(Đời sống)
– Để cứu bất động sản, các bộ ngành đã cùng tham gia nhiệt tình như Xây
dựng, Tài chính, Ngân hàng, Tài nguyên, Quy hoạch… chúng tôi đề xuất
thêm Giao thông, Giáo dục, Y tế, còn quý vị?
TIN LIÊN QUAN |
---|
Trong gần một năm qua câu chuyện “hỗ trợ” thị trường bất động sản (BĐS) đã làm không ít bộ ngành phải lao tâm khổ tứ, tìm đủ cách để khơi thông dòng mua nhà. Trong khoảng thời gian đó, cũng có nhiều thông tin khác nhau về thị trường nhà ở, đôi lúc người nghe có cảm giác như thị trường đang sắp “khởi sắc” trở lại, ai có ý định mua nhà thì nên mua ngay, không nên chờ đợi thêm nữa kẻo giá lại lên, dạng như “giá bất động sản đã chạm đáy”, câu này được lặp đi lặp lại cả năm qua, và rồi những cái “đáy” mới vẫn tiếp tục được tạo ra và được chạm.
Cả xã hội cần phải tham gia giải cứu thị trường bất động sản. Ảnh: VnEconomy. |
Nhưng các chuyên gia thì lên tiếng nói
rằng, giá nhà vẫn cao, và còn có thể tiếp tục giảm, điển hình là khi các
dự án giảm từ 20 – 30 triệu đồng/m2 xuống còn 17-18 triệu đồng/m2, thì
người ta nói nó đã chạm không giảm thêm được nữa; sau đó giá lại tiếp
tục xuống 14-15 triệu đồng/m2 như đa số hiện nay, và rồi người ta lại
tuyên bố “giảm hết mức rồi, doanh nghiệp đã lỗ”; lúc thì dự án Đại Thanh
(Thanh Trì, Hà Nội) tung ra hàng trăm căn hộ giá xuống 10 triệu
đồng/m2, lúc thì các doanh nghiệp khác lên tiếng là không thể có giá đó,
rằng thì Đại Thanh đang bán phá giá… nhưng chủ đầu tư Đại Thanh vẫn nói
mình có lãi, và theo nguyên tắc thông thường, doanh nghiệp không lãi
thì đầu tư làm gì, không ai điên tới mức xây nhà để bán lỗ. Nhiều người
thậm chí còn lạc quan hơn khi nói giá 10 triệu đồng vẫn còn có thể giảm
thêm nữa, khi người ta tính giá mỗi m2 xây dựng (gồm cả nội thất) hiện
nay vào khoảng 7-8 triệu đồng, thậm chí có thể rẻ hơn.
Và rồi Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu ra đời, trong đó có đề cập tới việc khơi thông thị trường BĐS.
Tiếp đó, hàng loạt bộ, ngành tham cùng tham gia vào công việc có vẻ như là “tối cần thiết” này, đầu tiên là Bộ Xây dựng, ngoài việc cải cách thủ tục để việc đầu tư được nhanh chóng, thuận lợi hơn còn đề ra các giải pháp mang tính hành động mạnh mẽ. Như, cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp; cho thay đổi thiết kế căn hộ, mà nói nôm na là chia nhỏ căn hộ để bán, với giải thích lâu nay chúng ta xây căn hộ quá to, toàn căn hộ cao cấp rồi bán qua bán lại kiếm lời, còn người ở thì chả mấy, mà người cần nhà thì toàn “thu nhập thấp”, nên không có số tiền lớn để mua những căn hộ lớn như vậy;
Tiếp đó, hôm 23/5 vừa rồi Bộ này đưa ra lấy ý kiến Luật Nhà ở, trong đó đề nghị bỏ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) ở vì hiện này cả nước có hàng trăm ngàn hộ đã nhận nhà nhưng chưa được cấp cái giấy này, nên Bộ Xây dựng mạnh dạn đề xuất tách giấy này khỏi Luật Đất đai bằng các cơ chế riêng, giấy tờ riêng. Đây được coi là giải pháp “cứu cánh” cho chủ đầu tư trong bối cảnh thị trường BĐS khó khăn như hiện nay để giảm bớt chi phí trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở với chung cư.
Bộ Xây dựng cũng đang đề xuất mở rộng đối tượng, điều kiện được sở hữu nhà ở cũng như loại nhà được sở hữu với tổ chức và cá nhân nước ngoài, từ chỉ mua căn hộ sang mua cả biệt thự và nhà ở riêng lẻ.
Và chắc chắn không thể thiếu Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chủ về sử dụng đất đai, với việc đơn giản thủ tục hành chính trong việc cấp phép xây dựng, hình thành các dự án khu đô thị… Và tham gia cùng Bộ Xây dựng bàn thảo dự Luật Nhà ở để tách sổ hồng khỏi Luật Đất đai.
Rồi Ngân hàng Nhà nước với gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đã chính thức được “kích hoạt” để cho người dân vay mua nhà (lãi suất tối đa 6%/năm trong 10 năm), doanh nghiệp vay hoàn thành các dự án nhà ở xã hội. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu một số ngân hàng phải trích ra một khoản tiền đóng góp vào việc cho vay mua nhà.
Hôm 21/5, Chính phủ cũng đã ký Nghị định về thành lập công ty quản lý tài sản (VAMC), với nhiệm vụ chính là mua và xử lý nợ xấu, chịu quản lý của Ngân hàng Nhà nước… Người ta cũng không loại trừ khả năng Nhà nước sẽ dùng ngân sách mua lại các dự án nhà ở thương mại chưa bán được để làm nhà công vụ, nhà cho thuê.
Có lẽ chỉ còn thiếu sự tham gia của vài bộ khác như Giao thông, Giáo dục, Y tế nữa là trọn vẹn.
Bộ Giao thông có thể ưu tiên các nguồn vốn đầu tư để mở rộng các tuyến đường, hình thành các tuyến metro hiện tại tới các khu đô thị mới. Hoặc ít ra là ưu tiên Quỹ bảo trì sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường hiện có tới các khu đô thị sắp xây, đang xây, đã xong nhưng đường chưa được thuận lợi. Vì một lý do người ta ít tìm mua nhà ở các đô thị xa là do giao thông bất tiện, chỉ người có ô tô mới đi xa, mà có ô tô đâu còn là thu nhập thấp. Mà nếu có ô tô đi nữa thì cũng không muốn đi xa với thực tế đường thường xuyên tắc như hiện nay, đường xấu xe nhanh hỏng…
Bộ GD&ĐT cũng có thể tiêm doping cho thị trường BĐS với việc tuyên truyền để các em học sinh với cương vị là “con vàng, con ngọc”, “cậu ấm, cô chiêu” về thuyết phục bố mẹ mua nhà mới, vì không thích ở biệt thự nữa, chỉ thích chung cư thôi, và vì “con thích được xếp hàng chờ thang máy”, “muốn được thử cảm giác mạnh khi thang máy rơi tự do từ tầng 18 xuống xem thế nào”…
Còn Bộ Y tế, nên thành lập quy chế riêng để hỗ trợ những người sống trong các khu đô thị, chung cư được tiếp cận thuận tiện hơn với dịch vụ y tế, khám chữa bệnh. Người viết đề xuất một số cách hỗ trợ như trực tiếp khuyến khích người dân vào ở chung cư, như người ở chung cư sẽ được cấp một cái thẻ gọi là “thẻ y tế chung cư”, chỉ cần trình thẻ này với cơ sở y tế là sẽ được ưu tiên khám trước, chữa bệnh ngay, giường nằm một mình, thậm chí có thể giảm giá dịch vụ độ 10-20% so với những đối tượng khám chữa bệnh khác… và được đặc cách khi ra viện không cần phải quà cáp cảm ơn bác sĩ.
Đấy là một vài ngu ý của người viết xin đề xuất ra đây cho quý vị cùng tham khảo, còn trong quý vị có đề xuất gì cũng xin nêu ra chúng ta cùng bàn, biết đâu lại có những giải pháp hữu ích để toàn xã hội cùng tham gia giải cứu thị trường BĐS cùng cơ quan chức năng.
Và rồi Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu ra đời, trong đó có đề cập tới việc khơi thông thị trường BĐS.
Tiếp đó, hàng loạt bộ, ngành tham cùng tham gia vào công việc có vẻ như là “tối cần thiết” này, đầu tiên là Bộ Xây dựng, ngoài việc cải cách thủ tục để việc đầu tư được nhanh chóng, thuận lợi hơn còn đề ra các giải pháp mang tính hành động mạnh mẽ. Như, cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp; cho thay đổi thiết kế căn hộ, mà nói nôm na là chia nhỏ căn hộ để bán, với giải thích lâu nay chúng ta xây căn hộ quá to, toàn căn hộ cao cấp rồi bán qua bán lại kiếm lời, còn người ở thì chả mấy, mà người cần nhà thì toàn “thu nhập thấp”, nên không có số tiền lớn để mua những căn hộ lớn như vậy;
Tiếp đó, hôm 23/5 vừa rồi Bộ này đưa ra lấy ý kiến Luật Nhà ở, trong đó đề nghị bỏ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) ở vì hiện này cả nước có hàng trăm ngàn hộ đã nhận nhà nhưng chưa được cấp cái giấy này, nên Bộ Xây dựng mạnh dạn đề xuất tách giấy này khỏi Luật Đất đai bằng các cơ chế riêng, giấy tờ riêng. Đây được coi là giải pháp “cứu cánh” cho chủ đầu tư trong bối cảnh thị trường BĐS khó khăn như hiện nay để giảm bớt chi phí trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở với chung cư.
Bộ Xây dựng cũng đang đề xuất mở rộng đối tượng, điều kiện được sở hữu nhà ở cũng như loại nhà được sở hữu với tổ chức và cá nhân nước ngoài, từ chỉ mua căn hộ sang mua cả biệt thự và nhà ở riêng lẻ.
Và chắc chắn không thể thiếu Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chủ về sử dụng đất đai, với việc đơn giản thủ tục hành chính trong việc cấp phép xây dựng, hình thành các dự án khu đô thị… Và tham gia cùng Bộ Xây dựng bàn thảo dự Luật Nhà ở để tách sổ hồng khỏi Luật Đất đai.
Rồi Ngân hàng Nhà nước với gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đã chính thức được “kích hoạt” để cho người dân vay mua nhà (lãi suất tối đa 6%/năm trong 10 năm), doanh nghiệp vay hoàn thành các dự án nhà ở xã hội. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu một số ngân hàng phải trích ra một khoản tiền đóng góp vào việc cho vay mua nhà.
Hôm 21/5, Chính phủ cũng đã ký Nghị định về thành lập công ty quản lý tài sản (VAMC), với nhiệm vụ chính là mua và xử lý nợ xấu, chịu quản lý của Ngân hàng Nhà nước… Người ta cũng không loại trừ khả năng Nhà nước sẽ dùng ngân sách mua lại các dự án nhà ở thương mại chưa bán được để làm nhà công vụ, nhà cho thuê.
Có lẽ chỉ còn thiếu sự tham gia của vài bộ khác như Giao thông, Giáo dục, Y tế nữa là trọn vẹn.
Bộ Giao thông có thể ưu tiên các nguồn vốn đầu tư để mở rộng các tuyến đường, hình thành các tuyến metro hiện tại tới các khu đô thị mới. Hoặc ít ra là ưu tiên Quỹ bảo trì sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường hiện có tới các khu đô thị sắp xây, đang xây, đã xong nhưng đường chưa được thuận lợi. Vì một lý do người ta ít tìm mua nhà ở các đô thị xa là do giao thông bất tiện, chỉ người có ô tô mới đi xa, mà có ô tô đâu còn là thu nhập thấp. Mà nếu có ô tô đi nữa thì cũng không muốn đi xa với thực tế đường thường xuyên tắc như hiện nay, đường xấu xe nhanh hỏng…
Bộ GD&ĐT cũng có thể tiêm doping cho thị trường BĐS với việc tuyên truyền để các em học sinh với cương vị là “con vàng, con ngọc”, “cậu ấm, cô chiêu” về thuyết phục bố mẹ mua nhà mới, vì không thích ở biệt thự nữa, chỉ thích chung cư thôi, và vì “con thích được xếp hàng chờ thang máy”, “muốn được thử cảm giác mạnh khi thang máy rơi tự do từ tầng 18 xuống xem thế nào”…
Còn Bộ Y tế, nên thành lập quy chế riêng để hỗ trợ những người sống trong các khu đô thị, chung cư được tiếp cận thuận tiện hơn với dịch vụ y tế, khám chữa bệnh. Người viết đề xuất một số cách hỗ trợ như trực tiếp khuyến khích người dân vào ở chung cư, như người ở chung cư sẽ được cấp một cái thẻ gọi là “thẻ y tế chung cư”, chỉ cần trình thẻ này với cơ sở y tế là sẽ được ưu tiên khám trước, chữa bệnh ngay, giường nằm một mình, thậm chí có thể giảm giá dịch vụ độ 10-20% so với những đối tượng khám chữa bệnh khác… và được đặc cách khi ra viện không cần phải quà cáp cảm ơn bác sĩ.
Đấy là một vài ngu ý của người viết xin đề xuất ra đây cho quý vị cùng tham khảo, còn trong quý vị có đề xuất gì cũng xin nêu ra chúng ta cùng bàn, biết đâu lại có những giải pháp hữu ích để toàn xã hội cùng tham gia giải cứu thị trường BĐS cùng cơ quan chức năng.
- Phạm Thanh
Copy từ: Phụ Nữ Today
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét