(Dân trí) - Kiểm toán Nhà nước cho biết, các công ty con 100%
vốn Agribank năm 2009 lỗ 1.782 tỷ đồng; 2010 lỗ 4.393 tỷ đồng. Đặc biệt
là hai công ty cho thuê tài chính (ALC I và ALC II) có nhiều vi phạm
nghiêm trọng, lỗ lớn, mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu;
>> Agribank để lộ hàng loạt sai phạm về tín dụng
>> Hàng loạt vi phạm tại Agribank sắp bị Thanh tra Chính phủ công khai
>> Bắt nguyên Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Agribank
>> Xem xét kỷ luật hai cựu chủ tịch Agribank
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
|
TTCP cho biết, các công ty con 100% vốn của Agribank thua lỗ lớn:
năm 2009 lỗ 1.782 tỷ đồng; 2010 lỗ 4.393 tỷ đồng. Đặc biệt là hai công
ty cho thuê tài chính (ALC I và ALC II) có nhiều vi phạm nghiêm trọng,
lỗ lớn, mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu;
Agribank còn có các khoản đầu tư “hớ” nặng như việc đầu tư 144 tỷ
đồng vào cổ phiếu CMC, thị giá 72 tỷ đồng, thế nhưng đến thời điểm
31/12/2011 giá chỉ còn trên 20 tỷ đồng.
Hay như việc đầu tư kinh doanh cổ phiếu tại Agribank chi nhánh
TPHCM trong 4 năm từ 2008-2011 lỗ 46,3 tỷ đồng; đầu tư 5 triệu cổ phiếu
HALAND trị giá 275 tỷ đồng chưa tuân thủ quy định, tại thời điểm
31/12/2011, trị giá cổ phiếu giảm 84 tỷ đồng so với ban đầu.
Hoạt động của Công ty Chứng khoán Agiseco cũng gây thua lỗ lớn, chưa tuân thủ quy định về quản trị, các quy trình kinh doanh.
Từ những vi phạm nêu trên, cùng với tình trạng suy giảm nhanh chóng
của thị trường chứng khoán, tại thời điểm 31/12/2011, giá trị cổ phiếu
nhận rerepo và exrepo (đối với cổ phiếu xác định được thị giá) thấp hơn
giá trị Agriseco cho khách hàng vay 127,3 tỷ đồng.
Nội dung hợp đồng rerepo và exrepo chưa ràng buộc chặt chẽ trách
nhiệm thanh toán và các tài sản sản đảm bảo thanh toán của khách hàng
nên đã dẫn đến nhiều thua lỗ với số lượng lớn.
Hoạt động tự doanh của Agriseco cũng không hiệu quả, nguy cơ thua
lỗ với số lượng lớn là rất cao. Như tại thời điểm cuối năm 2011,
Agriseco đang đầu tư 287 mã cổ phiếu với tổng giá trị ban đầu trên 576,3
tỷ đồng song giá trị theo thị giá đã sụt xuống còn 294,1 tỷ đồng (chênh
lệch 282,1 tỷ đồng).
Quản lý lỏng lẻo 1.500 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng hàng năm
Ngoài ra, TTCP cũng chỉ ra những khuyết điểm, vi phạm của Agibank
trong việc xác định quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa tại 2 doanh nghiệp
trực thuộc.
Trong đó có việc CTCP Giám định thẩm định Sài Gòn vi phạm một số
quy định trong xác định giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa có thể
dẫn đến giảm giá trị doanh nghiệp.
Hoạt động quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng của Agribank cũng có
khuyết điểm, vi phạm ở nhiều khâu trong các giai đoạn của quá trình đầu
tư với tổng số tiền sai phạm là 8,1 tỷ đồng.
TTCP nêu rõ rằng, Agribank không tuân thủ các quy định mua nhà,
đất, tài sản trên đất làm trụ sở làm việc: không lập dự án đầu tư hoặc
không thực hiện theo đúng trình tự thủ tục quy định về đàu tư, dự án đầu
tư không được phê duyệt; thiếu các thủ tục, điều kiện ký hợp đồng
chuyển nhượng, không có ủy quyền củ chủ đầu tư theo các quy định về kinh
doanh bất động sản.
Qua thanh tra nhận thấy, vốn đầu tư xây dựng (chưa kể mua sắm thiết
bị và công nghệ) hàng năm tại Agribank là rất lớn (khoảng trên 1.500 tỷ
đồng) nhưng lại chưa có sự quan tâm tương xứng, chưa được kiểm soát
chặt chẽ, nguy cơ lãng phí, thất thoát, tham nhũng lớn có thể xảy ra.
Theo TTCP, đây là vấn đề cần sớm có giải pháp đối với các ngân hàng thương mại nhà nước nói chung và Agribank nói riêng.
Trong kết luận của TTCP cũng chỉ ra tình trạng buông lỏng quản lý
để xảy ra vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Trung tâm Công nghệ
thông tin. Đáng chú ý là khi phát hiện vụ việc đã xử lý chưa đúng quy
định pháp luật.
Theo đó, hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, giả mạo, tham ô tài
sản với giá trị lớn của Nguyễn Ngọc Ánh đã chiếm đoạt của Nhà nước hơn
33 tỷ đồng là rất nghiêm trọng, cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, Agribank
lại xử lý thu hồi tiền chưa đủ và không chuyển cho cơ quan điều tra để
truy tố trước pháp luật.
Bích Diệp
Copy từ: Dân Trí
..............
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét