(Trái hay Phải)-
Đứng thứ nhất, thứ nhì trên biểu đồ xuất khẩu nông sản toàn thế giới là
vậy mà nông dân nhà ta vẫn buồn rười rượi bởi thua lỗ. Quanh năm làm ăn
chỉ trông cậy vào ông trời. Nếu may mắn mưa thuận gió hòa thì giá cả
lại bị chèn ép nên người nông dân liên tục thua lỗ.
Gần đây, câu chuyện về người nông dân một nắng hai sương đang đứng trước cảnh nợ nần khiến người Việt nào cũng đứng ngồi không yên. Giá nông sản liên tục sụt giảm trong khi các loại đầu vào như giống má, phân bón, thuốc hóa học thì liên tục tăng như bao nhiêu năm vẫn vậy.
Quả thực, chưa khi nào giá lúa lại xuống thấp như hiện nay. Gần đây, người ta đau xót khi ví von rằng phải 3 kg thóc mới mua được 1 kg ốc bươu vàng. Cái loài vật là kẻ thù của nhà nông ấy lại được xem như loài có giá hơn cả cây lúa 4 tháng trời mới được thu hoạch. Tổng cục Thống kê đã chỉ ra rằng trong số người nghèo ở Việt Nam có đến 83 % là nông dân. Đúng đến đắng lòng khi nhìn cảnh nông dân đầu vụ lúa đi vay từ giống đến phân bón, thuốc trừ sâu, chờ tới ngày hái quả thì lại bất lực chịu các doanh nghiệp thu mua ép giá.
Ấy vậy mà, Chính phủ có Nghị quyết “Về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” và “đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất.” Có lẽ con số lời 30% ru ngủ nhiều người và làm đẹp trên trang giấy, nhưng trong thực tế thì giá lúa tính chung giảm 30% từ năm 2011 đến 2012.
Gần đây, câu chuyện về người nông dân một nắng hai sương đang đứng trước cảnh nợ nần khiến người Việt nào cũng đứng ngồi không yên. Giá nông sản liên tục sụt giảm trong khi các loại đầu vào như giống má, phân bón, thuốc hóa học thì liên tục tăng như bao nhiêu năm vẫn vậy.
Quả thực, chưa khi nào giá lúa lại xuống thấp như hiện nay. Gần đây, người ta đau xót khi ví von rằng phải 3 kg thóc mới mua được 1 kg ốc bươu vàng. Cái loài vật là kẻ thù của nhà nông ấy lại được xem như loài có giá hơn cả cây lúa 4 tháng trời mới được thu hoạch. Tổng cục Thống kê đã chỉ ra rằng trong số người nghèo ở Việt Nam có đến 83 % là nông dân. Đúng đến đắng lòng khi nhìn cảnh nông dân đầu vụ lúa đi vay từ giống đến phân bón, thuốc trừ sâu, chờ tới ngày hái quả thì lại bất lực chịu các doanh nghiệp thu mua ép giá.
Ấy vậy mà, Chính phủ có Nghị quyết “Về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” và “đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất.” Có lẽ con số lời 30% ru ngủ nhiều người và làm đẹp trên trang giấy, nhưng trong thực tế thì giá lúa tính chung giảm 30% từ năm 2011 đến 2012.
Nông dân ta hãy viết đơn kiện ông trời |
Chẳng tính đâu xa, trong hai năm 2008-2009, Việt Nam xuất khẩu gần 11 triệu tấn gạo trị giá 5.5 tỉ USD, và tính trung bình giá xuất khẩu là 10,360 đồng một kg. Trong khi đó giá mua thì chỉ 7000 đồng/kg gạo. Như vậy, giá xuất khẩu và giá mua chênh lệch đến 3360 đồng mỗi kg. Số tiền lãi này là các doanh nghiệp hưởng còn những người nông dân bỏ vốn, bỏ công sức ra thì chấp nhận lỗ hoặc huề vốn. Người nông dân mình vốn hiền lành cho rằng lấy công làm lãi nhưng trên thực tế họ không bao giờ được lãi, chứ chưa nói đến 30 % như các báo cáo vẫn nêu.
Ai cũng biết các doanh nghiệp thu mua lúa gạo đang hưởng lợi bởi chính sách tạm trữ lương thực của nhà nước ta. Các doanh nghiệp này, dù đã được hưởng lợi từ Nhà nước nhưng vẫn chọn thời điểm để ép giá lúa, và hệ quả là người nông dân lãnh đủ. Biết là mình bị thiệt nhưng nông dân ta cũng chẳng thể kiện doanh nghiệp hay "nhóm lợi ích" trong nông nghiệp được. Biết kiện ai bây giờ, người nông dân đi kiện chẳng khác nào con kiến kiện củ khoai.
Mà thực tế cũng chứng minh đây thôi, từ
trước đến nay, chưa có một nông dân kiện doanh nghiệp ăn lãi nhiều quá
mà thắng lợi cả. Người ta vẫn nói mạnh vì gạo, bạo vì tiền, nếu so với
điều này người nông dân chẳng có cái gì để mà lớn tiếng, mạnh miệng
được. Thôi thì, người dân ta nghèo chấp nhận thua thiệt về mình.
Có lúc đắng lòng người nông dân cũng than, chính sách nông nghiệp bỏ rơi họ. Nhưng than là than vậy thôi, bởi vì nông dân ta yêu nước lắm. Cứ nói đến đóng phí, góp tiền là nông dân hăng hái. Không chỉ vậy, dù làm ăn thua lỗ nhưng người nông dân vẫn một nắng hai sương không bỏ hoang đất bởi họ yêu đất nước này lắm lắm. Không ai kiên trì bám trụ với đồng ruộng như người nông dân Việt.
Bài toán "người nông dân phải làm gì" trong bối cảnh nông nghiệp liên tục đi xuống về giá cả. Dù năng suất có cao lên đến mấy mà giá bị bóp thì nghèo vẫn nghèo. Kiện doanh nghiệp, tiểu thương ép giá thì không kiện được, vậy phải chăng người nông dân nên mạnh dạn viết đơn kiện ông Trời. Kiện ông Trời tại sao không thương người nông dân để thiên tai, hạn hán liên tục xảy ra khiến cái đói cái nghèo cứ bám lấy họ. Nếu mưa thuận, gió hòa thì người nông dân sẽ chỉ việc "đi cấy lấy công" không phải trông ngóng thêm nhiều thứ làm gì.
Có lúc đắng lòng người nông dân cũng than, chính sách nông nghiệp bỏ rơi họ. Nhưng than là than vậy thôi, bởi vì nông dân ta yêu nước lắm. Cứ nói đến đóng phí, góp tiền là nông dân hăng hái. Không chỉ vậy, dù làm ăn thua lỗ nhưng người nông dân vẫn một nắng hai sương không bỏ hoang đất bởi họ yêu đất nước này lắm lắm. Không ai kiên trì bám trụ với đồng ruộng như người nông dân Việt.
Bài toán "người nông dân phải làm gì" trong bối cảnh nông nghiệp liên tục đi xuống về giá cả. Dù năng suất có cao lên đến mấy mà giá bị bóp thì nghèo vẫn nghèo. Kiện doanh nghiệp, tiểu thương ép giá thì không kiện được, vậy phải chăng người nông dân nên mạnh dạn viết đơn kiện ông Trời. Kiện ông Trời tại sao không thương người nông dân để thiên tai, hạn hán liên tục xảy ra khiến cái đói cái nghèo cứ bám lấy họ. Nếu mưa thuận, gió hòa thì người nông dân sẽ chỉ việc "đi cấy lấy công" không phải trông ngóng thêm nhiều thứ làm gì.
Thôi thì, không biết làm gì, vắt tay lên
trán suy nghĩ cũng chỉ thêm bạc tóc, nông dân ta cứ viết đơn lên kiện
ông trời có lẽ trời sẽ đoái thương chứ đời con kiến mãi không thể kiện
được củ khoai nhiều rễ kia đâu. Con cóc còn kiện được ông trời huống chi
người nông dân ta. Biết đâu, một mai, trẻ con sẽ được học câu chuyện
khác, ngày... năm 20..., người nông dân Việt Nam đã đâm đơn kiện ông
trời.
- Khánh Ngọc
Copy từ: Phụ Nữ Today
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét