Trung Quốc cáo buộc chiến lược quay lại châu Á của Mỹ là tác nhân chính gây căng thẳng giữa nước này với Nhật Bản
Trong
báo cáo thường niên năm 2012 có tên “Tình hình phát triển ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương”, Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS)
tuyên bố quan hệ Trung - Nhật sẽ bước vào thời kỳ bất ổn cao độ trong
năm 2013 do căng thẳng kéo dài quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Các tờ báo Trung Quốc số ra ngày 14-12-2012 đều đưa ra trang nhất vụ máy bay
nước này bay vào không phận Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: ASAHI
nước này bay vào không phận Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: ASAHI
Báo
cáo chỉ ra tốc độ phát triển quá nhanh của Trung Quốc đang gây lo ngại
cho các nước xung quanh, buộc họ phải đề phòng cũng như “chấp nhận sự
tái điều chỉnh về cân bằng quyền lực”. “Việc Nhật Bản quốc hữu hóa Điếu
Ngư đã phá thế cân bằng.
Trung
Quốc không có giải pháp chính trị nào để quay về tình thế trước khi
quốc hữu hóa, nên không còn cách nào khác ngoài việc chờ đợi một trật tự
mới” - một nguồn tin ngoại giao Trung Quốc nhận định. Cho đến khi thế
cân bằng mới được thiết lập trong địa hạt chính trị và kinh tế, xung đột
kéo dài giữa hai cường quốc hàng đầu châu Á là không thể tránh khỏi.
Đặc
biệt, chiến lược quay lại châu Á của Mỹ bị xem là tác nhân chính cho
mối xung đột này. “Vai trò của Mỹ trong vụ Điếu Ngư cũng như các tranh
chấp lãnh thổ khác ở châu Á không hề trung tính. Mỹ không ngừng mở rộng
ảnh hưởng quân sự trong khu vực và liên minh với các đối thủ có tranh
chấp với Trung Quốc để khống chế sự trỗi dậy thành siêu cường của Bắc
Kinh” - báo cáo nhận định.
Trước
đó vào tháng 10-2012, nhà ngoại giao Trần Kiến, từng đảm nhiệm vị trí
phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, đã
cảnh báo Mỹ đang lợi dụng Nhật làm công cụ chiến lược cho kế hoạch quân
sự tại châu Á - Thái Bình Dương nhằm kiềm chế Trung Quốc. “Mỹ đang hối
thúc Nhật đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực, không chỉ trong kinh
tế mà còn trong an ninh” - ông Trần nói.
Lo
ngại về nguy cơ chiến tranh Trung - Nhật trong năm 2013 đã được ông
Hugh White, giáo sư tại Đại học Quốc gia Úc và là chuyên gia hàng đầu về
quan hệ quốc tế, đặt ra trong bài viết đăng trên báo Sydney Morning
Herald (Úc) mới đây. Tương tự báo
cáo của CASS, ông White cho rằng căng thẳng giữa hai nước xuất phát từ
sự trỗi dậy của Trung Quốc và những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối
với Senkaku/Điếu Ngư nhằm “giảm bớt” ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này.
Theo
ông White, để ngăn chặn nguy cơ trên, bắt buộc một bên - hoặc cả hai
bên - phải nhượng bộ. Tuy nhiên, điều này không dễ xảy ra bởi bất kỳ sự
nhượng bộ nào cũng có thể khiến các nhà lãnh đạo hai nước trả một cái
giá không nhỏ về mặt chính trị.
Hiện
thời, Bắc Kinh theo dõi sát hành động của chính phủ mới tại Nhật. “Thủ
tướng Abe không nên có những hành động làm căng thẳng leo thang. Nếu
không, Trung Quốc sẽ sẵn sàng đáp trả” - báo Asahi của Nhật dẫn lời một
quan chức cấp cao Trung Quốc cho hay.
Trung Quốc tuần tra gần vịnh Bắc Bộ
Tân
Hoa Xã dẫn thông cáo của Cục Hải dương Trung Quốc (SOA) cho biết 2 tàu
hải giám 75 và 84 cùng máy bay trinh sát B-3843 đã tiến hành tuần tra
các vùng biển gần vịnh Bắc Bộ trên biển Đông, nơi có nhiều giàn khai
thác dầu ngoài khơi, trong ngày 1-1.
Tân
Hoa Xã không nêu rõ các tàu và máy bay trên có đi vào vùng biển và
không phận thuộc chủ quyền của Việt Nam hay không. Cũng theo SOA, trong
năm 2012, các tàu hải giám đã thực hiện 58 nhiệm vụ tuần tra trên biển
Đông.
Trước
đó, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 31-12-2012 đưa tin Hạm
đội Nam Hải của Trung Quốc vốn hoạt động ở biển Đông vừa nhận một tàu hộ
tống tiên tiến mang tên Liễu Châu. Đồng thời, lực lượng hải giám Trung
Quốc cũng nhận 2 tàu khu trục và 9 tàu hải quân.
|
MỸ NHUNG
Copy từ: Người Lao Động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét