CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Anh bị kiện vì thiết bị theo dõi ở VN

BBC

Chính phủ Anh bị kiện trong vụ để cho một công ty của nước này xuất khẩu công nghệ theo dõi sang các nước trong đó có Việt Nam.

Tổ chức Privacy International nói hôm 16/3 rằng họ đã kiện chính phủ ra Tòa Tối cao ở London vì các quan chức Anh không chịu nói họ có đang điều tra công ty Gamma International, vốn bị tố cáo bán công nghệ theo dõi cho các chính phủ độc đoán như Bahrain, Ethiopia, Turkmenistan và Việt Nam.

Privacy International cho rằng việc xuất khẩu phần mềm thám thính FinFisher có thể vi phạm luật của Anh và đã kêu gọi chính phủ điều tra vụ việc từ nhiều tháng nay.
Mặc dù vậy các quan chức Anh từ chối bình luận về chuyện họ có đang điều tra hay không.
Privacy International nói trên Bấm trang web của họ rằng đối tượng bị kiện ra tòa là cơ quan thuế quan của Anh, đơn vị quản lý việc xuất nhập khẩu và nói thêm:
"Privacy International tin rằng Cục Thuế Quan đã hành động trái pháp luật, hoặc là vì họ đã diễn giải luật sai để bao biện cho hành động lảng tránh [việc công bố có điều tra công ty Gamma hay không], hoặc vì họ thẳng thừng từ chối [cung cấp thông tin] mà không xem xét các dữ kiện của vụ việc.
"Hơn nữa, khi từ chối cung cấp thông tin cho Privacy International, Cục Thuế Quan không những làm trái luật mà còn không biết tới những nguyên tắc đã có từ lâu về quyền của nạn nhân các vụ tội phạm."

Chiếm đoạt máy tính

Giám đốc Nghiên cứu của Privacy International được dẫn lời nói thêm trong thông cáo:
"Rơi vào tay những kẻ xấu, công nghệ theo dõi ngày này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng và công chúng, nhất là các nạn nhân của việc theo dõi có quyền biết chính phủ Anh đang làm gì trong lĩnh vực này.

"Việc Cục Thuế Quan từ chối cung cấp thông tin cho các nhà hoạt động vì dân chủ đã bị nhắm tới là đáng hổ thẹn.

Privacy International cũng dẫn một báo cáo nói ngoài Việt Nam, Gamma đã bán công nghệ FinFisher cho 24 nước có chế độ hà khắc khác.

FinFisher được cho là có khả năng cài lén phần mềm vào máy tính hay điện thoại di động của người bị theo dõi mà họ không hề biết, thường là qua cách lừa cho người sử dụng mở tệp đính kèm hay cập nhật từ những nguồn có vẻ như chính đáng như Apple hay Adobe.

Một khi phần mềm đã được cài lén, máy tính và điện thoại sẽ bị chiếm dụng để người theo dõi có thể điều khiển chúng từ xa bao gồm bật camera và microphone, thư điện tử, các phần mềm chat và nói chuyện trong đó có skype.

Người ta cũng có thể theo dõi vị trí của máy tính và điện thoại.


Privacy International cũng nói đã xảy ra những trường hợp tra tấn người do tác hại của công nghệ theo dõi.

Tổ chức này nói hồi tháng 11/2012 họ đã trao hồ sơ 186 trang với các bằng chứng về việc công nghệ của Gamma International đã được sử dụng như thế nào cho Cục Thuế Quan và kêu gọi điều tra.
Sau khi không nhận được hồi âm, họ tiếp tục có thử gửi cho Cục Thuế Quan trong tháng 12/2012 và cuối cùng nhận được trả lời trong tháng 1/2013 rằng họ không có quyền "tiết lộ thông tin mà Cục Quan Thuế có về hoạt động của mình" và bởi vậy "không thể cho quý vị hay bên thứ ba biết về tiến độ của bất kỳ cuộc điều tra nào."

Gamma International mới đây cũng lọt vào danh sách năm "công ty kẻ thù của Internet" của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.

Hãng tin AP nói Cục Thuế Quan từ chối bình luận vì lý do pháp lý.

Copy từ: Nofireall

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét