Các nữ công nhân từng bị trúng đạn tại tỉnh Svay Rieng (RFI /Chan lida)
Hồi tháng Hai năm 2012, công nhân nhiều nhà máy may gia công
cho tập đoàn Puma, ở tỉnh Svay Rieng, miền đông Cam Bốt, đã biểu tình
đòi cải thiện điều kiện làm việc. Một kẻ đã dùng súng bắn vào những
nguời biểu tình và làm 3 công nhân bị thương.
Nghi can số một trong vụ này là lãnh đạo thành phố Bavet, ông Chhuk Bundith. Nhân vật này đã bị cách chức và bị cáo buộc tội gây sát thương, nhưng không bị bắt. Cuối tháng 12 năm ngoái, tòa sơ thẩm đã xử trắng án cho quan chức này. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã phản đối mạnh mẽ phán quyết của tòa.
Tháng Giêng vừa qua, chính quyền cho mở lại cuộc điều tra và tòa phúc thẩm quyết định cáo buộc viên cựu tỉnh trưởng, với tội danh như cũ. Nguồn tin tư pháp Cam Bốt cho biết là hồ sơ đã được chuyển lên tòa án tỉnh Svay Rieng.
Các công ty Puma, Gap và H&M, trước đó, đã bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về hành động bắn vào công nhân biểu tình và đòi mở điều tra.
Ngành công nghiệp may mặc, nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với Cam Bốt, sử dụng 650 ngàn nhân công, đa số là phụ nữ. Trong số này, khoảng 400 ngàn nhân công làm việc cho các xưởng may phục vụ xuất khẩu.
Từ năm 2010, nhiều cuộc biểu tình đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc đã xẩy ra trong lĩnh vực may mặc tại Cam Bốt.
Nghi can số một trong vụ này là lãnh đạo thành phố Bavet, ông Chhuk Bundith. Nhân vật này đã bị cách chức và bị cáo buộc tội gây sát thương, nhưng không bị bắt. Cuối tháng 12 năm ngoái, tòa sơ thẩm đã xử trắng án cho quan chức này. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã phản đối mạnh mẽ phán quyết của tòa.
Tháng Giêng vừa qua, chính quyền cho mở lại cuộc điều tra và tòa phúc thẩm quyết định cáo buộc viên cựu tỉnh trưởng, với tội danh như cũ. Nguồn tin tư pháp Cam Bốt cho biết là hồ sơ đã được chuyển lên tòa án tỉnh Svay Rieng.
Các công ty Puma, Gap và H&M, trước đó, đã bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về hành động bắn vào công nhân biểu tình và đòi mở điều tra.
Ngành công nghiệp may mặc, nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với Cam Bốt, sử dụng 650 ngàn nhân công, đa số là phụ nữ. Trong số này, khoảng 400 ngàn nhân công làm việc cho các xưởng may phục vụ xuất khẩu.
Từ năm 2010, nhiều cuộc biểu tình đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc đã xẩy ra trong lĩnh vực may mặc tại Cam Bốt.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét