Phí bảo trì đường bộ đã có hiệu lực từ 1/1/2013. Góp bàn chê chửi cái tư duy phí thuế Đinh La Thăng nhiều rồi, nhưng hôm nay dò đọc lại vẫn giật mình: Hóa ra cái gọi là phí bảo trì đường bộ không chỉ để bảo trì đường sá, mà nó đã bị ăn gặm ngay từ chủ trương. Có thể nói: một chủ trương ăn chặn gặm xén với tư duy rất... Đinh La Thăng!
Với
xe máy, nhiệm vụ thu được giao cho UBND phường xã. Đến nay, chưa thấy
nơi nào thực hiện vì mức thu bao nhiêu phải chờ HĐND cấp tỉnh thành
quyết định. Chờ quyết định, nhưng cho dù chậm đến mấy thì sau khi ban
hành được quyết định vẫn đè dân truy nộp từ 1/1/2013. Trớ trêu: một
quyết định có hiệu lực từ khi nó chưa được ban hành.
Tuy
nhiên, đấy chưa phải là điểm trớ trêu nhất. Tổng nguồn phí thu được từ
dân không phải dành toàn bộ cho việc... bảo trì đường sá. Ngoài các mục
chi cho “hoạt động bộ máy”, từ 10 đến 20% tổng nguồn thu sẽ được cắt
chặn lại để “thưởng” cho cán bộ thu phí. Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ
trưởng Bộ Giao thông- vận tải gọi là để “động viên, khuyến khích các tổ chức và cá nhân thực hiện”.
Như
vậy, thay vì cắt gặm ăn hớt từ 10- 20% tiền phí để chia thưởng (động
viên khuyến khích) cho một bộ máy vốn đã được nhận lương từ tiền thuế
của dân, tại sao không giảm mức tiền đó cho dân bớt khổ?
Với
ô tô, sau khi trích lại để “chi cho đơn vị tổ chức thu phí theo quy
định”, phần còn lại mới được tính toán chia cho quỹ trung ương 65% và
các quỹ địa phương 35% (nguồn: thông tư 230).
Theo
hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán quỹ bảo trì
đường bộ tại thông tư liên tịch giữa Bộ Giao thông- vận tải với Bộ Tài
chính, nguồn quỹ bảo trì đường bộ của trung ương bị cắt xén ăn gặm khá
nhiều. Tại các khoản 7, 8, 9 của điều 2 thông tư này ghi rõ nguồn trích
ra từ phí bảo trì đường bộ được dùng để nuôi một bộ máy cồng kềnh nhiêu
khê- một bộ máy công chức ngành giao thông vốn đã được hưởng lương từ
tiền thuế của dân:
“7. Chi hoạt động của các văn
phòng khu quản lý đường bộ, bao gồm: chi theo định mức biên chế được
giao, chi hoạt động đặc thù và các khoản chi không thường xuyên.
8.
Chi hoạt động của văn phòng quỹ; bao gồm: chi theo định mức (đối với
biên chế được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên trách) và các khoản chi
khác đảm bảo hoạt động của hội đồng quản lý quỹ, văn phòng quỹ.
9. Chi khác liên quan đến công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ do hội đồng quản lý quỹ quyết định”
Bộ
máy quan chức, từ ông Bộ trưởng như Đinh La Thăng, đến các khu cụm chi
đó, đến các sở- phòng giao thông tỉnh thành huyện thị, đến ông thuế vụ
xã phường... đều là công chức ăn lương. Như vậy tại sao bây giờ lại
hưởng thêm một nguồn lương khác xén chặn từ quĩ bảo trì đường bộ. Phí
dân đóng là để sửa chữa bảo trì đường sá, đâu phải để thưởng chia “bồi
dưỡng động viên” quan chức?
Một nguồn thu quá lớn nhưng không biết còn được bao nhiêu phần trăm thật sự dành cho công tác bảo trì đường sá?
Một chủ trương đã được tính toán ăn chặn gặm xén ngay từ chính những người soạn thảo ban hành.
Copy từ: Trương Duy Nhất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét