CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Tài làm kinh tế của quan chức Việt Nam: Giá 6 tấn bôxit bằng 1 tấn cà phê!


TT -  Khi biết giá trị của 1 tấn alumin chỉ đang thương thảo bán ở mức 340 USD (tương đương 7 triệu đồng), một nông dân ở huyện Bảo Lâm (nơi Nhà máy bôxit - nhôm Tân Rai hoạt động) đã thốt lên như vậy.
  • Anh Phạm Xuân Vũ mang gốc cà phê về làm củi - Ảnh: Gia Bảo


Nông dân này nói: “Tưởng thứ gì có giá trị lắm nên mới xây dựng nhà máy to thế, ai dè giá bán còn thua xa 1 tấn cà phê của dân”.
Sáng 22-2, vợ chồng anh Phạm Xuân Vũ và chị Kim Thị Thu Hồng (tổ 15, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm) bắt đầu đốn bỏ những cây cà phê tại vườn gần nhà.
Nhìn mảnh vườn với những cây cà phê bị đốn và những gốc chè còi cọc do không được chăm sóc, chị Hồng xót ruột: đất thì Nhà nước đã thu hồi để làm dự án bôxit từ năm 2008 nhưng vì tiếc chè và cà phê quá nên cứ tận thu, khi nào lấy đất hãy hay.
Trước đây chỉ làm 5 sào đất, gia đình chị Hồng thu được 3-4 tấn cà phê khô mỗi năm, cộng với diện tích chè trồng xen mỗi tháng cũng được vài trăm ngàn đồng, đủ để hai vợ chồng và ba con trang trải cuộc sống.
Thế nhưng từ khi đất bị thu hồi, họ mua lại miếng đất hoang cách nhà gần 10 km và làm lại từ đầu sau hơn 20 năm rời Long An lên Bảo Lâm lập nghiệp.
Tại khu vực đất của gia đình chị Hồng, có tổng cộng 46 hộ dân bị thu hồi đất để làm khu mỏ tuyển phục vụ dự án bôxit - nhôm Lâm Đồng. Đến nay, theo chị Hồng, mọi người đều đi tứ xứ mua đất lập nghiệp lại hoặc làm công việc khác. Chỉ mỗi gia đình chị cùng gia đình ông Điền ở lại và đều khốn khó như nhau.
Ông Trần Trung Kiên - phó chủ tịch UBND thị trấn Lộc Thắng - cho biết: từ năm 2007, ban quản lý dự án và huyện quy hoạch khu đất rộng 190ha (cách nhà máy bôxit khoảng 5km) để làm đất tái định canh cho dân. Đến nay, chưa có hộ dân nào được mua đất tái định canh do chưa áp giá cụ thể.
Huyện Bảo Lâm là vùng trọng điểm chè và cà phê của tỉnh Lâm Đồng. Theo cách tính của nhiều nông dân nơi đây, với giá cà phê khoảng 40 triệu đồng/tấn như hiện tại thì 1 tấn cà phê gấp gần 6 lần so với alumin. Để nhường đất triển khai dự án bôxit, nhiều nông dân buộc phải đi xa hơn để mua đất sản xuất.
Nếu như trước đây khi tổ hợp bôxit Tân Rai được xây dựng, tại khu vực ngã ba Cát Quế (thị trấn Lộc Thắng) quán ăn, quán cà phê rất nhiều và hoạt động nhộn nhịp, nay cảnh tượng lại đìu hiu.
Hàng loạt quán đã đóng cửa vì buôn bán ế ẩm. Người dân luôn phải sống trong nơm nớp lo sợ vì xe chạy nhiều, tai nạn nhiều, đường sá lúc nào cũng bụi mù.
Khi dự án bôxit khởi công, được trở thành công nhân bôxit là giấc mộng của rất nhiều thanh niên địa phương. Hiện giấc mộng này đã vỡ tan khi lương bổng không như mong đợi, sản xuất chưa có lãi. Anh Phong (công nhân lấy mẫu hóa) nói: “Sau một thời gian dài hưởng lương chờ việc, nay trở lại làm việc thì mức lương cũng không cao, thua cả lương thợ xây”.
Ông Nguyễn Văn Yên - phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - tại buổi làm việc với thứ trưởng Bộ Công thương vào cuối năm 2012 cho biết: “Hai năm liên tục (2011 - 2012) tỉnh Lâm Đồng đã lên kế hoạch thu ngân sách từ dự án này. Tuy nhiên, do chậm tiến độ nên số thu này không thể thực hiện, ảnh hưởng đến kế hoạch thu chi ngân sách của tỉnh”.
GIA BẢO



Copy từ: Tuổi Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét