(GDVN) - Nhấn mạnh về đề xuất thu thuế tiền gửi tiết kiệm, TS Nguyễn
Minh Phong cho rằng đây hoàn toàn mang lợi ích của nhóm doanh
nghiệp bất động sản, “họ đã cuống cuống vì nợ, vì thị
trường đóng băng và đói vốn”.
Ngày 26/2, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoRea) đã gửi Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, nhiều bộ ngành... kiến nghị đánh thuế thu nhập trên tiền lãi từ những khoản gửi tiết kiệm trên mức 500 triệu đồng.
Theo HoREA, việc đưa ra kiến nghị này nhằm thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong đó có giải pháp tháo gỡ cho thị trường bất động sản (BĐS).
Trong khi tác giả của đề xuất khẳng định đây là một biến pháp phát triển kinh tế, coi như một "cứu cánh" thúc đẩy sản xuất thì nhiều chuyên gia kinh tế và cả người dân đều khẳng định, đây là một "sáng kiến ích kỷ mang tính lợi ích nhóm".
TS Alan Phan cũng nhận định: Đề xuất này không khả thi và không thể thực hiện được. “Tôi không hiểu những nhà nghĩ ra đề xuất này mong muốn gì nhưng rõ ràng nó không phải là một đề xuất phát triển kinh tế, xã hội mà gây búc xúc cho người dân là chính”.
Theo TS Nguyễn Minh Phong, sáng kiến thu thuế tiền gửi tiết kiệm hoàn toàn mang lợi ích của nhóm doanh nghiệp bất động sản “họ đã cuống cuống vì nợ, vì thị trường đóng băng và đói vốn”. |
Còn về phần mình, TS Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế cũng - không khỏi bức xúc: “Tôi không hiểu những người đó lại sáng tạo đến mức nghĩ ra cái đề xuất dở hơi này”.
Người đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm gây tranh cãi nói gì?
Một lập luận hết sức vô lý của ông Lê Hoàng Châu là “Các nước khác không khuyến khích người dân gửi tiết kiệm mà khuyến khích người dân lập doanh nghiệp (DN) làm ăn để tạo thu nhập. Thay vì gửi ngân hàng (NH) lấy lãi, cần huy động toàn bộ nguồn lực làm giàu cho đất nước, cho gia đình, cá nhân”. Với lập luận này của ông Châu, TS Lê Minh Phong thẳng thắn “bất cứ người dân nào cũng muốn làm giàu nhưng họ còn phải suy nghĩ đắn đo xem đầu tư vào đâu, sản xuất cái gì. Họ không thể ồ ạt đầu tư như giới bất động sản đã làm để rồi khi thua lỗ lại than vãn, lại đề xuất”.
Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế hiện nay, nguy cơ thất nghiệp cao người dân cũng cần có một khoản tiền phòng thân nên việc họ gửi tiết kiệm hay gửi ngân hàng là quyền cá nhân của họ. Các nhà bất động sản táo bạo nghĩ hộ cách kiếm tiền cho dân nhưng ai cũng nhìn ra được các nhà kinh doanh bất động sản chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình mà quên mất quyền lợi của cộng đồng.
Giả sử, đề xuất này đi vào thực tế thì ai xác định được số tiền người dân đã gửi vào ngân hàng khi có tới vài chục ngân hàng để gửi và trong gia đình có đến nhiều người mỗi người đứng một tài khoản thì người đi thu thuế cũng phải bó tay. “Tôi nghĩ, người làm đề xuất này đang tưởng tượng ra một thế giới viễn tưởng chỉ ở riêng họ”. Định nghĩa thế nào là người nghèo, nghèo lại có 500 triệu gửi tiết kiệm?- TS Phong muốn gửi câu hỏi này tới tác giả của đề xuất.
Đọc đề xuất này, rõ ràng, dân ai cũng biết họ đang ép mình mang tiền đi mua nhà cho họ. Họ nghĩ 500 triệu đồng có thể mang đi mua nhà nhưng lại không nghĩ tại sao những người trong Hiệp hội này có chủ trương xây dựng nhà giá thấp, chất lượng tốt mà họ cứ mải mê với những dự án khổng lồ dưới danh nghĩa cao cấp, chất lượng vớ vẩn rồi bán với giá cao?. Nếu xây dựng nhà với tiện ích, công năng phù hợp và giá cả với người dân thì ai cũng ủng hộ. Thực tế hiện nay có hơn 10 triệu người dân có nhu cầu mua nhà ở mà không được mua nhà.
Nhấn mạnh về đề xuất này, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng đây hoàn toàn mang lợi ích của nhóm doanh nghiệp bất động sản “họ đã cuống cuống vì nợ, vì thị trường đóng băng và đói vốn”.
BÌNH AN.
Copy từ:GDVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét