Vụ cưỡng chế đầm tôm:
Nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng chuẩn bị hầu tòa
(Dân trí) - Sáng mai 8/4, TAND TP Hải Phòng sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 5 cựu quan chức ở huyện Tiên Lãng, trong đó có nguyên chủ tịch huyện Lê Văn Hiền về tội danh “Hủy hoại tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo
dự kiến, phiên tòa xét xử 5 cựu quan chức huyện Tiên Lãng sẽ diễn ra từ
ngày 8/4 đến ngày 10/4. Thẩm phán Trần Thị Thu Hà, Chánh Tòa Hình
sự TAND TP Hải Phòng sẽ làm chủ tọa phiên tòa. Các bị cáo bị đưa ra xét
xử về các tội danh: “Hủy hoại tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng”.
Nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng chuẩn bị hầu tòa.
Trong
5 bị cáo bị đưa ra xét xử, bị cáo Lê Văn Hiền (SN 1958) - nguyên Chủ
tịch UBND huyện Tiên Lãng bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng”, vi phạm khoản 1, Điều 285 Bộ Luật Hình sự (BLHS); 3 bị
cáo Nguyễn Văn Khanh (SN 1961) - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên
Lãng, Phạm Xuân Hoa (SN 1955), nguyên trưởng phòng TN-MT huyện Tiên
Lãng, và Lê Thanh Liêm (SN 1963), nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang bị
truy tố tội “Hủy hoại tài sản” theo điểm a, khoản 3, Điều 143 BLHS. Bị
cáo Phạm Đăng Hoan (SN 1960), nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang bị
truy tố tội “hHy hoại tài sản”, vi phạm điểm g, khoản 2, Điều 143 BLHS.
Trong
vụ cưỡng chế khu đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn
Vươn, các bị cáo đã phá nhà 2 anh em ông Vươn không thuộc khu vực cưỡng
chế gây thiệt hại hơn 295 triệu đồng.
Tại phiên tòa xét xử các bị cáo, sẽ có 5 luật sư bào chữa cho các bị cáo và 3 luật sư bào chữa cho người bị hại.
Nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng được xác định là người chỉ đạo trực tiếp vụ đập phá nhà và tài sản của gia đình ông Vươn.
Theo
cáo trạng, bị can Nguyễn Văn Khanh được xác định là người chỉ đạo trực
tiếp vụ đập phá nhà và tài sản của gia đình ông Vươn. Các bị can Hoa,
Liêm và Hoan có vai trò giúp sức cho bị cáo Khanh.
Bị
can Lê Văn Hiền bị truy tố về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng” do là người đứng đầu chính quyền huyện Tiên Lãng nhưng đã
không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ theo qui chế làm việc và không
có biện pháp đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong quá trình cưỡng chế nên
đã không phát hiện, ngăn chặn kịp thời để Nguyễn Văn Khanh cùng đồng
phạm đập phá nhà và tài sản của gia đình ông Vươn gây hậu quả nghiêm
trọng...
Phạm
Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm, Phạm Đăng Hoan mặc dù biết ông Khanh chỉ đạo
phá dỡ tài sản là không đúng với kế hoạch nhưng vẫn giúp sức cho ông
Khanh thực hiện việc phá dỡ làm hư hỏng tài sản của gia đình ông Vươn,
ông Quý. Hội đồng định giá tài sản đã xác định thực tế giá trị tài sản
bị hủy hoại trên 295 triệu đồng.
Ngôi nhà của anh em ông Vươn không thuộc khu vực cưỡng chế bị hủy hoại trái pháp luật.
Trước
đó, liên quan đến vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, TAND TP Hải Phòng đã mở
phiên tòa xét xử vụ án “Giết người”. Hội đồng xét xử đã quyết định tuyên
phạt 2 bị cáo Đoàn Văn Vươn (SN 1963) và bị cáo Đoàn Văn Quý (SN 1966)
cùng mức án 5 năm tù giam.
Bị cáo Đoàn Văn Sịnh (SN 1957) bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù. Đặc biệt, bị cáo Đoàn Văn Vệ (SN 1974) bị tuyên phạt 2 năm tù. 2
bị cáo Phạm Thị Báu (tức Hiền, SN 1982, vợ Đoàn Văn Quý) bị tuyên phạt
18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và bị cáo Nguyễn Thị
Thương (SN 1970, vợ Đoàn Văn Vươn) bị 15 tháng tù cho hưởng án treo,
thử thách 30 tháng về tội chống người thi hành công vụ.
Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1.
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây
thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai
triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính
về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà
còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù
từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm.
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm
triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1.
Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường
hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
|
Anh Thế - Quốc Đô
Copy từ: Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét