TS Sinh học Hà Sĩ Phu
Nhân
loại chưa quên thảm hoạ “diệt chủng” do virus H1N1 gây ra đại dịch ở
Tây Ban Nha vào năm 1918, giết chết khoảng 50 triệu người trên thế giới
chỉ trong vòng một năm. Virus nguy hiểm vì dễ dàng biến chủng thành các
dạng mới chưa có khả năng chữa trị và vì có cấu trúc còn ở dưới mức tế
bào (mới chỉ là các phân tử protein) nên sinh sản vô cùng nhanh. Cách
đây 10 năm, H5N1 cũng đã một phen làm cả thế giới hoảng hồn. Có nhà khoa
học ước tính nếu tỉ lệ tử vong dao động 0,1-20%, và nếu một đại dịch
xảy ra làm ảnh hưởng đến 500 triệu người thì số tử vong có thể dao động
trong khoảng nửa triệu đến 100 triệu người.
Bởi
tầm “nguy hiểm hơn nguyên tử” như vậy nên những nghiên cứu liên quan đến
chúng, dù với động cơ được biết rõ là nhân đạo vẫn cần được đặt dưới
sự giám sát tuyệt đối nghiêm ngặt. Chỉ riêng việc xét nghiệm để chẩn
đoán nhiễm H5N1, vì lý do an toàn sinh học, các xét nghiệm đều phải được tiến hành trong các phòng thí nghiệm với độ an toàn cấp 3 (xem ở đây).
Mới
đây Trung tâm y khoa Erasmus ở Rotterdam (Hà Lan) đã thành công trong
việc tạo các đột biến cực độc từ H5N1 để tìm cách ngăn ngừa đại dịch,
nhưng lập tức bị các cơ quan Y tế thế giới cực lực phản đối, không cho
đó là một ý tưởng hay, cấm không được công bố “bởi lo ngại phần tử xấu sẽ lợi dụng nó để trở thành bom sinh học”.
Trong bối cảnh như vậy thì được tin “Tuần vừa qua, một nhóm nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu thú y quốc gia China tuyên bố rằng họ đã ”thành công tạo ra một chủng Virus mới bằng cách phối sinh hai Virus H5N1 và H1N1 (!!!)”.
GS Y học Nguyễn Văn Tuấn đã nhận xét rất đúng “việc sản sinh ra một chủng virút mới từ hai virút có tiềm năng nguy hiểm là một điều rất khó hiểu”.
Nhưng vấn đề đã được nâng cấp nghiêm trọng về tầm lo ngại chính bởi
tiềm năng “bom sinh học” mạnh hơn nguyên tử này lại nằm trong tay chủ
nghĩa Cộng sản Đại Hán!
Giới cầm quyền ngông
cuồng Trung Quốc với mục đích đầu độc cả nhân loại để độc chiếm địa cầu,
từ những thứ đồ chơi trẻ em, độc chất trong thực phẩm, chất độc trong
vật liệu xây dựng, hàng ngàn thứ không kể xiết… không phải chỉ vì mục
đích kinh tế, đang đặt hàng tỷ người trước nguy cơ “chết dưới tay Trung
Quốc”, thử hỏi nếu có thứ vũ khí sinh học lợi hại trong tay họ còn
thương gì ai mà không đem nó thành vũ khí để nô dịch và giết bớt nhân
loại? Nếu thu thập hết thông tin về những đồ giả, đồ rởm, đồ nguy hiểm
mà Trung Quốc đã phát tán khắp nước ta và khắp thế giới thì nếu có gọi
họ là bọn “Cuồng Hán” độc địa chắc cũng không ngoa?
Về
chủ trương vĩ mô, thiết nghĩ làm “bạn vàng 4 tốt” với một kẻ tội đồ của
nhân loại như vậy phỏng có vinh dự chăng, hay chính mình đang và sẽ trở
thành vật hy sinh đầu tiên cho những thứ vũ khí độc địa ấy?
Trước
mắt, có lẽ với lương tâm nghề nghiệp của những cán bộ khoa học chúng
ta, tổ chức Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nên có những bài
viết và có một văn bản lên tiếng chung cảnh báo trước cái “thành tựu”
khoa học bất chấp đạo đức và nhân văn mà thế giới rất phản đối này, mà
chưa biết chừng chính Việt Nam mình sẽ là nạn nhân?
H.S.P.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
********
MỘT LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÔ TRÁCH NHIỆM?
20/05/2013 13:28 (GMT + 7)
Nguyễn Văn Tuấn (Úc)
TTCT
- Giới khoa học quốc tế kinh ngạc và lo ngại về một nghiên cứu của các
nhà khoa học Trung Quốc (TQ) trong việc tạo ra một chủng virút mới từ
hai virút cúm gia cầm H5N1 và H1N1.
Bà Trần Hóa Lan - Ảnh: National Avian Influenza Reference Laboratory, Harbin
Trung Quốc đang đối phó với cúm H7N9 - Ảnh: STR/AFP/Getty Images
Nghiên cứu này là một trường hợp tiêu biểu về một nền khoa học lệch định hướng đạo đức.
Tuần
vừa qua, một nhóm nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu thú y quốc gia
China tuyên bố họ đã thành công trong việc tạo ra một chủng virút mới
bằng cách phối sinh hai virút H5N1 và H1N1. Tại sao họ tạo ra một chủng
virút mới? Giáo sư Trần Hóa Lan, chủ trì công trình nghiên cứu, giải
thích nhóm nghiên cứu muốn hiểu biết thêm về hai loại virút H5N1 và
H1N1, qua đó phát triển văcxin phòng chống cúm gia cầm.
Nhưng
vấn đề khó hiểu là thế nào là "hiểu biết thêm" bằng cách tạo ra một
chủng virút mới. Thật ra giới khoa học quốc tế nghi ngờ mục tiêu cũng
như lời giải thích của nhóm nghiên cứu.
Nghiên cứu thiếu suy nghĩ chín chắn
Công
trình tạo ra chủng virút mới của TQ có thể đó là một thành tựu về kỹ
thuật, nhưng không đạt tiêu chuẩn về đạo đức và trách nhiệm xã hội vì
nhưng thành tựu đó chẳng đem lại phúc lợi gì cho xã hội hay giúp giảm sự
đe dọa của một đại dịch. |
Trước
hết, cần phải đặt vấn đề trong bối cảnh chung và vài dòng về virút cúm
gia cầm. Các virút cúm được chia thành ba nhóm chính: A, B và C. Các
virút thuộc nhóm B và C thường tìm thấy ở người nhưng chúng không có tác
hại lớn.
Ngoại trừ gây ra vài rối loạn cấp tính
đường hô hấp, chúng không có khả năng gây tử vong cho bệnh nhân. Nhưng
các virút thuộc nhóm A là đáng quan tâm hơn hết, bởi vì chúng có thể đột
biến nhanh chóng thành những virút mà hệ thống miễn nhiễm của con người
không nhận ra được (và không có khả năng phòng chống chúng).
Virút
cúm thuộc nhóm A có cấu trúc gồm hai nhóm protein: hemagglutinin (HA)
và neuraminidase (NA). HA có 15 chi với mã danh H1 đến H15. NA có chín
chi với mã danh N1 đến N9. Virút H1N1 và H5N1 là một trong những chi
virút này. Virút thuộc chi H1, H2 và H3 đã được biết có lan truyền trong
con người từ 100 năm qua. Chẳng hạn như virút H1N1 không phải là virút
mới vì chúng có mặt trong heo từ rất lâu trên khắp thế giới. Nhưng virút
H5 thì vẫn còn là một "kẻ thù" xa lạ đối với hệ thống miễn nhiễm của
con người.
Virút H5N1 và H1N1 hiện đang được thế
giới quan tâm vì khả năng gây đại dịch của chúng. Cách đây gần 10 năm
(2004), một đợt dịch cúm H5N1 làm hoang mang thế giới vì người ta nghĩ
nó có thể trở thành đại dịch (nhưng điều đó không xảy ra). Tuy nhiên,
virút H5N1 có thể biến hóa thành virút khác cùng nhóm, nhưng khả năng
biến hóa đó chúng ta vẫn chưa biết ra sao.
Virút
H1N1 là nguyên nhân gây ra nạn đại dịch ở Tây Ban Nha vào năm 1918,
giết chết khoảng 50 triệu người trên thế giới chỉ trong vòng một năm.
Năm 2009, dịch cúm H1N1 (còn gọi là cúm heo vì virút này lan truyền
trong heo) xuất hiện và trong vòng không đầy ba tháng, cúm này đã lan
sang 74 nước trên thế giới với hơn 30.000 ca bệnh và 200 ca tử vong. Do
đó, có thể nói rằng thế giới chúng ta vẫn sống trong tình trạng bất an
vì những virút nguy hiểm này vẫn có thể gây ra dịch bất cứ lúc nào và
bất cứ ở đâu.
Vì thế, việc sản sinh một chủng
virút mới từ hai virút có tiềm năng nguy hiểm là một điều rất khó hiểu.
Thật ra các nhà khoa học TQ không phải là nhóm đầu tiên nghĩ ra nghiên
cứu này. Một nhóm nghiên cứu Hà Lan cũng từng làm thí nghiệm (và đã công
bố) trên virút H5N1, nhưng họ dừng lại không làm phối sinh với H1N1 vì
chưa đảm bảo an toàn. Giáo sư Simon Wain-Hobson cho rằng thành tựu của
nhóm nghiên cứu TQ có thể đáng khen về mặt kỹ thuật, nhưng ông cho rằng
họ chưa suy nghĩ chín chắn việc họ làm.
Ngay sau
khi bài báo khoa học được công bố, các nhà vi sinh học danh tiếng trên
thế giới đã lên án việc làm này của nhóm nghiên cứu TQ. Cựu chủ tịch
Viện Hàn lâm Anh (Lord May of Oxford) cho rằng công trình nghiên cứu của
TQ chẳng giúp chúng ta hiểu biết thêm về virút cúm gia cầm và chẳng
giúp ích gì trong việc phòng chống virút nguy hiểm này.
Chẳng
những không giúp ích gì, các nhà khoa học còn cảnh báo nếu chủng virút
mới mà họ tạo ra trong phòng thí nghiệm bị "tháo" ra ngoài thì một đại
dịch mới sẽ xảy ra và trở thành một đại họa cho thế giới. Có nhà khoa
học ước tính nếu tỉ lệ tử vong dao động 0,1-20%, và nếu một đại dịch xảy
ra làm ảnh hưởng đến 500 triệu người thì số tử vong có thể dao động
trong khoảng nửa triệu đến 100 triệu người.
Richard
Ebright, nhà vi sinh học danh tiếng của Mỹ, không đánh giá cao công
trình của TQ. Ông cho rằng công trình này chẳng có thông tin gì mới để
đặt thế giới vào một sự hiểm nguy như thế.
Một nền khoa học thiếu đạo đức
Thời
gian gần đây, thế giới đã chứng kiến nhiều hành động mang tính vô trách
nhiệm của TQ. Không nói đến những động thái quân sự hung hãn nhằm gây
hấn với các nước láng giềng, TQ còn tung ra thị trường thế giới nhiều
sản phẩm độc hại. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) từng chỉ
ra rằng các hàng thủy sản từ TQ thường bị nhiễm nhiều loại hóa chất gây
nguy hại sức khỏe, kể cả gây ung thư, cho người tiêu dùng về lâu dài như
kháng sinh nitrofuran, chất malachite xanh, thuốc nhuộm và kháng sinh
fluoroquinolones.
Rau quả được tẩm hóa chất,
dùng hóa chất ướp thi thể để làm tươi hoa quả, gạo được chế biến từ cao
su, thịt chuột "hô biến" thành thịt cừu... Danh sách những hàng hóa độc
hại từ TQ có lẽ chưa chấm dứt. Người ta có lý do để dè dặt hơn với những
sản phẩm và hàng hóa của TQ.
Cách đây vài năm, một cuốn sách có tựa đề Chết dưới tay TQ (Death by China) của giáo sư Peter Navarro và Greg Autry (Mỹ) gây chấn động thế giới.
Hai
tác giả đã chỉ ra hàng loạt sản phẩm nguy hiểm do TQ sản xuất và bán ra
thị trường thế giới. Từ đồ chơi cho trẻ em, vòng tay, dây chuyền, dược
phẩm giả tạo, thuốc nhái, điện thoại bốc cháy, trái cây hàm chứa vi
khuẩn nguy hiểm... tất cả trở thành những công cụ giết người một cách
chậm chạp. Một chuyên gia bình luận thời sự nhận xét rằng hiện TQ đang
đầu độc thế giới bằng những sản phẩm độc hại và gây ô nhiễm.
Đó
là sản phẩm của một nền kinh doanh vô đạo đức, khi một số không nhỏ
doanh nhân TQ muốn giàu lên nhanh chóng đã làm bất cứ việc gì, bất chấp
các quy ước đạo đức xã hội và đạo đức kinh doanh. Kinh doanh mà không
dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và không xem trọng trách nhiệm xã hội
là loại kinh doanh nguy hiểm.
Tương tự, trong
khoa học, tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm cũng là một tiêu chí quan
trọng. Một công trình nghiên cứu cho dù mang tính khả thi cao và có ý
tưởng tốt, nhưng làm phương hại đến cộng đồng và xã hội vẫn không được
đánh giá là đạt chuẩn mực. Chính vì bản chất đạo đức của khoa học, nhà
khoa học còn phải có trách nhiệm với xã hội, vì nhà khoa học cũng chỉ là
một thành viên trong xã hội, không thể nào đứng ngoài hay đứng cao hơn
xã hội.
Công trình tạo ra chủng virút mới của TQ
có thể đó là một thành tựu về kỹ thuật, nhưng không đạt tiêu chuẩn về
đạo đức và trách nhiệm xã hội vì thành tựu đó chẳng đem lại phúc lợi gì
cho xã hội hay giúp giảm sự đe dọa của một đại dịch.
Đây
không phải là lần đầu tiên người ta đặt câu hỏi về đạo đức của các công
trình nghiên cứu khoa học từ TQ. Không ít công trình nghiên cứu này
không được các tập san khoa học quốc tế công bố vì có vấn đề về y đức.
Trong quá khứ đã có những nghiên cứu y khoa vi phạm y đức nghiêm trọng
và bị rút lại, không cho công bố trên các tập san khoa học quốc tế.
Năm
2009, một nhóm nhà khoa học TQ giải mã gen trái dưa leo, một năm sau họ
có dự án giải mã gen liên quan đến trí thông minh. Những dự án về ứng
dụng tế bào gốc để điều trị chấn thương, dị tật bẩm sinh, bệnh mãn
tính... đều bị giới khoa học quốc tế nghi ngờ vì vấn đề y đức. TQ còn là
nơi sản sinh rất nhiều "phát minh" chẳng khác gì kiểu Sơn Đông mãi võ
làm trò cười cho ngay cả người dân TQ.
N.V.T.
Nguồn: tuoitre.vn
Copy từ: Bauxite Việt Nam
..............................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét