Blogger Trương Duy Nhất
DR
Công an cũng đã khám xét khẩn cấp nhà ông Trương Duy Nhất ở Đà
Nẵng. Hiện nay trang blog “Một góc nhìn khác” của ông không còn truy cập
được.
Ông Trương Duy Nhất trước đây là nhà báo, nhưng sau đó ông đã nghỉ việc để chuyển sang viết blog. Các bài bình luận của ông trên blog “Một góc nhìn khác” theo sát thời sự, và có những lúc chỉ trích thẳng thừng các nhân vật lãnh đạo Việt Nam.
Trả lời RFI Việt ngữ, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các nhận định ban đầu về sự kiện trên :
Thật
ra tôi không biết rõ về blogger Trương Duy Nhất, và cũng ít đọc bài của
Trương Duy Nhất, trừ một số bài gần đây. Tôi nhớ là trước Hội nghị
trung ương 7, tôi có đọc một cái tiêu đề là “Tổng bí thư và Thủ tướng
nên ra đi”. Và tôi ngạc nhiên là tại sao một blogger lại có thể viết
thẳng thắn như thế. Sau đó tôi tìm hiểu và biết blogger đó tên là Trương
Duy Nhất, lượng người đọc blogger này tập trung ở bài đó là khá nhiều.
Trong hội nghị trung ương 7 thì lại xuất hiện tiếp một bài của Trương Duy Nhất. Bài này cũng đã lan truyền khá rộng, có tiêu đề là “Hai tân ủy viên Bộ Chính trị”, nói về ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Nhưng mà vấn đề lớn nhất, có lẽ là đáng chú ý nhất của bài viết này, chính là mức độ cập nhật thông tin của bài viết rất cao. Mà tôi để ý là lượng người đọc blogger Trương Duy Nhất ở bài viết này rất lớn. Có thể nói giống như một bài tường thuật bóng đá, gần như từng phút, hoặc từng nửa tiếng đồng hồ một, và thêm những phần bình luận gần như là một người trong cuộc chứ không phải là một người ngoại cuộc.
Tôi cũng được biết là blogger Trương Duy Nhất trong thời gian họp Quốc hội đã tổ chức một cuộc gọi là “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” trên blog của mình. Cuộc bỏ phiếu này nhắm tới việc lấy phiếu tín nhiệm “ngoài lề” cho một số nhân vật là đại biểu Quốc hội, và các chức danh cao cấp trong Đảng và Chính phủ, trong đó có Thủ tướng.
Nói tóm lại, nếu lướt qua những bài viết của Trương Duy Nhất trong thời gian gần đây thì blogger này đánh giá, bình luận và chỉ trích những nhân vật cấp cao của Bộ Chính trị, trong đó chủ yếu có hai người. Một là Thủ tướng và hai là Tổng bí thư. Đó là việc thứ nhất tôi có thể bình luận.
Yếu tố thứ hai là lần này cơ quan an ninh điều tra - như báo Thanh Niên và một số báo trong nước có đưa tin - thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với blogger Trương Duy Nhất là theo điều 258, tức là “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Tôi cũng đang tự hỏi tại sao.
Thường thì trước đây người ta áp dụng điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước), hoặc nặng hơn nữa là điều 79 (âm mưu lật đổ chính quyền). Song lần này lại không phải là điều 88 và 79 mà lại là điều 258. Rõ ràng là điều 258 nhẹ hơn điều 88 và điều 79.
Và điều 258 này cũng làm tôi nhớ lại một trường hợp khác. Vào tháng 11/2010, blogger Cô Gái Đồ Long, tên thật là Hương Trà, cũng đã bị cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an bắt về điều 258. Thời gian đó thì có một số đồn đoán, cho là Hương Trà đã đưa ra một số thông tin chỉ trích gia đình một Thứ trưởng Bộ Công an, dù có thông tin từ Bộ Công an phủ nhận chuyện đó. Đấy là theo tin đồn ngoài lề.
Trường hợp của Trương Duy Nhất cũng lặp lại như Hương Trà về điều 258. Tôi cho là có thể có một cái ý gì đó, mà tôi chưa biết rõ.
Tuy nhiên có một chi tiết khác liên quan tới việc bắt giữ Trương Duy Nhất. Cũng giống như lần trước bắt giữ Hương Trà, là sau khi Trương Duy Nhất bị bắt, thì ngay lập tức chiều nay báo chí trong nước đã được thông tin. Thậm chí là thông tin một cách khá đầy đủ, lập tức đưa tin ngay. Đó là việc thứ nhất.
Thứ hai, báo chí trong nước cũng đưa tin, là công an Đà Nẵng bắt, nhưng có sự phối hợp với an ninh của Bộ Công an. Sau đó Trương Duy Nhất được di lý ra Hà Nội. Điều đó làm cho dư luận có cảm giác đây là một vụ việc có tính chất nghiêm trọng. Và việc bắt giữ cũng như di lý Trương Duy Nhất ngay ra Hà Nội và thông tin lập tức cho báo chí, cho thấy một quyết tâm nào đó của những người chỉ đạo bắt blogger Trương Duy Nhất.
Đó là một số vấn đề trước mắt, theo những thông tin sơ bộ mà tôi nắm được. Tôi cho là có những vấn đề có lẽ cần phải bàn luận thêm.
Ông Trương Duy Nhất trước đây là nhà báo, nhưng sau đó ông đã nghỉ việc để chuyển sang viết blog. Các bài bình luận của ông trên blog “Một góc nhìn khác” theo sát thời sự, và có những lúc chỉ trích thẳng thừng các nhân vật lãnh đạo Việt Nam.
Trả lời RFI Việt ngữ, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các nhận định ban đầu về sự kiện trên :
Trong hội nghị trung ương 7 thì lại xuất hiện tiếp một bài của Trương Duy Nhất. Bài này cũng đã lan truyền khá rộng, có tiêu đề là “Hai tân ủy viên Bộ Chính trị”, nói về ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Nhưng mà vấn đề lớn nhất, có lẽ là đáng chú ý nhất của bài viết này, chính là mức độ cập nhật thông tin của bài viết rất cao. Mà tôi để ý là lượng người đọc blogger Trương Duy Nhất ở bài viết này rất lớn. Có thể nói giống như một bài tường thuật bóng đá, gần như từng phút, hoặc từng nửa tiếng đồng hồ một, và thêm những phần bình luận gần như là một người trong cuộc chứ không phải là một người ngoại cuộc.
Tôi cũng được biết là blogger Trương Duy Nhất trong thời gian họp Quốc hội đã tổ chức một cuộc gọi là “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” trên blog của mình. Cuộc bỏ phiếu này nhắm tới việc lấy phiếu tín nhiệm “ngoài lề” cho một số nhân vật là đại biểu Quốc hội, và các chức danh cao cấp trong Đảng và Chính phủ, trong đó có Thủ tướng.
Nói tóm lại, nếu lướt qua những bài viết của Trương Duy Nhất trong thời gian gần đây thì blogger này đánh giá, bình luận và chỉ trích những nhân vật cấp cao của Bộ Chính trị, trong đó chủ yếu có hai người. Một là Thủ tướng và hai là Tổng bí thư. Đó là việc thứ nhất tôi có thể bình luận.
Yếu tố thứ hai là lần này cơ quan an ninh điều tra - như báo Thanh Niên và một số báo trong nước có đưa tin - thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với blogger Trương Duy Nhất là theo điều 258, tức là “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Tôi cũng đang tự hỏi tại sao.
Thường thì trước đây người ta áp dụng điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước), hoặc nặng hơn nữa là điều 79 (âm mưu lật đổ chính quyền). Song lần này lại không phải là điều 88 và 79 mà lại là điều 258. Rõ ràng là điều 258 nhẹ hơn điều 88 và điều 79.
Và điều 258 này cũng làm tôi nhớ lại một trường hợp khác. Vào tháng 11/2010, blogger Cô Gái Đồ Long, tên thật là Hương Trà, cũng đã bị cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an bắt về điều 258. Thời gian đó thì có một số đồn đoán, cho là Hương Trà đã đưa ra một số thông tin chỉ trích gia đình một Thứ trưởng Bộ Công an, dù có thông tin từ Bộ Công an phủ nhận chuyện đó. Đấy là theo tin đồn ngoài lề.
Trường hợp của Trương Duy Nhất cũng lặp lại như Hương Trà về điều 258. Tôi cho là có thể có một cái ý gì đó, mà tôi chưa biết rõ.
Tuy nhiên có một chi tiết khác liên quan tới việc bắt giữ Trương Duy Nhất. Cũng giống như lần trước bắt giữ Hương Trà, là sau khi Trương Duy Nhất bị bắt, thì ngay lập tức chiều nay báo chí trong nước đã được thông tin. Thậm chí là thông tin một cách khá đầy đủ, lập tức đưa tin ngay. Đó là việc thứ nhất.
Thứ hai, báo chí trong nước cũng đưa tin, là công an Đà Nẵng bắt, nhưng có sự phối hợp với an ninh của Bộ Công an. Sau đó Trương Duy Nhất được di lý ra Hà Nội. Điều đó làm cho dư luận có cảm giác đây là một vụ việc có tính chất nghiêm trọng. Và việc bắt giữ cũng như di lý Trương Duy Nhất ngay ra Hà Nội và thông tin lập tức cho báo chí, cho thấy một quyết tâm nào đó của những người chỉ đạo bắt blogger Trương Duy Nhất.
Đó là một số vấn đề trước mắt, theo những thông tin sơ bộ mà tôi nắm được. Tôi cho là có những vấn đề có lẽ cần phải bàn luận thêm.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét