Trong bình
luận trên facebook của một trong hai người đàn ông, cùng bị công an phường Bách Khoa kiểm tra
hành chính, khi họ đang đứng yên lành bên lề đường (bài Tự do gấp vạn lần thằng giãy chết là đây chứ đâu?), có đoạn công an hỏi,
tại sao anh ấy chưa kết bạn với luật sư Nguyễn Văn Đài trên facebook? Tâm trạng
trong tôi khá phức tạp, buồn cười có, phẫn nộ có, khinh thường có…
Hết theo dõi
ngoài đời, giờ công an lại theo dõi cả chuyện ai kết bạn với ai trên mạng. Giờ tôi
rút kinh nghiệm rồi. Ai hỏi thì tôi còn trả lời, chứ công an có cảnh phục hay
không cảnh phục mà hỏi tôi bất kỳ cái gì là nhất định tôi sẽ không trả lời, chờ
tham vấn luật sư xem nghĩa vụ của tôi phải cung cấp những thông tin nào cho nhà
chức trách.
Nói vậy tôi
lại nhớ tôi cũng chưa kết bạn với LS Đài trên mạng, mặc dù tôi đã đôi lần gặp
gỡ, chuyện trò ngoài đời với hai vợ chồng Đài. Lý do rất đơn giản, cậu ấy là
người nổi tiếng. Mà tôi thì rất ngại làm phiền những người nổi tiếng, sợ rằng
bị cho là bon chen, ra điều ta đây cũng có quen biết vậy.
Cũng không
hẳn tôi cứ phải chọn những người mà nhà cầm quyền đang o bế để làm quen, kết
bạn, để chứng tỏ là mình yêng hùng. Nhưng ngược lại, cái trò cô lập những người
bất đồng chính kiến của nhà cầm quyền khiến tôi bực mình. Không chỉ vô lý mà
còn hết sức tiểu nhân. Tôi nhớ lại chuyện kể về tình cảnh của cụ Hoàng Minh
Chính mà vô cùng cảm thương. Không chỉ ngồi xổm lên luât pháp khi ngăn cản, đe
dọa những người dám đến với cụ, họ còn thường xuyên hắt những thứ dơ bẩn vào
nhà cụ. Tôi không thể hiểu bên trong đầu những con người, có thể làm những việc
thất nhân thất đức ấy là cái thứ gì? Chắc trên thế giới không đâu có cái trò
hắt phân vào nhà người khác, nó chỉ có ở Việt Nam thời cộng sản cầm quyền thôi?
Tôi cũng
không vơ đũa cả nắm như một số người khi nghĩ về chính quyền cộng sản. Tôi đồ
rằng cách làm này chỉ do một bộ phận thực hiện. Chắc chẳn rằng có nhiều người
không tán đồng, bởi họ sẽ nhìn vào mắt
người thân và bạn bè như thế nào, dạy dỗ con cái họ ra sao khi bản thân
họ làm những điều không có đạo lý đó. Chỉ là họ chưa dám chống lại cái ác, hoặc
chưa thể chống lại đó thôi.
Nói đến đây
lại nhớ đến chuyện cũ. Trung tuần tháng 3, Ngô Duy Quyền và bác Lê Hùng đi xe
khách về Thái Bình để thăm một người bất đồng chính kiến là ông Nguyễn Văn Túc.
Hai người đã bị công an phường sở tại
cưỡng bức về phường, câu lưu tại đó đến tối khuya rồi lại cưỡng bức họ ra khỏi
phường. Cái lý do nó chả nằm trong điều khoản nào của pháp luật. Lý do thứ nhất
bất thành văn vì Quyền là chồng của luật sư bất đồng chính kiến Lê Thị Công
Nhân, lý do bất thành văn thứ hai vì Nguyễn Văn Túc cũng là người bất đồng
chính kiến. Mà đã bất đồng chính kiến với chúng tao là chúng tao không thích.
Đã không thích là chúng tao muốn làm gì thì làm!
Tuy nhiên
cách đó chưa đầy tuần, vào ngày 14/3, trong hành trình đi thả hoa đăng tưởng
niệm các liệt sĩ Gạc Ma, kết hợp thăm một số gia đình liệt sỹ, tôi và bạn bè cùng
đi có ghé thăm cả gia đình ông Túc. Không có chuyện như đã xảy ra với Quyền và bác
Lê Hùng. Như vậy là họ ỷ mạnh hiếp yếu, thấy ít người mà bắt nạt chăng?
Tôi vừa ngỏ
lời kết bạn với Nguyễn Văn Đài trên facebook. Hôm nào sẽ đến thăm cả vợ
chồng
cậu ấy, sẽ rủ đông đông bạn bè, để cho bọn họ thấy là không dễ ngăn cản
quyền
tự do của người dân, và không dễ cô lập những người này người nọ, hay
ngang nhiên dở trò cưỡng bức người vô cơ như thế. Pháp luật không có
điều khoản nào ngăn cấm công dân gặp gỡ nhau. Họ sẽ không thể ngồi xổm
lên pháp luật mãi, nếu mọi người dân đều hiểu rõ quyền của mình.
Copy từ: Phương Bích
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét