THỦ TƯỚNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐÀ NẴNG QUYẾT "CHƠI" NHAU ĐẾN CÙNG ?
Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, việc Thanh tra
Chính phủ tiến hành thanh tra ở Đà Nẵng là bình thường, đúng quy định
pháp luật.
Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/1, ông Đam cho
hay, thanh tra tại Đà Nẵng là một trong nhiều cuộc được tiến hành hàng
năm. Năm 2012, 24 cuộc thanh tra có kết luận và công bố được 20, còn lại
một số nội dung
Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, việc Thanh tra
Chính phủ tiến hành thanh tra ở Đà Nẵng là bình thường, đúng quy định
pháp luật.
Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/1, ông Đam cho
hay, thanh tra tại Đà Nẵng là một trong nhiều cuộc được tiến hành hàng
năm. Năm 2012, 24 cuộc thanh tra có kết luận và công bố được 20, còn lại
một số nội dung liên quan tới an ninh quốc phòng hoặc thanh tra cần làm
rõ tiếp.
"Điều đó cho thấy thanh tra Đà Nẵng là bình thường, việc công bố là bình thường, theo quy định pháp luật", ông Đam nói.
Theo ông Đam, sau khi báo chí phản ánh về phản ứng của UBND Đà Nẵng,
Chính phủ đã yêu cầu Thanh tra báo cáo. Theo luật Thanh tra, nghị định
hướng dẫn thi hành, không có khái niệm "phúc tra", chỉ có khái niệm là
"thanh tra lại".
"Nhưng thanh tra lại chỉ tiến hành với thanh tra bộ, tỉnh. Còn với Thanh
tra Chính phủ thì không có khái niệm thanh tra lại", ông Đam cho hay.
Đối với quá trình thực hiện kết luận sau thanh tra, Thủ tướng đã giao
nhiệm vụ cho UBND Đà Nẵng, các bộ Bộ Tài nguyên Môi trường, Tài chính,
Công an. Các cơ quan đó cần thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, nếu thấy có vấn đề cần xem xét lại thì báo
cáo Thủ tướng.
Trong kết luận được công bố cách đây 2 tuần, Thanh tra Chính phủ khẳng
định việc giao đất, đấu giá, chuyển quyền sử dụng đất... ở Đà Nẵng khiến
ngân sách nhà nước thất thu hơn 3.400 tỷ đồng. Thủ tướng đã đồng ý với
kết luận thanh tra và giao Bộ Công an xác minh, làm rõ dấu hiệu cố ý làm
trái các quy định của pháp luật.
Ngay sau đó, Chủ tịch UBND Đà Nẵng đã ký văn bản khẳng định, không có
chuyện thất thoát ngân sách hơn 3.400 tỷ đồng và "thời điểm đưa ra kết
luận thanh tra là bất thường".
(VnExpress)
------------------------
Hai Bộ trưởng nói gì về kết luận thanh tra tại Đà Nẵng?
Thứ tư 30/01/2013 10:34
Kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm đất đai và phản
ứng của Đà Nẵng là một trong những nội dung được quan tâm nhiều nhất trong buổi
họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 29/1.
Trước hết theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam,
công tác thanh tra là việc làm thường xuyên của Chính phủ. Theo quy định hàng
năm thanh tra sẽ có kế hoạch thanh tra định kỳ, ngoài ra còn có cả thanh tra
đột xuất.
“Việc
thanh tra ở Đà Nẵng cũng giống như nhiều cuộc thanh tra khác. Năm 2011, Thanh
tra Chính phủ đã có 27 kết luận và đã công bố 26 kết luận. Sang năm 2012 trong
số mấy chục cuộc thanh tra đã có 24 kết luận, trong đó công bố 20 kết luận, còn
một số nội dung rất nhỏ liên quan đến an ninh quốc phòng, có nội dung cần thầy
phải làm rõ tiếp. Thanh tra ở Đà Nẵng là cuộc thanh tra bình thường, công bố
kết luận cũng là việc bình thường theo quy định pháp luật” – Bộ trưởng Đam
khẳng định.
Trước phản ứng của Đà Nẵng với
kết luận thanh tra, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ chỉ biết qua kênh
báo chí và chưa nhận được báo cáo. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
cũng nhấn mạnh, Chính phủ rất cầu thị, có trách nhiệm trước thông tin báo chí
phản ánh. Vì vậy Chính phủ đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ báo cáo về những nội
dung báo chí đưa.
“Theo luật Thanh tra và Nghị định
hướng dẫn thi hành luật Thanh tra, không có khái niệm phúc tra, mà chỉ có khái
niệm thanh tra lại, nhưng chỉ đối với kết luận của thanh tra các bộ, tỉnh
thành, còn Thanh tra Chính phủ không có khái niệm thanh tra lại” – Bộ trưởng
Đam nói.
Cùng trao đổi về vấn đề này, Bộ
trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, sau khi thanh tra có kết luận sẽ
trình Chính phủ. Nếu Chính phủ phê chuẩn thì kết luận đó sẽ được thông báo công
khai trong vòng 10 ngày. Việc làm này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp
luật.
“Trên cơ sở đó, các cơ quan báo
chí sẽ đưa tin để thể hiện chức năng nhiệm vụ, và đưa tin trung thực, minh
bạch, không gây hiểu lầm. Nếu không sẽ trở thành cơ hội để các thế lực thù địch
nói xấu, chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, chính quyền trung ương với địa phương”
– Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết.
Nguyễn Dũng
Blog NV Phạm Viết Đào tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét