CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

“Một góc nhìn khác”: Sự chọn lựa đầy can đảm


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-05-28


truongduynhat-05282013-305
Cùng với việc nhà báo Trương Duy Nhất bị công an bắt giữ, trang blog "Một góc nhìn khác" của ông cũng bị khóa.
RFA screenshot

Blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất bị bắt kéo theo hàng loạt dư luận cho rằng ông là nạn nhân của sự tranh chấp phe phái trong đảng, bên cạnh ngôn ngữ trong trang blog của ông đã làm nhiều cán bộ cao cấp giận dữ và căm tức.

Tranh chấp giữa các phe nhóm?

Trong không khí nóng bức của lạm phát, nợ xấu và điều hành tài chánh có vấn đề, Việt Nam một lần nữa đang phải đối đầu với sự khó khăn nhất kể từ năm 1991 tới nay.
Giới quan sát bên ngoài có lẽ rất ngạc nhiên khi theo dõi diễn biến chính trị lúc gần đây. Các hội nghị trung ương diễn ra và người ta chỉ chờ đợi kết quả ai là người còn ở lại và ai sẽ ra đi.
Tranh chấp nội bộ không còn là chuyện hiếm thấy kể từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng trong nhiệm kỳ thứ hai và ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không thể cầm lòng khi tuyên bố không có đồng chí nào bị kỷ luật.
Ông ấy bị bắt vì làm cái cuộc gọi là bỏ phiếu trên mạng trong cuộc họp quốc hội này xem ai là người có tín nhiệm. Ai cao ai thấp và ai là người hòan toàn bị mất tín nhiệm trước nhân dân.- TS Hà Sĩ Phu
Đảng Cộng sản Việt Nam vốn có truyền thống che giấu mọi tranh chấp từ địa phương tới trung ương nhưng trong thời đại internet ngày nay mọi nỗ lực nhằm lấp lổ hỗng tin tức tuồn ra từ nội bộ không thành công như thời gian internet chưa ra đời.
Internet sản sinh ra các trang blog và tại không gian mạng này người viết có thể mang tư tuởng của mình tới người đọc nhanh và trọn vẹn, không bị cắt xén như khi viết cho một tờ báo.

“Một góc nhìn khác”

Có lẽ từ lý do này, trang “Một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất xuất hiện và từ đó đến nay trang blog này đã gây sóng gió trong cộng đồng và những bài viết của Trương Duy Nhất làm cho người đọc đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.
Là một nhà báo có quan hệ mật thiết với các nhân vật cao cấp từ Chủ tịch nước tới Tổng bí thư, tuyên bố bỏ viết báo để viết blog của Trương Duy Nhất đã làm không ít người đặt câu hỏi cho quyết định khá táo bạo này.
truongduynhat-05282013-350
Báo chí trong và ngoài nước đưa tin về vụ blogger Trương Duy Nhất bị công an bắt giam.
Tiến sĩ Hả Sĩ Phu người theo dõi trang blog “Một góc nhìn khác” từ nhiều năm qua nhận xét: “Từ lâu chúng tôi đã biết Trương Duy Nhất là một ông nhà báo có liên hệ chặt chẽ với các hoạt động chính trị trong nước. Ông được tháp tùng với những phái đoàn cao cấp để ra hải ngoại.
Trước hết đấy phải là người có liên quan chặt chẽ với các tổ chức chính trị cấp cao mới có vai trò như vậy.
Đặc điểm thứ hai đặt vấn đề có phải ông ấy là người của một nhóm nào đấy hay không? Gần đây thì anh em cũng thấy một điều lạ là vai trò của ông Trương Duy Nhất lúc thì ủng hộ nhóm này nhưng có lúc lại ủng hộ nhóm khác.
Tuy nhiên chúng tôi không cho đấy là thay đổi có tính lá mặt lá trái mà đấy là sự vận động. Vận động về tư duy, tư tuởng tiến bộ thành ra chúng tôi lại có cảm tình với một blogger gắn chặt hoạt động chính trị trong nước như vậy.”
Từ lúc bắt đầu viết blog, Trương Duy Nhất đã quyết liệt trong ngôn ngữ và tỏ ra không sợ đụng chạm với bất cứ ai, dù là Thủ tướng hay Chủ tịch nước nói chi đến Bộ trưởng hay Phó thủ tướng.
Đối với ông không có vùng cấm trên trang blog của mình.
Tuy nhiên khi ông tổ chức bỏ phiếu trên mạng xem ai là người được tín nhiệm ai là người bị nhân dân bất tín nhiệm, đã như một bát nước quá đầy, sự chịu đựng của các nhân vật liên quan hết giới hạn và lệnh bắt ông tung ra trước kỳ họp chính thức của Quốc hội có lẽ là câu trả lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước kết quả không thể chịu đựng nỗi của cuộc bỏ phiếu qua trang blog này.
Nhà báo Phạm Chí Dũng, người từng bị bắt vì nghi ngờ cộng tác với các trang blog chống lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ kinh nghiệm của ông trước việc Trương Duy Nhất bị bắt:
“Bức xúc lớn là yếu tố chủ yếu của Trương Duy Nhất. Gần như toàn bộ các bài Trương Duy Nhất đều đề cập những bức xúc nội tâm và thể hiện những vấn đề mâu thuẫn xã hội. Đề cập tới một số khía cạnh của xã hội và đề nghị phải thay đổi.
Có điều là Trương Duy Nhất đề cập khá nhiều về khía cạnh nhân sự, khía cạnh con người mà cái đó chính là cái theo một số người đã làm kẹt cho Trương Duy Nhất.
Trương Duy Nhất đề cập khá nhiều đến các lãnh đạo cấp cao và đặc biệt trong cuộc bỏ phíêu cùng Quốc hội mà Trương Duy Nhất tổ chức trên blog của mình đã đề cập gần như hầu hết chỉ trừ Tổng Bí thư ra.
Chính từ chỗ đó, mặc dù những bức xúc của Trương Duy Nhất đều phải hiểu là thành thực, thành tâm.”
Gần như cùng nhận xét với nhà báo Phạm Chí Dũng, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu cho rằng lý do Trương Duy Nhất bị bắt phát suất từ thiện ý của ông và nhà nuớc cũng như Quốc hội cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và tỉnh táo hơn:
“Ông ấy bị bắt vì làm cái cuộc gọi là bỏ phiếu trên mạng trong cuộc họp quốc hội này xem ai là người có tín nhiệm. Ai cao ai thấp và ai là người hòan toàn bị mất tín nhiệm trước nhân dân.
Tôi nghĩ nều nhà cầm quyền có ý thức thì phải biết cảm ơn. Bời vì các ông ấy bỏ phiếu với nhau trong quốc hội, hay thống nhất với nhau trong trung ương thì đấy chỉ là nhóm nhỏ và vấn đề quan trọng uy tín đối với dân như thế nào.
Trong khi các ông đóng cửa để làm cái việc đó thì Trương Duy Nhất đã mởi cửa để lấy ý kiến đó trong nhân dân thì chúng tôi tán thành đìêu đó vô cùng.
Đảng và Quốc hội nếu có một động cơ trong sáng thì pohải bêít ơn ông Trương Duy Nhất đã thăm dò ý kiến hộ cho các lãnh đạo.”

Lạm dụng luật pháp?

Để cho có vẻ danh chính ngôn thuận, lệnh bắt Trương Duy Nhất ghi rằng ông đã vi phạm điều 258 của bộ luật hình sự, lạm dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận xét việc này như sau:
“Ở Việt Nam thì điều luật nào cũng có thể bị lạm dụng hết, không chỉ là điều 258 mà chủ yếu là điều 88. Chẳng qua điều 258 nó nhẹ hơn điều 88 một chút.
Ở Việt Nam thì điều luật nào cũng có thể bị lạm dụng hết, không chỉ là điều 258.- Nhà báo Phạm Chí Dũng
Nó xem xét tới một vài khía cạnh không phải đến mức có tính chất chống phá, chẳng qua là lạm dụng, lợi dụng thành thử về mặt luật thì nó nhẹ hơn và nếu muốn phát triển nó lên, thậm chí hình sự hóa hay chính trị hóa nó thì vẫn hoàn toàn được.”
Nhà báo và cũng là một blogger Nguyễn Tường Thuy nhận xét về bản án của Trương Duy Nhất khi bị kết vào đìêu 258 ông cho rằng mặc dù khác nhau cách viết cũng như tiếp cận vấn đề, ông vẫn kính trọng chủ trang blog “Một góc nhìn khác”:
“Điều 258 áp dụng với anh Trương Duy Nhất hay là điều 79 hoặc 88 thì thực ra đây là những điều rất vu vơ mơ hồ họ có thể bảo là phạm cũng được mà không phạm cũng được.
Tôi nghĩ rằng họ vì một quyền lợi hay mục tiêu, mục đích nào đấy thì họ bắt thôi, chính vì thế chúng tôi không biết thế nào để mà né tránh.
Nếu muốn né tránh cũng không thể đựơc bời vì giống như nhiều người dân bình thường đang làm ăn yên ổn nhưng khi bị mất đất, bức xúc lên cãi nhau nói to tiếng thì lại phải vào tù, đấy là chuyện hết sức bất an.
Đối với anh Trương Duy Nhất tôi rất quý trọng anh ấy. Thực ra mà nói thì tôi khác anh Nhất rất nhiều nhưng anh ấy có nhiều nét khiến tôi quý trọng.”
Blogger Trương Duy Nhất dù đang mất tự do nhưng rất nhiều người cho rằng anh sẽ không bị giam giữ lâu hơn một blogger bình thường nếu bị cáo buộc cùng một tội danh.
Có người còn khẳng định việc anh trở ra khỏi nhà giam trong một thời gian ngắn không phải là điều gì khó hiểu lắm nhất là trong lúc này khi vẫn còn những lá bài bí ẩn của các phe nhóm đang mặc cả với nhau về các vấn đề sống còn, trước khi nền kinh tế vào hồi chung cuộc.


Copy từ: RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét