CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Đức Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long: Về bức thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam góp ý sửa đổi Hiến Pháp

Đức Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long: Về bức thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam góp ý sửa đổi Hiến Pháp
Cá nhân tôi cho đây là một bức thư đầy qủa cảm, nhậy bén và xác thực với hiện trạng đất nước và thao thức của người con dân Việt khắp nơi. Bức thư đã nói lên tiếng nói ngôn sứ cùa Giáo Hội, tức là nói lên sự thật, nói lên hiện trạng đích thực của đất nước, nói lên thay cho triệu con tim đang thao thức một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Tôi cho rằng đây là một sự đồng hành can trường và bước đi có tính cách quyết định trong cuộc hành trình gian khổ của dân tộc tiến về một tương lai tươi sáng.
Lịch sử khi nhìn lại tiến trình dân chủ hóa của đất nước sẽ ghi nhận bức thư này của HĐGMVN như một mốc điểm quan trọng. Nó là tiếng chuông thức tỉnh lòng người và khích lệ triệu con tim Việt khắp nơi cùng nhau khai thông dòng sông lịch sử và phục hồi một đất nước phì nhiêu của văn minh và tình người.
Radio Australia: Quan điểm của Giám mục về Thư Góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam?

GM Vincent Nguyễn văn Long: Thưa anh và qúy thính gỉa của đài Radio Australia. Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin được vắn tắt nói qua về bối cảnh và nội dung bức thư góp ý của Ban Thường Vụ trực thuộc HĐGMVN, Giáo Hội CG. Nhà nước CSVN đã kêu gọi người dân và các tổ chức trong nước đóng góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992. Với tư cách lãnh đạo và đại diện chính thức của Giáo Hội Công Giáo (GHCG) tại Việt Nam, HĐGM qua Ban Thường Vụ đã gửi thư góp ý cho Ủy Ban Dự Thảo của Nhà nước CSVN với một nội dung đầy sâu sắc và thuyết phục. Bức thư phân tích rõ những khó khăn và bế tắc của tình hình đất nước do chế độ độc tài đảng trị gây ra và đề nghị xóa bỏ đặc quyền của bất cứ đảng phái chính trị nào ngay từ trong cấu trúc Hiến Pháp. Tóm lại, phải xóa bỏ xiềng xích của ý thức hệ CS đã trói buộc và kìm hãm sự phát triền của đất nước; và phải trả lại cho người dân quyền quyết định và chọn lựa một chính phủ pháp quyền, của dân, do dân và vì dân.

Cá nhân tôi cho đây là một bức thư đầy qủa cảm, nhậy bén và xác thực với hiện trạng đất nước và thao thức của người con dân Việt khắp nơi. Bức thư đã nói lên tiếng nói ngôn sứ cùa Giáo Hội, tức là nói lên sự thật, nói lên hiện trạng đích thực của đất nước, nói lên thay cho triệu con tim đang thao thức một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Tôi cho rằng đây là một sự đồng hành can trường và bước đi có tính cách quyết định trong cuộc hành trình gian khổ của dân tộc tiến về một tương lai tươi sáng.


Người Công giáo Việt Nam ở Úc nói riêng và ở nước ngoài nói chung nghĩ gì về Thư Góp ý này?

GM Vincent Nguyễn văn Long: Thưa anh và thính gỉa của đài. Theo sự thẩm định của tôi, bức thư của HĐGMVN đã mang lại cho tất cả đồng bào Công Giáo hải ngoại một niềm hy vọng mới và một sự động viên về vai trò làm muối men cho đời, nhất là cho quê hương đất nước. Người Việt Công Giáo tại Úc nói riêng rất vui mừng về bức thư thề hiện lập trường của GHCG trong hiện tình đất nước và dưới ánh sánh Tin Mừng. Có lẽ vì hoàn cảnh địa lý và truyền thống nối kết hài hòa, người Việt Công Giáo tại Úc luôn tiên phong trong các vấn đề liên qua tới Giáo Hội và quê hương. Do đó, tôi thiển nghĩ là bức thư có tác dụng như một luồng gío mới, làm tác động sâu xa vào lòng người Việt Công Giáo tha hương. Như mọi người đều biết, người Công Giáo chúng tôi đang mong chờ vị lãnh đạo Giáo Hội hòan vũ mới thay cho vị tiền nhiệm Bênêdictô 16 đã từ chức. Chúng tôi đang chờ luồng gió mới của Chúa Thánh Thần thổi vào lòng Giáo Hội. May thay, chính luồng gió mới của Chúa Thánh Thần đang thổi vào làm canh tân Giáo Hội tại quê nhà và qua đó, cũng sẽ làm đổi mới quê hương đang nghiệt ngả trong sa mạc của chủ nghĩa Cộng Sàn.


Theo Giám mục, trong những điểm đề nghị được Hội đồng Giám mục Việt Nam nêu ra, điểm nào quan trọng nhất và cần được ưu tiên thực hiện?

GM Vincent Nguyễn văn Long: Đọc bức thư, tôi thật tâm đắc với những phân tích sắc bén và những đề nghị thuyết phục của HĐGMVN. Nếu nói là điểm nào quan trọng nhất thì theo tôi, đó là điểm nói về việc thi hành quyền chính trị của người dân. Ở đây tôi xin mở ngoặc nói là vai trò của Giáo Hội không chỉ giới hạn vào những vấn đề thuần túy tôn giáo. Chúng tôi còn có bổn phận đưa đạo vào đời và đóng góp vào những vấn đề xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng. Chúng tôi không thể vô cảm và nhất là càng không thể làm công cụ cho bất cứ chế độ nào. Do đó, việc gióng lên tiếng nói ngôn sứ ngay cả trong những bế tắc có tính chính trị không đi ra ngoài vai trò cùa Giáo Hội.

Với quan niệm đó, thưa anh và qúy thính gỉa, việc đưa ra một đề nghị cho vấn đề chính trị nóng bỏng của đất nước là một bổn phận và trách nhiệm thiêng liêng của chúng tôi, những người lãnh đạo tôn giáo. Tôi cho rằng đề nghị cuối cùng trong bức thư của HĐGMVN là điểm quan trọng nhất. Tôi xin trích nguyên văn: “Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc Hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào.”

Nói một cách khác, nguyên nhân của mọi bế tắc mà đất nước đang phải đương đầu hiện nay chính là một hệ thống chính trị không phải của dân, do dân và vì dân. Chỉ khi nào chúng ta tháo bỏ xiềng xích của một hệ thống độc tài đảng trị, một ý thức hệ ngoại lai và đã bị khai trừ tại đại đa số các quốc gia tiên tiến, chúng ta mới có hy vọng kiến tạo một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh.


Hôm thứ Hai 25/2 Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cho rằng các “luồng ý kiến” đòi hỏi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi tam quyền phân lập… là “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức”.

GM Vincent Nguyễn văn Long: Những lời của ông Tổng Bí Thư có đáng để chúng ta bình luận không thì tôi để cho qúy vị thính gỉa tự trả lời. Tôi cho rằng những lời này phát xuất từ một tư tưởng đóng khung trong qúa khứ và trong một ý thức hệ cũng thuộc về qúa khứ. Tới thế kỷ của cách mạng thông tin mà còn có những nhà lãnh đạo sống trong ảo tưởng của một hệ thống chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng CS của thập niên 50.  Thật đáng buồn cho đất nước.

Nhưng chỉ sau đó vài ngày, vào ngày 1/3, qua Thư Góp ý, HĐGM VN cũng đã gần như hoàn toàn đòi hỏi xóa bỏ những điều trên, như xóa bỏ điều 4, đòi tam quyền phân lập, đòi xóa bỏ sự áp đặt thống trị của một ý thức hệ và tư tưởng duy nhất hiện hành ở Việt Nam …Như vậy liệu có thể xem như HĐGM VN cũng đã “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức” hay sao? Giám mục nhận định thế nào về sự kiện này?

GM Vincent Nguyễn Văn Long: Một lần nữa, tôi tôn trọng sự suy nghĩ của qúy thính gỉa. Ai thể hiện sự “suy thoái”? Đất nước ta, dân tộc ta vì sao bị “suy thoái” thì chúng ta có thể dễ dàng kết luận. Không cần phải phân bua trước những lời phát biểu không đáng để chúng ta bình luận.

Các chương trình hành động cụ thể của cộng đồng CG người Việt ở hải ngoại nói chung và ở Úc nói riêng sẽ ra sao để hỗ trợ v.v… cho bản kiến nghị trên. Các Giám muc VN ở Hải ngoại có lên tiếng hiệp thông/đồng tình chung với HDGMVN trong nước không ?

GM Vincent Nguyễn văn Long: Thưa anh và thưa qúy thính giả. Ngay khi bức thư được phổ biến, chúng tôi các giám mục, linh mục Việt Nam và các tổ chức truyền thông Công Giáo tại hải ngọai đã tìm cách để hiệp thông và hậu thuẫn HĐGMVN trước một hành động  đầy sự can đảm và tính tiên tri. Trong những ngày xắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức những buổi cầu nguyện và ký thỉnh nguyện thư, ủng hộ bức thư của HĐGMVN và đồng hành với Giáo Hội và quê hương. Đất nước Việt Nam có thể nói đang đi đến một bước ngoạch lịch sử: hoặc là chúng ta tiếp tục con đường tiến lên Xã Hội Chú Nghĩa mà thực chất là một con đường dẫn tới sự băng hoại  và bế tắc toàn diện như đang diễn ra hiện nay. Đó là chưa nói đến hiểm họa về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ –một thử thách mà các nhà lãnh đạo CSVN hoàn toàn bất lực và thông đồng. Chúng ta có chọ lựa thứ hai là chấm dứt chế độ độc đảng, là phục hồi “quyền làm chủ của người dân”, là “lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng và điều hành xã hội”, là thực hiện một tiến trình dân chủ dẫn đến một “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”.

Tất cả những điều này không phải là do những thế lực thù địch, hay những kẻ phản động theo diễn tiến hòa bình phát động. Nó càng không phải là do “suy thoái chính trị, đạo đức và tư tưởng” mà ngài Tổng Bí Thư đã cảnh cáo. Tôi cho rằng, những đề nghị của HĐGMVN là tiếng nói từ lòng dân tộc, tiếng nói của lương tâm xã hội, tiếng nói của sự thật, tiếng nói của những khao khát chân chính. Tôi cho rằng, tiếng nói này không chỉ cho người Công Giáo. Nó là tiếng chuông hiệu triệu cho toàn dân tộc, không phân biệt tôn giáo, giai cấp hay khuynh hướng chính trị. Chúng ta chỉ có một tương lai tươi sáng cho đất nước nếu chúng ta tháo ra khỏi mình xiềng xích của một hệ thống chính trị lỗi thời, “một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam.”

Lịch sử khi nhìn lại tiến trình dân chủ hóa của đất nước sẽ ghi nhận bức thư này của HĐGMVN như một mốc điểm quan trọng. Nó là tiếng chuông thức tỉnh lòng người và khích lệ triệu con tim Việt khắp nơi cùng nhau khai thông dòng sông lịch sử và phục hồi một đất nước phì nhiêu của văn minh và tình người.

Xin cám ơn anh và qúy thính gỉa của Đài Radio Australia.

Thực hiện Radio Australia




Copy từ: Nữ Vương Công Lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét