CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Một thoả thuận xã hội mới cho Việt Nam?

Dạo ngày ở Việt Nam, dư luận chính trị xã hội đang thật sôi nổi không chỉ là về những vấn đề liên quan đến giới lãnh đạo của đảng và nhà nước mà quan trọng hơn cả là những thứ liên quan đến ý nghĩa của “nền công dân xã hôi” (social citizenship) tại Viêt Nam hôm nay và trong tương lai gần.
Dấu hiệu rõ nhất về hiện tượng này tất nhiên là tranh luận đối với Hiến pháp của Việt Nam. Thế thì Hiến pháp là gì? Những ai quan tâm đến những các vấn đề chính trị xã hội đều biết rất dễ có khả năng một hiến pháp chỉ là tờ giấy hoàn toàn vô giá trị. Thế nhưng nếu tờ giấy này có phản ánh một thỏa thuận xã hội thực sự giữa nhân dân và nhà nước (một tổ chức xuất phát từ chính nhân dân ấy) thì tờ giấy này quả là quý giá lắm!
Xét trên một lĩnh vực ’hiến pháp học,’ thì ý nghĩa của thỏa thuận xã hội  đã có từ lâu đời, thời Hobbes, Locke, và Rousseau… Đó chính là quyền, quyền hạn, và trách nghiệm của nhà nước và nhân dân nên như thế nào để cố một trật tự xã hội bình dẳng, ổn định, và thịnh vượng. Nhìn từ góc độ phúc lội xã hội, một lĩnh vực chuyên của mình, một hiến pháp cững nêu rõ một thỏa thuận xã hội đối với các quyền xã hội… Nói chung, một hiền pháp nêu rõ trách nghiệm và giới hạn của các quyền chính trị, xã hội, kinh tế cả của nhà nước lẫn cả dân chúng.
Hãy lấy một ví dụ từ các chính sách xã hội của Việt Nam hiện nay. Một nghiên cứu tôi mới làm cho LHQ mà đã đề cấp đến vấn đề “xã hội hóa” cách dịch vụ công cũng có liên quan đến vấn đề này…. Trong thời gian tới tôi sẽ giới thiệu một số quan điểm, kết quả nghiên cứu từ công trình này để các bạn tham khảo và thảo luận. Tôi chỉ “bật mí” trước một kết quả nhỏ xíu mà đáng kể: hiện này toàn xã hội VN chi ra trên 17 phần trăm GDP chỉ riêng cho cho giáo dục và y tế. Một con số cực lớn. Với con số này phải hỏi: tiền chạy đâu?
Thế thì trong những tuần lễ vừa qua, việc thành lập blog này, góp ý thường xuyên về chính trị xã hội Việt Nam, tôi cũng có nhiều suy nghĩ nhiều thỏa thuận xã hội từ gốc độ quyền chính trị và dân sự. Sáng hôm nay, chẳng hạn, tôi lên mạng và thấy xuất hiện hình ảnh của ba người phụ nữ bị công an đánh đập. Tôi biết ba người này có bị đánh vì có gì liên quan đến việc dự một cuộc họp… thế nhưng tôi chưa thấy trên hiến pháp CHXHCNVN đoạn nào có nội dung kiểu như “Công an được quyền đánh đập dân nếu muốn”. Nếu ở bất cứ nước nào có pháp quyền, thì chắc chắn những tội phạm (trong trường hợp này là CA) sẽ bị xét xử ngay lập tức. Điều này là khá “tế nhị” đối với tôi chính vì tôi lã người Mỹ gốc Do Thái, và đã lớn lên trong một gia đình đấu tranh trong phòng trào dân sự ngày xưa…
Những ai ở Việt Nam hiện nay đều biết đất nước đang cố gắng tìm một đường đi phù hợp với các đòi hỏi của xã hội trong một thời đại mới. Và từ sự nở rộ các cuộc tranh luận đang diễn ra trên mạng đến các tranh luận trong nội bộ đảng, ai cũng có thể cảm nhận là Việt Nam cần có một thảo thuận thẳng thắn thực sự về một thỏa thuận xã hội mới. Dù Việt Nam sẽ có một Hiến pháp mới, hình như cuộc thảo luận về nội dung và ý nghĩa của Hiến pháp nước nhà sẽ còn tiếp diễn. Và điều đó tôi thấy là những tín hiệu rất tốt đối với những ai mà muốn Việt Nam lên…
JL


Copy từ: Jonathan London

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét