CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Trung Quốc giúp tên lửa Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ?


Giám đốc an ninh quốc gia Kim Jang Soo của Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên có thể sẽ khai hỏa một tên lửa tầm trung trong một sự kiện thử nghiệm chứ không phải là cuộc tấn công có chủ đích vào mục tiêu nào.
Đầu tháng Tư, Triều Tiên đã cho chuyển 2 tên lửa tới các bệ phóng di động và được cất giấu ở các bờ biển phía đông nước này. Nhiều người dự đoán rằng các tên lửa này sẽ được bắn đi theo một quỹ đạo bay qua lãnh thổ Nhật Bản.
Lúc này, Lầu Năm Góc không thực sự quan tâm đến tên lửa tầm xa nhất của Bình Nhưỡng, các tên lửa Taepodong 2 – một biến thể của tên lửa thử nghiệm thành công Unha 3. Triều Tiên sẽ phải mất vài tuần để vận chuyển, lắp ráp, nạp nhiên liệu và chuẩn bị tên lửa Taepodong 2, tạo điều kiện cho Mỹ có nhiều cơ hội để phá hủy các tên lửa này ngay trên chính các bệ phóng lớn của nó.
Tuy nhiên, điều mà Lầu Năm Góc lo lắng là các tên lửa di động của Bình Nhưỡng, dù chúng có phạm vi tấn công ngắn hơn. Chúng cũng chính là lý do khiến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 15/3 đã quyết định cho triển khai 14 tên lửa đánh chặn đến Alaska, chống lại các tên lửa KN-08 của Triều Tiên.
Tên lửa KN-08 của Triều Tiên được di chuyển bằng bệ phóng di động do Trung Quốc cung cấp
Các tên lửa KN-08 nằm trên một chiếc xe có 8 hàng bánh có thể chở và làm bệ phóng cho tên lửa. Vì thế, hệ thống phòng thủ tên lửa tốn kém của Mỹ được xem là cần thiết vì rất khó để tìm thấy các tên lửa KN-08. Các chuyên gia quân sự của Mỹ cũng tin rằng chính Trung Quốc đã chuyển giao cho Triều Tiên ít nhất 6 bệ phóng di động kiểu này, một sự vi phạm rõ ràng các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Một số bài báo trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết đã có 2 tên lửa KN-08 đã được di chuyển trên các bệ phóng này. Tuy nhiên, phía Seoul tin rằng đó là tên lửa Musudan, có tầm bắn khoảng 6.000km.
Bất cứ đó là gì, Washington cũng đã hoạch định một chính sách đối đầu với những tác động từ phía Trung Quốc đang tìm cách hỗ trợ Triều Tiên nhắm mục tiêu tới các thành phố của Mỹ. Bắc Kinh, bằng cách cung cấp các bệ phóng di động, đã làm tăng đáng kể khả năng này của Triều Tiên.
Một thử nghiệm của một hoặc cả hai loại tên lửa di động này sẽ càng khuấy đảo hơn tình hình vốn đang rất khó khăn hiện nay của khu vực. Trong những tuần gần đây, Kim Jong Un, nhà lãnh đạo 29 tuổi của Triều Tiên, liên tiếp đưa ra các mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng cho thấy sự kết thúc bằng một cuộc xung đột lịch sử. Nhà lãnh đạo trẻ đã rút khỏi Hiệp định đình chiến với Hàn Quốc, đe dọa sẽ tấn công hạt nhân phủ đầu lên Mỹ bằng cách tiết lộ lộ trình tên lửa của mình sẽ tới Austin, Texas và cảnh báo “thời điểm của vụ tấn công là rất gần”.
Tất cả điều này đều được các chuyên gia quân sự cho là “một sự khoe khoang”. Triều Tiên không có ý định tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện, cũng không có ý định bắt đầu ngay cả một cuộc tấn công nhỏ nhằm mục đích đe dọa, tuy nhiên họ đang thực hiện các hành động nhạy cảm trong một thời điểm nhạy cảm khi mà Bắc Á không thực sự ổn định. Các nhà lãnh đạo mới lên của Triều Tiên, Hàn Quốc hay Trung Quốc đang cần phải chứng minh bản thân, vì thế, không nước nào trong khu vực sẵn sàng lùi bước vì đại cục.
Vấn đề chính, tất nhiên, là Bình Nhưỡng. Khi Kim Jong Un lên nắm quyền, chế độ của ông trở nên lộn xộn. Việc mới chỉ nắm quyền lực trong quãng thời gian chỉ 16 tháng buộc nhà lãnh đạo trẻ phải cố gắng củng cố vị trí bằng cách ổn định nhóm cầm quyền với các cuộc thanh trừng các sĩ quan quân đội cấp cao và các quan chức khác vào năm ngoái. Kể từ năm 1949, Kim Jong Un là nhà lãnh đạo có ít cơ sở hỗ trợ nhất trong các thế hệ lãnh đạo thuộc gia đình của mình.
Kim Jong Un - Nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, người có khát khao phô trương quyền lực không chỉ ở chế độ của mình mà còn với cả thế giới
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, một thể chế chính trị mới được thành lập khi mà quân đội không sẵn sàng và xã hội thì ngày càng tỏ ra lo lắng. Điều này tạo ra tiền đề thuận lợi cho sự tấn công trở lại Triều Tiên, thống nhất hai miền. Ngày 1/4 vừa qua, Tân Tổng thống Park Geun Hye đã nói với các chỉ huy quân sự của mình rằng họ được phép đối phó với bất kỳ hành động khiêu khích nào từ phía Triều Tiên mà không cần xem xét đến các “lý do chính trị”.
Trong trường hợp bình thường, Trung Quốc được cho là có sức mạnh kéo mọi quốc gia trong lục địa bước vào sự duy trì hòa bình và ổn định. Tuy nhiên, Trung Quốc, đồng minh quân sự chính thức duy nhất của Triều Tiên, đang trải qua một quá trình chuyển đổi thế hệ lãnh đạo đầy biến động, với kết quả là Quân đội Trung Quốc đã giành được quyền lực để có thể trở thành lực lượng có ảnh hưởng nhất trong Đảng Cộng sản của nước này.
Quân đội Trung Quốc có truyền thống ủng hộ cho Bình Nhưỡng. Mặc dù Bắc Kinh tỏ ra “trêu ngươi” Bình Nhưỡng bằng các hành động ngược lại nhưng vẫn không thực sự nghiêng mình để phục vụ với sứ mệnh gìn giữ hòa bình của mình. Tại Trung Quốc, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy ban Quân sự Trung ương và các tập đoàn hàng đầu ở nước ngoài vẫn có sự hỗ trợ mạnh mẽ cho chế độ của gia tộc Kim ở Triều Tiên. Vì thế, sẽ không có gì ngạc nhiên khi Bắc Kinh tiếp tục cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình tên lửa của Triều Tiên.
Bắc Kinh đã bỏ phiếu ủng hộ các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn của Hội đồng Bảo an LHQ với Triều Tiên hồi tháng trước. Có vẻ như Trung Quốc cũng đã cắt nguồn cung cấp dầu cho đồng minh của mình, thắt chặt kiểm tra hàng hóa thông qua biên giới 2 nước. Có báo cáo cho rằng thậm chí Bắc Kinh đã từ chối yêu cầu gửi đặc phái viên cấp Bộ tới Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian bỏ phiếu ủng hộ các biện pháp trừng phạt, Trung Quốc lại quay lại vi phạm các quy định mà họ vừa thông qua. Và việc từ chối cử phái đoàn đến Bình Nhưỡng dường như mang tính biểu thị cho một sự kiêu ngạo mới của Bắc Kinh hơn bất cứ điều gì khác: Trung Quốc yêu cầu Triều Tiên hành động như một nước chư hầu bằng cách cử một đại diện tới nước để thực hiện các đề nghị.
Kurt Campbel, cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương, tuần trước cho biết ông đã phát hiện ra “một sự thay đổi tinh tế” của Trung Quốc. Sự thay đổi này, nếu tồn tại, đã đi kèm với các chuyển động quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Kể từ giữa tháng trước, Quân đội Trung Quốc đã huy động quân lính, máy bay và tàu chiến tới gần biên giới Hàn Quốc. Các lực lượng biên phòng của nước này hiện nay vẫn đang duy trì trạng thái báo động cao nhất. Mặc dù có nhiều đồng tình cho rằng Kim Jong Un chỉ đang “thỏa thích tận hưởng cảm giác nổi tiếng” của việc khoa trương quyền lực trong chế độ mình, người ta vẫn cho rằng Trung Quốc thực sự có liên quan. Trung Quốc đang giúp Triều Tiên tạo ra một cuộc khủng hoảng mà có thể họ không còn kiểm soát được nữa. Tất cả các quân đội trong khu vực hiện nay đang sẵn sàng ở thế đối đầu cao nhất.


Copy từ: Infonet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét