Tàu hải giám Trung Quốc chạy gần các tàu tuần duyên Nhật tại vùng biển Senkaku/Điếu Ngư.
REUTERS/Kyodo/Files
Vài ngày sau khi thông báo thành lập « hạm đội tuần duyên » có
võ trang, bốn tàu Trung Quốc trong đơn vị mới này đã xâm nhập hải phận
quần đảo Senkaku, mà Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư.
Trong hai năm gần đây, Trung Quốc nhiều lần đưa tàu « hải giám, kiểm ngư » đến Senkaku khiêu khích Nhật Bản. Nhưng đây là lần đầu tiên họ đưa tàu « tuần duyên » đến Senkaku. Phát ngôn viên lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết tàu Trung Quốc đã xâm nhập « hải phận Nhật Bản » trong ba tiếng đồng hồ và đã rời khu vực vào lúc 13 giờ 30 trưa nay sau khi bị cảnh cáo.
Hai ngày trước, như để đo lường phản ứng đối phương, tàu « tuần duyên » Trung Quốc chỉ tiến gần hải phận Senkaku. Đầu tuần này, báo chí Hoa lục thông báo các đơn vị « hải giám, kiểm ngư, hải quan » đã được nhập chung thành hạm đội tuần duyên. Giới chuyên gia Đài Loan cảnh báo là với danh xưng « tuần duyên » các hải thuyền này có quyền trang bị « vũ khí nhẹ ».
Sự thay đổi trên đây có thể làm gia tăng số chiến hạm trong khu vực cũng như xác suất đụng độ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc khác, khi đưa tàu « tuần duyên » đến Senkaku, có lẽ Bắc Kinh mặc nhiên thách thức Tokyo với thông điệp « Điếu Ngư nằm trong vùng duyên hải của Trung Quốc ».
Tokyo đã phản ứng tức khắc. Bộ Quốc phòng Nhật công bố một kế hoạch tăng cường lực lượng bảo vệ biển đảo và được giới trách nhiệm cao cấp nhất chấp thuận trong cuộc họp vào sáng nay 26/07/2013. Cụ thể, bản phúc trình nhấn mạnh đến nhu cầu « phản ứng nhanh đối phó với tình thế… thành lập một đơn vị đổ bộ như Thủy quân Lục chiến Mỹ có khả năng bảo vệ các hải đảo xa xôi, và một phi đội phi cơ trinh sát không người lái có tầm hoạt động xa.
Trong hai năm gần đây, Trung Quốc nhiều lần đưa tàu « hải giám, kiểm ngư » đến Senkaku khiêu khích Nhật Bản. Nhưng đây là lần đầu tiên họ đưa tàu « tuần duyên » đến Senkaku. Phát ngôn viên lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết tàu Trung Quốc đã xâm nhập « hải phận Nhật Bản » trong ba tiếng đồng hồ và đã rời khu vực vào lúc 13 giờ 30 trưa nay sau khi bị cảnh cáo.
Hai ngày trước, như để đo lường phản ứng đối phương, tàu « tuần duyên » Trung Quốc chỉ tiến gần hải phận Senkaku. Đầu tuần này, báo chí Hoa lục thông báo các đơn vị « hải giám, kiểm ngư, hải quan » đã được nhập chung thành hạm đội tuần duyên. Giới chuyên gia Đài Loan cảnh báo là với danh xưng « tuần duyên » các hải thuyền này có quyền trang bị « vũ khí nhẹ ».
Sự thay đổi trên đây có thể làm gia tăng số chiến hạm trong khu vực cũng như xác suất đụng độ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc khác, khi đưa tàu « tuần duyên » đến Senkaku, có lẽ Bắc Kinh mặc nhiên thách thức Tokyo với thông điệp « Điếu Ngư nằm trong vùng duyên hải của Trung Quốc ».
Tokyo đã phản ứng tức khắc. Bộ Quốc phòng Nhật công bố một kế hoạch tăng cường lực lượng bảo vệ biển đảo và được giới trách nhiệm cao cấp nhất chấp thuận trong cuộc họp vào sáng nay 26/07/2013. Cụ thể, bản phúc trình nhấn mạnh đến nhu cầu « phản ứng nhanh đối phó với tình thế… thành lập một đơn vị đổ bộ như Thủy quân Lục chiến Mỹ có khả năng bảo vệ các hải đảo xa xôi, và một phi đội phi cơ trinh sát không người lái có tầm hoạt động xa.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét