinh tế mơ ước mà họ đã biết đã tạo ra nhằm làm cho họ lạc lối khi đi tìm giải pháp.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013
Lê Duy chuyển ngữ
Nguồn: The Idealist
Copy từ: Dân Luận
.........
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét