Thủ
tướng Pháp Jean Marc Ayrault (hàng thứ hai, bên phải) và đồng nhiệm
Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, chứng kiến việc ký kết các hợp đồng kinh tế
tại Phủ Thủ tướng Matignon, Paris, ngày 25/09/2013
REUTERS
Nhiều hợp đồng kinh tế đã được ký kết, đặc biệt là việc ký thư ngỏ ý mua hơn chín chục máy bay Airbus.
Thế nhưng, lãnh đạo chính phủ hai nước không đề cập đến những chủ đề dễ gây bất đồng. Việt Nam đứng thứ 172 trong bảng xếp hạng về quyền tự do báo chí.
Ông Christophe Deloire, Chủ tịch Hiệp hội Phóng viên Không Biên giới đã chỉ trích chính quyền Pháp không chú ý tới hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam mà chỉ quan tâm đến hợp tác kinh tế:
« Phóng viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières) đã làm một kiến nghị đòi trả tự do cho 35 blogger đang bị giam giữ tại Việt Nam, chỉ vì họ muốn điều tra về các vụ tham nhũng, hủy hoại môi trường.
Sáng 25/09, khi phái đoàn của RSF tới nơi mà Thủ tướng Việt Nam đang có mặt, chúng tôi đã không thể trao cho ông ta bản kiến nghị có 25 ngàn chữ ký. Cảnh sát đã ngăn cản, gạt chúng tôi ra bên ngoài, làm như thể không nên để cho đôi mắt nhậy cảm của Thủ tướng Việt Nam nhìn thấy một phái đoàn tới để trao cho ông ta bản kiến nghị.
Rõ ràng, đã có một sự lựa chọn : Các hợp đồng lớn và làm ăn. Không ai cấm cản làm ăn, đi du lịch Việt Nam. Nhưng nên biết rằng tại đất nước xinh đẹp này, thông tin bị khống chế hoàn toàn, với việc áp dụng văn bản được gọi là Nghị định 72, cấm việc trao đổi các thông tin thời sự trên blog và các mạng xã hội. Ngay cả đối với các thông tin chính thức, người Việt Nam cũng không được quyền chia sẻ với nhau ».
Thế nhưng, lãnh đạo chính phủ hai nước không đề cập đến những chủ đề dễ gây bất đồng. Việt Nam đứng thứ 172 trong bảng xếp hạng về quyền tự do báo chí.
Ông Christophe Deloire, Chủ tịch Hiệp hội Phóng viên Không Biên giới đã chỉ trích chính quyền Pháp không chú ý tới hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam mà chỉ quan tâm đến hợp tác kinh tế:
« Phóng viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières) đã làm một kiến nghị đòi trả tự do cho 35 blogger đang bị giam giữ tại Việt Nam, chỉ vì họ muốn điều tra về các vụ tham nhũng, hủy hoại môi trường.
Sáng 25/09, khi phái đoàn của RSF tới nơi mà Thủ tướng Việt Nam đang có mặt, chúng tôi đã không thể trao cho ông ta bản kiến nghị có 25 ngàn chữ ký. Cảnh sát đã ngăn cản, gạt chúng tôi ra bên ngoài, làm như thể không nên để cho đôi mắt nhậy cảm của Thủ tướng Việt Nam nhìn thấy một phái đoàn tới để trao cho ông ta bản kiến nghị.
Rõ ràng, đã có một sự lựa chọn : Các hợp đồng lớn và làm ăn. Không ai cấm cản làm ăn, đi du lịch Việt Nam. Nhưng nên biết rằng tại đất nước xinh đẹp này, thông tin bị khống chế hoàn toàn, với việc áp dụng văn bản được gọi là Nghị định 72, cấm việc trao đổi các thông tin thời sự trên blog và các mạng xã hội. Ngay cả đối với các thông tin chính thức, người Việt Nam cũng không được quyền chia sẻ với nhau ».
Copy từ: RFI
..................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét