Hẳn là GS Ngô Bảo Châu sẽ chau mày khi
nghe ông Đoàn Nguyên Đức đưa tên mình ra để ví von trong câu chuyện ý
kiến của TS Alan Phan về thị trường bất động sản.
Trong bài báo GDVN, ông Đức đã “bắn liên thanh” hết sức hoành tráng, tự tin, và tỏ ra hiểu biết hơn người:
“Alan Phan là ai? Trong lịch sử, ông ấy đã làm gì cho đất nước Việt Nam?
Đối với thị trường BĐS, ông Alan Phan có dự án nào ở VN không? Câu trả
lời là “không có”. Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người
biết gì, giống như một người không biết đá banh mà lại nói chuyện đá
banh hoặc chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS
Ngô Bảo Châu.”
Ông Đức giống như một vị giám khảo khó tính và khó chịu, tự cho mình là đại diện xứng đáng cho đất nước Việt Nam anh dũng mà gian lao này, truy hỏi đến cùng một trí thức Việt kiều. “Ông đã làm gì cho đất nước Việt Nam”, theo ông Đức, dường như là điều bắt buộc phải làm rõ trước khi ai đó có ý kiến nhận xét về bất kỳ chuyện gì ở Việt Nam.
“Đối với thị trường BDS, ông Alan Phan có dự án nào không? Câu trả lời là: không có”.
Giám khảo Đoàn Nguyên Đức tiếp tục đặt câu hỏi một cách nghiêm khắc, và
rồi tự trả lời tỉnh rụi: không có! Ai cũng thấy hiển nhiên là TS Alan
Phan không có dự án BĐS ở VN. Nếu có thì TS Alan Phan đã là người cùng
hội cùng thuyền với ông Đức rồi, và chắc cũng đang mỏi mắt trông
chờ gói 30.000 tỉ của Nhà nước mà ông Đức khăng khăng không phải là
“giải cứu”. Té ra ông Đức cũng giỏi ngón dùng “mỹ từ kế” để lừa mị người
dân ra phết. Nhà nước bơm tiền, nói rằng hỗ trợ người thu nhập thấp có
thêm tiền để mua nhà chứ không giao tiền cho doanh nghiệp BĐS, vậy thỉ
đâu có phải là giải cứu? Hay nhỉ ! Nhà nước cho người dân vay tiền (chắc
chắn là chẳng cho không bao giờ , nhất là vào lúc kinh tế khó khăn dồn
dập như hiện nay) để mua nhà, thị trường BĐS sẽ tan băng đôi chút, một
lượng tiền nào đó sẽ được lưu chuyển, và sẽ lại chảy vào túi các doanh
nghiệp BĐS đang khát khô bỏng cháy. Từ chết lâm sàng, sức khỏe thị
trường BĐS có chút tiến triển (chút chút thôi nhé) và chuyển qua hấp
hối, không “giải cứu” thì là cái gì?
“Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì”
là câu mang tính đánh đố của ông bầu Đức. Chẳng ai hiểu nổi ông Đức
muốn nói “những người biết gì” là những người nào, và vì sao lại gọi họ
là “những người biết gì”. Trong tiếng Việt, “biết gì” chưa bao giờ là
một tính chất, một thuộc tính để chỉ một người hoặc một nhóm người.
Người ta chỉ có thể nói: những người thông thái, những người lịch sự,
những người có học, những người tham ăn, chứ nếu nói bừa như ông Đức thì
lần đầu tiên mình mới nghe thấy. Hay là ông Đức muốn ám chỉ “những
người biết gì” là “lũ người quỉ ám”?
Ông Đức ví von việc TS Alan Phan có ý kiến về thị trường BĐS “chẳng khác nào một cậu sinh viên lại lên mặt dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu”. Ái
chà, ghê thế kia đấy! Ông Đức tự cho mình giống như GS Ngô Bảo Châu
đang phải nghe những lời giảng toán của một cậu sinh viên là TS Alan
Phan. Choáng ghê gớm!
Như đã nói ở trên, mình tin là GS Ngô Bảo
Châu sẽ chau mày không hài lòng khi nghe ông Đức dùng tên tuổi của GS
để ví von bạt mạng như thế. Hơn nữa, ngành Toán có đến hàng mấy
trăm chuyên ngành hẹp, mà các nhà toán học nổi tiếng thường chỉ đủ thời gian nghiên
cứu cùng lắm 3 hoặc 4 chuyên ngành mà thôi. Cũng đều là những GS toán,
nhiều khi ông này không hiểu gì về chuyên môn của ông kia. Nếu GS Ngô
Bảo Châu có tình cờ “được” một cậu sinh viên toán nói /"giảng" về một
hướng nghiên cứu mới lạ nào đó của mình thì có lẽ GS sẽ chăm chú lắng
nghe và động viên khích lệ mà thôi. Chuyện cũng bình thường, chứ đâu có
gì mà phải ầm ĩ. Câu ví von kệch cỡm này cho thấy ông Đức rất "uyên bác"
về toán học.
Nhưng choáng nhất là đoạn mở đầu của bài báo, khi ông Đức cho rằng TS Alan Phan là “cực kỳ thiếu văn hóa”. Ông Đức nói thêm: “Chúng ta là những người có học, sao lại nói như thế!”
Đang tranh luận về những vấn đề kinh
doanh, thị trường, tài chính, bỗng đùng một cái, ông Đức quay sang bỏ
bom, chỉ trích người khác là “cực kỳ thiếu văn hóa”, một vấn đề thuộc
phạm trù nhân cách mà chẳng có lấy một dòng minh chứng. “Thiếu văn hóa”
đã là ghê gớm lắm rồi, ấy thế dường như chưa đủ đô nên ông Đức phải nhấn
cho nó mạnh là “cực ký thiếu văn hóa”. Nói như nhà phê bình văn học
Phạm Xuân Nguyên, đây là kiểu chơi xấu, bỏ bóng đá người, không đàng
hoàng, không minh bạch.
Có lẽ với ông Đức, đây mới thực sự là kiểu chơi “cực kỳ có văn hóa”?
Trong phần cuối bài, mình cảm thấy ghê ghê khi nghe ông Đức phán rằng: “Dư luận không nên đề cập quá sâu hoặc cuốn vào những lời nói của ông Alan Phan bởi nó chỉ làm rối thị trường, rối xã hội hoặc có động cơ xấu ẩn chứa phía sau”.
Trong phần cuối bài, mình cảm thấy ghê ghê khi nghe ông Đức phán rằng: “Dư luận không nên đề cập quá sâu hoặc cuốn vào những lời nói của ông Alan Phan bởi nó chỉ làm rối thị trường, rối xã hội hoặc có động cơ xấu ẩn chứa phía sau”.
Cùng một lúc, ông Đức đóng ba vai trong vở diễn: nhà kinh doanh, sĩ quan an ninh và một dư luận viên cao cấp.
“Động cơ xấu ẩn chứa phía sau” ư? Không
có gì dễ bằng, và và dễ gây tai họa cho bằng cái lối vu cáo, chụp mũ mà
nhiều kẻ lâu nay vẫn dùng để hãm hại người khác.
Bài báo cho thấy sự hung hăng, hùng hổ, hiếu thắng, và cả sự hoảng hốt của một người được gọi là đại gia. Có thể ông Đức có rất nhiều tiền, nhưng dường như ông đã quên một điều sơ đẳng: tiền của ông có thể còn, có thể mất, nhưng giá trị nguồn tri thức trong những bài giảng, bài báo, những cuốn sách của TS Alan Phan và của nhiều nhà trí thức khác sẽ được nhiều thế hệ coi là kho báu.
.
Bài báo cho thấy sự hung hăng, hùng hổ, hiếu thắng, và cả sự hoảng hốt của một người được gọi là đại gia. Có thể ông Đức có rất nhiều tiền, nhưng dường như ông đã quên một điều sơ đẳng: tiền của ông có thể còn, có thể mất, nhưng giá trị nguồn tri thức trong những bài giảng, bài báo, những cuốn sách của TS Alan Phan và của nhiều nhà trí thức khác sẽ được nhiều thế hệ coi là kho báu.
.
Tạm chấp nhận lời tự bạch của ông Đức: “Chúng ta là những người có học”.
Chỉ có đề nghị nho nhỏ rằng, ông hãy mau chóng tìm đến thăm nhà một
người bạn học nào đó của ông, càng sớm càng tốt. Được bạn học thừa
nhận thì mới chúng tỏ được rằng có đi học. Có đi học rồi mới tính sang
chuyện có học, ông Đức ạ !
Copy từ: Tâm Sự Y Giáo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét