Tô Văn Trường
Hầu hết các quốc gia trên thế giới có Quốc hội, các ông bà nghị sỹ đều biết lắng nghe, suy ngẫm, hành động theo nguyện vọng chính đáng của cử tri. Nếu không được cử tri tin cậy qua việc làm thực tế thì không thể hy vọng được tái cử . Ở nước ta sinh hoạt nghị trường ít nhiều có đổi mới, gần với Dân hơn. Quốc hội sắp họp, có rất nhiều vấn đề nóng bỏng của đất nước, người dân muốn chuyển tải đến các vị công bộc của dân.
Sửa Hiến pháp phải làm thật
Thời gian qua, báo đài, ti vi đưa tin rầm rộ về việc góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 nhưng trong thực tế do nhiều nơi triển khai lấy ý kiến một cách vội vàng, hình thức, nên đại bộ phận dân số thờ ơ vì phải lo cuộc sống của mình, hoặc không đủ trình độ, thời gian để nghiên cứu phân định đúng-sai, nhất là không có không khí tranh luận thẳng thắn, cởi mở. Người dân mong muốn Hiến pháp được xây dựng trên nền tảng dám nhìn thẳng vào sự thật, thảo luận một cách công khai và dân chủ cùng với cả nước để tìm lối đi cho đất nước. Phát huy dân chủ là tạo cơ chế để người dân, đặc biệt giới trí thức tham gia vào mọi mặt của cuộc sống, nhất là phản biện xã hội.
Muốn làm thật việc sửa Hiến pháp thì phải có thảo luận thực chất, tôn trọng các ý kiến khác nhau, từ bỏ cách làm nặng tính hình thức, áp đặt, khiến cho dư luận đánh giá cuộc lấy ý kiến chỉ là màn kịch. Nhà nước công bố lấy ý kiến kéo dài đến hết tháng 9 năm 2013, vậy mà hội nghị TW 7 của Đảng đã bàn và kết luận ngay từ tháng 5 thì thử hỏi có thật tâm muốn phát huy quyền làm chủ của dân đối với viêc sửa đổi Hiến pháp hay không? Muốn có thảo luận thực chất thì trước hết phải cho công bố những ý kiến khác với dự thảo. Nếu không đồng tình thì Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp có thể có bài phân tích, phản bác và cho đăng các ý kiến phản hồi. Tránh cách làm “độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, quy kết tùy tiện” (được coi là đặc trưng của công tác chính trị, tư tưởng hiện nay).
Nên bàn định sớm việc tổ chức trưng cầu ý dân để bảo đảm Hiến pháp thực sự là của dân, do dân. Lần đầu tiên làm ở nước ta, trong lúc đang còn ý kiến khác nhau về một số vấn đề cơ bản của thể chế chính trị, cho nên việc trưng cầu ý dân một cách thực chất đòi hỏi phải có tổ chức tập hợp những chuyên gia am hiểu, đặc biệt là có những chuyên gia độc lập, có tiếng nói thẳng thắn, không một chiều để bàn định nội dung đưa ra trưng cầu ý dân và cách làm. (Khi Quốc hội quyết định sẽ tổ chức trưng cầu ý dân thì nhiều vấn đề phaỉ bàn định tiếp).
Quốc hội đứng trước “bão biển” !
Người bạn đồng tâm đã trải nghiệm qua lãnh đạo, tâm huyết trước vận nước, day dứt về công tác tư tưởng và truyền thông đặt vấn đề với đại biểu Quốc hội, nếu thực sự vì dân, vì nước chắc chắn sẽ phải suy ngẫm về các câu hỏi nóng bỏng dưới đây:
Muốn có giống nòi tốt, có những hạt nhân để quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước thì phải đổi mới cơ chế bầu cử, cơ chế nhân sự, có tranh cử thực sự, hay nói theo cách khác là phải từ bỏ tập tục “lấy nhau” trong Đảng, giống như tập tục lấy nhau giữa những người cùng cận huyết. Cách làm cán bộ lãnh đạo cũ chọn hay chỉ định cán bộ mới ra để bầu cử, không phải tranh cử, tức là chọn những người giống mình, cùng suy nghĩ như mình, tệ hơn là yếu kém hơn mình và sẵn sàng “hẩu” với mình, che đỡ cho mình. Hiện tình đang là như vậy. Vấn đề là chính sách phải kích thích con người tự lượng sức mình mà phấn đấu vươn lên, học và làm những thứ có thể cạnh tranh được trong hội nhập quốc tế, chớ không phải học rồi sản xuất ngày càng thụt lùi, làm lúa thua lúa, làm cá thua cá…nghĩa là “trồng cây gì nuôi con gì” bán cũng lỗ. Về điểm nầy, nước Mỹ khá thành công. Nước Nhật họ rạng danh vì SONY, HONDA, TOYOTA…và rạng danh cả con người văn minh, nhân bản trong đau thương điêu tàn trong thảm họa động đất, sóng thần làm thế giơi phải ngả mũ. Cũng vậy, Hàn Quốc đi sau mà cạnh tranh ngang ngửa với Nhật Bản thì cũng đáng ngả mũ vì họ có con người văn minh yêu nước, người ta cũng “quên” dần bàn tay sắt độc tài của Pak Chung.hee để bầu con gái ông ta Pak Geun.hye làm Tổng thống với số phiếu áp đảo. Vì sao?.
Thay cho lời kết
Quốc hội nên từ những nan đề nêu trên, phóng tầm mắt xem nhân loại họ đang làm gì để chiếu vào con người, góc phố, con đường ổ gà của Việt Nam mà hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp và suy ngẫm về mô hình phát triển đất nước. Muốn vậy, phải dân chủ trong Quốc hội, từng đại biểu phải đối thoại với dân về từng vấn đề cụ thể dân nêu chứ không chỉ qua các cuộc tiếp xúc đại diện cử tri vv…
Quốc hội liệu có tin vào báo cáo “mấy chục triệu dân tán thành Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” (có ký tá hẳn hoi nhưng toàn hình thức) và tưởng rằng mặt biển bình yên? Không đâu, không thấy “chim báo bão” không có nghĩa là sẽ không có bão biển.
Copy từ: Anh Ba Sàm
Hầu hết các quốc gia trên thế giới có Quốc hội, các ông bà nghị sỹ đều biết lắng nghe, suy ngẫm, hành động theo nguyện vọng chính đáng của cử tri. Nếu không được cử tri tin cậy qua việc làm thực tế thì không thể hy vọng được tái cử . Ở nước ta sinh hoạt nghị trường ít nhiều có đổi mới, gần với Dân hơn. Quốc hội sắp họp, có rất nhiều vấn đề nóng bỏng của đất nước, người dân muốn chuyển tải đến các vị công bộc của dân.
Sửa Hiến pháp phải làm thật
Thời gian qua, báo đài, ti vi đưa tin rầm rộ về việc góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 nhưng trong thực tế do nhiều nơi triển khai lấy ý kiến một cách vội vàng, hình thức, nên đại bộ phận dân số thờ ơ vì phải lo cuộc sống của mình, hoặc không đủ trình độ, thời gian để nghiên cứu phân định đúng-sai, nhất là không có không khí tranh luận thẳng thắn, cởi mở. Người dân mong muốn Hiến pháp được xây dựng trên nền tảng dám nhìn thẳng vào sự thật, thảo luận một cách công khai và dân chủ cùng với cả nước để tìm lối đi cho đất nước. Phát huy dân chủ là tạo cơ chế để người dân, đặc biệt giới trí thức tham gia vào mọi mặt của cuộc sống, nhất là phản biện xã hội.
Muốn làm thật việc sửa Hiến pháp thì phải có thảo luận thực chất, tôn trọng các ý kiến khác nhau, từ bỏ cách làm nặng tính hình thức, áp đặt, khiến cho dư luận đánh giá cuộc lấy ý kiến chỉ là màn kịch. Nhà nước công bố lấy ý kiến kéo dài đến hết tháng 9 năm 2013, vậy mà hội nghị TW 7 của Đảng đã bàn và kết luận ngay từ tháng 5 thì thử hỏi có thật tâm muốn phát huy quyền làm chủ của dân đối với viêc sửa đổi Hiến pháp hay không? Muốn có thảo luận thực chất thì trước hết phải cho công bố những ý kiến khác với dự thảo. Nếu không đồng tình thì Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp có thể có bài phân tích, phản bác và cho đăng các ý kiến phản hồi. Tránh cách làm “độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, quy kết tùy tiện” (được coi là đặc trưng của công tác chính trị, tư tưởng hiện nay).
Nên bàn định sớm việc tổ chức trưng cầu ý dân để bảo đảm Hiến pháp thực sự là của dân, do dân. Lần đầu tiên làm ở nước ta, trong lúc đang còn ý kiến khác nhau về một số vấn đề cơ bản của thể chế chính trị, cho nên việc trưng cầu ý dân một cách thực chất đòi hỏi phải có tổ chức tập hợp những chuyên gia am hiểu, đặc biệt là có những chuyên gia độc lập, có tiếng nói thẳng thắn, không một chiều để bàn định nội dung đưa ra trưng cầu ý dân và cách làm. (Khi Quốc hội quyết định sẽ tổ chức trưng cầu ý dân thì nhiều vấn đề phaỉ bàn định tiếp).
Quốc hội đứng trước “bão biển” !
Người bạn đồng tâm đã trải nghiệm qua lãnh đạo, tâm huyết trước vận nước, day dứt về công tác tư tưởng và truyền thông đặt vấn đề với đại biểu Quốc hội, nếu thực sự vì dân, vì nước chắc chắn sẽ phải suy ngẫm về các câu hỏi nóng bỏng dưới đây:
1.Tại
sao bây giờ vẫn còn rất nhiều người, kể cả cán bộ đảng viên xin định cư
nước ngoài?. Họ là dân thường hoặc cán bộ thường, không phải là người đi
để tìm nơi an toàn trú ẩn với khối tài sản cướp được một cách bất
chính. Họ thố lộ: Đi để tỵ nạn nhân quyền, tị nạn giáo dục, môi trường.
Đi để tỵ nạn tương lai bất định. Đi để tìm an toàn cá nhân trước nạn bạo
lực và tệ nạn xã hội gia tăng. Tuy không hoàn toàn giống như lý do vượt
biên những năm sau 1975, nhưng nhìn chung, họ tuyệt vọng vì sự nghiệp
Đổi mới chỉ làm được nửa vời và tình hình đất nước ngày càng tồi tệ,
xuống cấp gần như về mọi mặt của đời sống xã hội!.
2. Tại
sao trong kháng chiến chỉ có một kẻ thù là đế quốc thực dân Pháp, Mỹ?.
Sau 1975 nối lại bang giao Việt - Mỹ, bình thường hóa quan hệ Trung
Quốc Rồi hội nhập quốc tế, tất cả là bạn. Không có Chính phủ nào ngày
nay còn nói Việt Nam là kẻ thù, trừ bọn Bành trướng Bắc Kinh là kẻ thù
truyền kiếp, độc ác, mạo danh “16 chữ vàng” và “4 tốt” để ngang nhiên
xâm phạm chủ quyền nước ta với “đường lưỡi bò” phi pháp đồng thời xâm
nhập, phá hoại, chi phối nước ta trên nhiều mặt. Vậy ai là các thế lực
thù địch ? Các đài phương Tây và các đài người Việt tị nạn cho dù có ý
đồ xấu trong thông tin, thậm chí chửi bới chế độ ta nhưng có đáng gọi là
“các thế lực thù địch”?. Vì chữ thế lực ở đây, hiểu theo chữ Hán hàm
nghĩa là lực lớn. Trong hòa bình, hội nhập quốc tế mà có nhiều kẻ
thù lớn thì là thế nào. Những người phê phán các khuyết tật của chế độ,
mong muốn đổi mới thể chế chính trị để mở đường cho đất nước phát triển
mạnh mẽ , bền vững và được bảo vệ tốt hơn, sao lại coi đó là “thế lực
thù địch”?. Vậy thì sự nghiệp đại đoàn kết giữ nước và xây dựng đất nước
sẽ đi về đâu trước mưu ma chước quỷ của “đồng chí lạ”. Nó không lô-gích
với con đường cách mạng Việt Nam đã trải qua và vô tình gây hoang mang
trong những người ít hiểu biết.
3.
Cán bộ bây giờ hầu hết có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Có người
2,3,4…bằng nhưng rất nhiều cán bộ, kể cả ở cấp cao, cả tâm và tầm đều
thấp. Lớp cán bộ kháng chiến tuy họ có phạm sai lầm do”nhiệt tình cộng
dốt nát thành phá hoại” nhưng họ thật lòng vì dân, vì nước, cho nên dân
bực tức trước những cái sai về đường lối nhưng họ còn tin Đảng và Cách
mạng sẽ sửa sai. Và 1986 là bằng chứng họ tin. Nhưng nay thì khác. Kinh
tế khủng hoảng, nợ ngập cổ, các trụ cột kinh tề quốc doanh đang dẫn nền
kinh theo định hướng xuống đáy khủng hoảng chớ không phải “theo định
hướng XHCN”. Thất nghiệp đầy trời…Tham nhũng đầy đất, niềm tin chỉnh đốn
Đảng ngày càng vô vọng, nhất là sau Nghị quyết 4, NQ 5, NQ 6 và rồi sẽ
là NQ 7. Một sự tuột dốc không phanh về niềm tin! . Hy vọng rằng chất
đắng từ sai lầm tiết ra sẽ trở thành thuốc trị sai lầm như “đạp gai lấy
gai nhể”!
Chính sách bồi dưỡng nhân tài, đào tạo
trí thức, sử dụng nhân lực qua đào tạo cùng với “quy hoạch cán bộ cấp
chiến lược” nhìn chung vẫn nằm trong tầm nhìn và sự lựa chọn của các cơ
quan và cán bộ có quyền năng của Đảng . Trong sự chi phối của “nhóm lợi
ích” và tư duy nhiệm kỳ, việc lựa chọn sắp xếp cán bộ loay hoay vấn là “Trâu ta ăn cỏ đồng ta” và nguy hiểm hơn là “Con vua thì lại làm vua / Con sãi ở chùa lại quét lá đa”.Muốn có giống nòi tốt, có những hạt nhân để quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước thì phải đổi mới cơ chế bầu cử, cơ chế nhân sự, có tranh cử thực sự, hay nói theo cách khác là phải từ bỏ tập tục “lấy nhau” trong Đảng, giống như tập tục lấy nhau giữa những người cùng cận huyết. Cách làm cán bộ lãnh đạo cũ chọn hay chỉ định cán bộ mới ra để bầu cử, không phải tranh cử, tức là chọn những người giống mình, cùng suy nghĩ như mình, tệ hơn là yếu kém hơn mình và sẵn sàng “hẩu” với mình, che đỡ cho mình. Hiện tình đang là như vậy. Vấn đề là chính sách phải kích thích con người tự lượng sức mình mà phấn đấu vươn lên, học và làm những thứ có thể cạnh tranh được trong hội nhập quốc tế, chớ không phải học rồi sản xuất ngày càng thụt lùi, làm lúa thua lúa, làm cá thua cá…nghĩa là “trồng cây gì nuôi con gì” bán cũng lỗ. Về điểm nầy, nước Mỹ khá thành công. Nước Nhật họ rạng danh vì SONY, HONDA, TOYOTA…và rạng danh cả con người văn minh, nhân bản trong đau thương điêu tàn trong thảm họa động đất, sóng thần làm thế giơi phải ngả mũ. Cũng vậy, Hàn Quốc đi sau mà cạnh tranh ngang ngửa với Nhật Bản thì cũng đáng ngả mũ vì họ có con người văn minh yêu nước, người ta cũng “quên” dần bàn tay sắt độc tài của Pak Chung.hee để bầu con gái ông ta Pak Geun.hye làm Tổng thống với số phiếu áp đảo. Vì sao?.
Thay cho lời kết
Quốc hội nên từ những nan đề nêu trên, phóng tầm mắt xem nhân loại họ đang làm gì để chiếu vào con người, góc phố, con đường ổ gà của Việt Nam mà hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp và suy ngẫm về mô hình phát triển đất nước. Muốn vậy, phải dân chủ trong Quốc hội, từng đại biểu phải đối thoại với dân về từng vấn đề cụ thể dân nêu chứ không chỉ qua các cuộc tiếp xúc đại diện cử tri vv…
Quốc hội liệu có tin vào báo cáo “mấy chục triệu dân tán thành Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” (có ký tá hẳn hoi nhưng toàn hình thức) và tưởng rằng mặt biển bình yên? Không đâu, không thấy “chim báo bão” không có nghĩa là sẽ không có bão biển.
T.V.T.
Copy từ: Anh Ba Sàm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét