Ảnh
chụp màn hình video do hãng KCNA cung cấp cho thấy hỏa tiễn Unha-3 được
phóng lên từ căn cứ tại Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan (Bắc Triều Tiên).
Video do KCNA công bố vào tháng 12/2013.
Reuters
Tuy chia rẽ với nhau về mức độ của mối đe dọa nguyên tử Bắc
Triều Tiên, các chuyên gia tham dự cuộc họp theo lời mời của Viện nghiên
cứu Asan Institute đều nhìn nhận cần khẩn cấp hoạch định một chiến lược
mới để đối phó.
Ngay cả quyết định mới đây của Bắc Kinh - đồng minh thân thiết nhất của Bình Nhưỡng - cấm xuất khẩu sang Bắc Triều Tiên tất cả các nguyên vật liệu có thể được sử dụng để chế tạo hỏa tiễn và vũ khí nguyên tử, hóa học hay sinh học, có vẻ không có tác dụng. Rất có thể là Bình Nhưỡng đã đạt được một mức độ độc lập nhất định trong lãnh vực hạt nhân, nên không cần đến các thiết bị và kỹ năng từ bên ngoài.
Park Jiyoung, giám đốc bộ phận nghiên cứu chính sách khoa học kỹ thuật của Viện Asan nhận xét : « Bình Nhưỡng không phải đang ở giai đoạn khởi đầu tiến trình, mà họ đã tiến hành từ lâu rồi. Hoàn toàn có khả năng là Bắc Triều Tiên sẽ cố gắng hoàn chỉnh năng lực nguyên tử hiện nay, và việc kiểm soát xuất khẩu không tác động được gì ».
Bắc Triều Tiên đã tiến hành ba vụ thử nguyên tử. Lần cuối cùng và cũng là vụ thử nguyên tử mạnh nhất, diễn ra vào tháng Hai, đã khiến chế độ Bình Nhưỡng lại phải nhận lãnh biện pháp trừng phạt mới, được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua, trong đó có cả lá phiếu của Trung Quốc.
Các ảnh chụp vệ tinh gần đây cho thấy, Bình Nhưỡng đang chuẩn bị tái khởi động một lò phản ứng hạt nhân tại Yongbyon, nơi mà năng lực làm giàu uranium đã được tăng gấp đôi.
Một công trình nghiên cứu mới của chuyên gia về phổ biến vũ khí hạt nhân Joshua Pollack ở Washington và nhà khoa học Scott Kemp thuộc Massachusetts Institute of Technology, cho rằng Bắc Triều Tiên có khả năng sản xuất các thành phần chủ yếu cho các máy ly tâm dùng để làm giàu uranium.
Ông Pollack giải thích : « Điều này có nghĩa là chính sách hiện nay dựa trên việc kiểm soát xuất khẩu, các biện pháp trừng phạt và cấm đoán đã đạt đến giới hạn về hiệu quả ». Chuyên gia này cảnh báo : « Chúng ta không thể dễ dàng dập tắt những bước tiến của chương trình làm giàu (…) cũng như khó thể phát hiện được những tiến bộ đó ».
Việc làm giàu uranium là một hoạt động nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với làm giàu plutonium, có thể thực hiện bằng cách sử dụng một loạt các máy ly tâm trong những nhà máy tương đối nhỏ.
Khả năng Bắc Triều Tiên sở hữu những cơ sở dành cho việc làm giàu uranium đặt rải rác khắp nơi trên đất nước cũng khiến cho một hiệp định hỗ trợ giải trừ hạt nhân mất đi sự khả tín. Theo các nhà nghiên cứu, như vậy phương án tốt nhất cho cộng đồng quốc tế là ngăn trở một vụ thử nguyên tử thứ tư.
Đối với ông Lý Bân (Li Bin), nhà vật lý học và chuyên gia về nguyên tử của Carnegie Endowment for International Peace, một trung tâm nghiên cứu đặt tại Washington, thì Bắc Triều Tiên « có thể chỉ cần thử hạt nhân thêm một lần nữa » là đạt đến việc chế tạo một quả bom thu nhỏ - giai đoạn chủ chốt hướng đến việc gắn một đầu đạn nguyên tử lên hỏa tiễn.
Trở ngại duy nhất khiến cho chương trình nguyên tử Bắc Triều Tiên chưa đạt đến đích, dường như là việc thiết kế một loại tên lửa tin cậy.
Tháng 12/2012, Bình Nhưỡng đã thành công trong việc phóng hỏa tiễn Unha-3 và đưa một vệ tinh lên quỹ đạo. Ngay lập tức Washington và các đồng minh lên án đó là một vụ bắn thử hỏa tiễn đạn đạo trá hình.
Chuyên gia về hỏa tiễn người Đức Markus Schiller tuyên bố, « chắc chắn » là Bắc Triều Tiên hiện nay không sở hữu loại hỏa tiễn liên lục địa (ICBM), dù Bình Nhưỡng có đe dọa. Ông nói rằng Unha-3 không phải là vũ khí.
Bắc Triều Tiên có các hỏa tiễn tầm bắn ngắn hơn, có thể bay đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng chất lượng rất tồi, và Bình Nhưỡng không dám phiêu lưu trong việc sử dụng những tên lửa này để gắn một trong những quả bom nguyên tử của mình lên đó.
Các chuyên gia ước lượng, nhìn chung Bắc Triều Tiên sở hữu từ sáu đến mười quả bom. Tuy nhiên chuyên gia Schiller lại giảm nhẹ mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Theo ông, « chương trình hạt nhân quân sự Bắc Triều Tiên là một công cụ chính trị nhằm đạt đến những nhượng bộ và viện trợ của quốc tế ».
Ngay cả quyết định mới đây của Bắc Kinh - đồng minh thân thiết nhất của Bình Nhưỡng - cấm xuất khẩu sang Bắc Triều Tiên tất cả các nguyên vật liệu có thể được sử dụng để chế tạo hỏa tiễn và vũ khí nguyên tử, hóa học hay sinh học, có vẻ không có tác dụng. Rất có thể là Bình Nhưỡng đã đạt được một mức độ độc lập nhất định trong lãnh vực hạt nhân, nên không cần đến các thiết bị và kỹ năng từ bên ngoài.
Park Jiyoung, giám đốc bộ phận nghiên cứu chính sách khoa học kỹ thuật của Viện Asan nhận xét : « Bình Nhưỡng không phải đang ở giai đoạn khởi đầu tiến trình, mà họ đã tiến hành từ lâu rồi. Hoàn toàn có khả năng là Bắc Triều Tiên sẽ cố gắng hoàn chỉnh năng lực nguyên tử hiện nay, và việc kiểm soát xuất khẩu không tác động được gì ».
Bắc Triều Tiên đã tiến hành ba vụ thử nguyên tử. Lần cuối cùng và cũng là vụ thử nguyên tử mạnh nhất, diễn ra vào tháng Hai, đã khiến chế độ Bình Nhưỡng lại phải nhận lãnh biện pháp trừng phạt mới, được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua, trong đó có cả lá phiếu của Trung Quốc.
Các ảnh chụp vệ tinh gần đây cho thấy, Bình Nhưỡng đang chuẩn bị tái khởi động một lò phản ứng hạt nhân tại Yongbyon, nơi mà năng lực làm giàu uranium đã được tăng gấp đôi.
Một công trình nghiên cứu mới của chuyên gia về phổ biến vũ khí hạt nhân Joshua Pollack ở Washington và nhà khoa học Scott Kemp thuộc Massachusetts Institute of Technology, cho rằng Bắc Triều Tiên có khả năng sản xuất các thành phần chủ yếu cho các máy ly tâm dùng để làm giàu uranium.
Ông Pollack giải thích : « Điều này có nghĩa là chính sách hiện nay dựa trên việc kiểm soát xuất khẩu, các biện pháp trừng phạt và cấm đoán đã đạt đến giới hạn về hiệu quả ». Chuyên gia này cảnh báo : « Chúng ta không thể dễ dàng dập tắt những bước tiến của chương trình làm giàu (…) cũng như khó thể phát hiện được những tiến bộ đó ».
Việc làm giàu uranium là một hoạt động nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với làm giàu plutonium, có thể thực hiện bằng cách sử dụng một loạt các máy ly tâm trong những nhà máy tương đối nhỏ.
Khả năng Bắc Triều Tiên sở hữu những cơ sở dành cho việc làm giàu uranium đặt rải rác khắp nơi trên đất nước cũng khiến cho một hiệp định hỗ trợ giải trừ hạt nhân mất đi sự khả tín. Theo các nhà nghiên cứu, như vậy phương án tốt nhất cho cộng đồng quốc tế là ngăn trở một vụ thử nguyên tử thứ tư.
Đối với ông Lý Bân (Li Bin), nhà vật lý học và chuyên gia về nguyên tử của Carnegie Endowment for International Peace, một trung tâm nghiên cứu đặt tại Washington, thì Bắc Triều Tiên « có thể chỉ cần thử hạt nhân thêm một lần nữa » là đạt đến việc chế tạo một quả bom thu nhỏ - giai đoạn chủ chốt hướng đến việc gắn một đầu đạn nguyên tử lên hỏa tiễn.
Trở ngại duy nhất khiến cho chương trình nguyên tử Bắc Triều Tiên chưa đạt đến đích, dường như là việc thiết kế một loại tên lửa tin cậy.
Tháng 12/2012, Bình Nhưỡng đã thành công trong việc phóng hỏa tiễn Unha-3 và đưa một vệ tinh lên quỹ đạo. Ngay lập tức Washington và các đồng minh lên án đó là một vụ bắn thử hỏa tiễn đạn đạo trá hình.
Chuyên gia về hỏa tiễn người Đức Markus Schiller tuyên bố, « chắc chắn » là Bắc Triều Tiên hiện nay không sở hữu loại hỏa tiễn liên lục địa (ICBM), dù Bình Nhưỡng có đe dọa. Ông nói rằng Unha-3 không phải là vũ khí.
Bắc Triều Tiên có các hỏa tiễn tầm bắn ngắn hơn, có thể bay đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng chất lượng rất tồi, và Bình Nhưỡng không dám phiêu lưu trong việc sử dụng những tên lửa này để gắn một trong những quả bom nguyên tử của mình lên đó.
Các chuyên gia ước lượng, nhìn chung Bắc Triều Tiên sở hữu từ sáu đến mười quả bom. Tuy nhiên chuyên gia Schiller lại giảm nhẹ mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Theo ông, « chương trình hạt nhân quân sự Bắc Triều Tiên là một công cụ chính trị nhằm đạt đến những nhượng bộ và viện trợ của quốc tế ».
Copy từ: RFI
....................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét