Đâu là nguyên nhân để Nguyễn Phương Uyên được giảm nhẹ hình phạt và được thả tự do ngay tại tòa?
Hoàng Mai
Phương Uyên tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – Dòng Chúa Cứu Thế (Sài Gòn), sau khi được trả tự do (ảnh boxivn).
Sự
kiện phiên tòa phúc thẩm xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh
Nguyên Kha tại tỉnh Long An ngày 16/8/2013, được xem là sự bất ngờ lớn
nhất trong các phiên tòa dưới chế độ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
từ trước đến nay.
Theo tường thuật phiên tòa
ngày 16/8/2013 của blog Danlambao, được mạng Bauxite Việt Nam đăng lại,
thì đến giờ nghỉ trưa, thông tin từ phiên tòa như sau:
“10:30 sáng - Phiên tòa tạm nghỉ. Tin
từ bên trong tòa cho biết Viện Kiểm sát đề nghị mức án tù đối với Đinh
Nguyên Kha là 5-6 năm (giảm so với mức án 8 năm tù giam trong phiên tòa
sơ thẩm). Riêng đối với Nguyễn Phương Uyên thì Viện Kiểm sát đề nghị y
án – 6 năm tù giam”.
Thế nhưng, đến cuối buổi chiều, như mọi người đã biết, với Phương Uyên tòa tuyên án: Nguyễn Phương Uyên bị 3 năm tù treo, và được trả tự do ngay tại tòa.
Vậy,
đâu là nguyên nhân, mà chỉ trong vòng chưa đến 6 giờ đồng hồ, Tòa thay
đổi hình phạt đối với Phương Uyên, và tuyên án thả em ngay tại tòa?
Có
nhiều lý do để giải thích cho trường hợp này, nhưng yếu tố quyết định,
theo người viết bài này, đó chính là nhận định và kèm theo lời cảnh báo
của Ông Phil Robertson đại diện của Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) gửi đến Danlambao lúc 13:00, được Danlambao lược dịch như sau:
“Phiên
toà và việc bỏ tù hai người trẻ này vì rải truyền đơn là một cáo trạng
cay độc về tất cả mọi sai trái đối với nhân quyền tại Việt Nam. Nó biểu
lộ một chính phủ đàn áp nhất quyết khoá miệng công dân của họ, một toà án như con chó ngoan hau háu thực hiện mệnh lệnh của những ông chủ chính trị,
và thật nhiều những luật lệ về "an ninh quốc gia" được dùng để tội phạm
hoá bất kỳ hành xử nào về những quyền dân sự hay quyền chính trị. Rõ ràng với trò này, Việt Nam không thể nào có đủ tư cách để tiến đến việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và
những người tài trợ, ngoại giao ở Hà Nội cần nói với nhà nước Việt Nam
rằng họ sẽ không còn nhận những hỗ trợ trừ khi họ chấm dứt những hành
động vi phạm nhân quyền”.
Rõ ràng, nhận định trên đây của ông Phil Robertson là rất đau đớn cho ngành Tư pháp Việt Nam, tuy rằng nó rất xứng đáng, khi ông nói: “một toà án như con chó ngoan hau háu thực hiện mệnh lệnh của những ông chủ chính trị”; nhưng có lẽ lý do chính lại là đoạn tiếp theo, khi ông Phil Robertson khẳng định: “Rõ ràng với trò này, Việt Nam không thể nào có đủ tư cách để tiến đến việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”.
Với tư cách là người đại diện của Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch), thì nhận định trên đây của ông Phil Robertson là cú đánh mạnh vào uy tín của chính quyền Việt Nam, và nếu không giảm án và thả Phương Uyên thì rõ ràng Việt Nam không có cơ hội để được đề cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Là
người Việt Nam, nếu là người lương thiện, ta cũng phải tự công nhận
rằng: Với một nền Tư pháp, trong đó việc xét xử thường được cho là “án
bỏ túi” như từ trước đến nay, việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc, có thể xem như là sự sỉ nhục đối với tổ chức này;
đặc biệt, việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, còn thể
hiện lối tư duy “láu cá”, rất kém văn hóa… mang tính truyền thống của
lãnh đạo Việt Nam.
H. M.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét