Hàn Quốc nhận thấy đất nước sẽ đạt được nhiều điều tốt đẹp hơn qua việc thống nhất với Triều Tiên
Bộ
Tài chính Hàn Quốc ngày 2-1 xác nhận công cuộc thống nhất hai miền
Triều Tiên có thể khiến cho Hàn Quốc phải tiêu tốn đến 7% tổng sản phẩm
nội địa (GDP) hằng năm trong vòng một thập niên. Mặc dù vậy, theo hãng
tin Reuters, Hàn Quốc sẽ được hưởng lợi nhiều điều từ sự kiện này, chẳng
hạn như lao động giá rẻ và nguồn tài nguyên của Triều Tiên.
Một cuộc đoàn tụ giữa các thành viên gia đình sinh sống ở hai miền Nam - Bắc Triều Tiên. Ảnh: YEIN JEE
Có thể tốn hơn 1 triệu tỉ won
Trong
một bản báo cáo về chiến lược hoạch định chính sách trung hạn và dài
hạn, Bộ Tài chính Hàn Quốc khẳng định rằng nếu hai miền Triều Tiên thống
nhất trong vòng 8 năm tới đây, nhiều khả năng mỗi năm Hàn Quốc sẽ tốn
khoảng 1%-7% GDP trong vòng 10 năm. Số liệu để tham khảo: Mức 7% GDP năm
2012 của Hàn Quốc trị giá 86.600 tỉ won (1.696.091 tỉ đồng).
Thực
ra, chính phủ Hàn Quốc chưa công bố ước tính chính thức khoản chi phí
khi thống nhất hai miền Triều Tiên. Con số vừa nêu của Bộ Tài chính dựa
trên ước tính của các cơ quan nghiên cứu.
Bộ
này cho biết chi phí trên là do đất nước này sẽ chịu đựng gánh nặng tài
chính nặng nề hơn và khoản nợ công cao hơn trong bối cảnh mức tăng
trưởng dự kiến sẽ giảm xuống 2% trong năm nay. Mức nợ công của Hàn Quốc
đã đạt 34% GDP vào năm 2011 và chính phủ nước này đã xác định mục tiêu
giảm tỉ lệ này về lâu dài.
Trong
khi đó, một cuộc nghiên cứu do Bộ Thống nhất đặt hàng ước tính Hàn Quốc
sẽ tốn phí từ 371.500 tỉ won đến 1.253.500 tỉ won nếu sự kiện thống
nhất hai miền Triều Tiên diễn ra trước năm 2020.
Còn nhiều trở ngại
Bất
chấp nguy cơ gánh nặng nợ nần cao hơn, chính phủ Hàn Quốc vẫn nhận thấy
sẽ đạt được nhiều điều tốt đẹp hơn theo sau việc thống nhất đất nước.
Bộ Tài chính còn chỉ ra những lợi ích của việc gia tăng hợp tác với các
nước láng giềng, trong đó có việc phát triển đường ống khí đốt nối liền
Hàn Quốc và Nga. Kế hoạch về đường ống trên đã được chính quyền của Tổng
thống (sắp kết thúc nhiệm kỳ) Lee Myung-bak ấp ủ.
Ngoài
ra, Bộ Tài chính cũng thừa nhận rằng sự triệt tiêu yếu tố nguy cơ Triều
Tiên qua công cuộc thống nhất sẽ làm tăng đầu tư từ nước ngoài; đồng
thời, Hàn Quốc sẽ hưởng lợi về lâu dài từ nguồn tài nguyên khoáng sản ở
Triều Tiên. Về những lợi ích của sự kiện nhiều người mong đợi như vừa
nêu, bản báo cáo trên nhấn mạnh: “Công cuộc thống nhất sẽ góp phần mở
rộng tiềm lực tăng trưởng kinh tế thông qua lực lượng lao động, vốn đầu
tư, năng lực sản xuất và hợp tác kinh tế gia tăng”.
Trong
khi dường như không có cơ hội thống nhất đất nước trong tương lai gần,
nhân dân hai miền Triều Tiên vẫn nuôi hy vọng. Tổng thống Hàn Quốc đắc
cử Park Geun-hye - sẽ nhậm chức vào tháng 2 tới - từng tuyên bố bà có
thể tổ chức đàm phán với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và kêu gọi
đối thoại để xây dựng sự tin cậy. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại đang
ngăn cách hai bên, nhất là chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên,
trong khi Seoul muốn Bình Nhưỡng từ bỏ nhưng nước này kiên quyết chối từ.
Kêu gọi chấm dứt đối đầu
Trong
diễn văn đầu năm mới 2013, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu
gọi chấm dứt sự đối đầu giữa hai miền Triều Tiên. Ông nhấn mạnh: “Vấn đề
quan trọng trong việc kết thúc tình trạng chia cắt đất nước và đạt được
sự thống nhất là loại bỏ hành vi đối đầu giữa hai miền Nam và Bắc Triều
Tiên. Tư liệu trong quá khứ của mối quan hệ liên Triều cho thấy sự đối
đầu giữa hai miền chẳng đi đến đâu, chỉ dẫn đến chiến tranh mà thôi”.
|
NGÔ SINH
Copy từ: Người Lao Động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét