BỘ NGOẠI GIAO — Tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama bắt đầu nhiệm kỳ thứ nhì với những mối căng thẳng mới trong khu
vực Biển Đông giữa lúc Philippines đưa vụ tranh chấp biển đảo với Trung
Quốc ra trước tòa án Liên hiệp quốc. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết
qua bài tường thuật do thông tín viên Scott Stearns của đài VOA gởi về
từ trụ sở Bộ Ngoại giao ở Washington.
Những chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc tuần tiễu ở Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Philippines bác bỏ quyền hành của Trung Quốc ở vùng biển mà chính phủ ở Manila hồi gần đây đã đặt tên Biển Tây Philippines và quyết định đưa vụ tranh chấp này ra trước tòa án Liên hiệp quốc.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Gilbert Asuque phát biểu như sau.
Ông Asuque nói: "Chúng tôi muốn tòa án trọng tài xác lập quyền độc quyền của Philippines trong việc khai thác tài nguyên trong thềm lục địa của chúng tôi ở Biển Tây Philippines."
Trung Quốc nói rằng hành động này của Philippines làm cho vụ tranh chấp trở nên phức tạp hơn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố:
"Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở Biển Nam Trung Hoa và vùng biển lân cận. Căn nguyên của vụ tranh chấp này là sự chiếm đóng bất hợp pháp của Philippines tại một số khu vực của Trung Quốc."
Ông Justin Logan, một nhà nghiên cứu của Viện Cato ở Washington, cho biết Trung Quốc chỉ muốn giải quyết vũ tranh chấp bằng đàm phán song phương mà không dính líu tới Liên hiệp quốc hay một nước thứ ba.
Ông Logan nói: "Trung Quốc đã tìm cách giữ cho những vụ tranh chấp này mang tính chất song phương giữa họ với các nước có tranh chấp càng nhiều càng tốt và ngăn không cho vụ việc bị quốc tế hóa một cách có hệ thống."
Ông Logan cho rằng ngay cả trong trường hợp Tòa án Luật Biển Liên hiệp quốc đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines, việc chấp hành phán quyết là một vấn đề rất khó khăn.
Ông Logan nói thêm: "Nếu việc chấp hành sự phân xử của tòa án đồng nghĩa với một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, quí vị sẽ thấy là sự phân xử đó sẽ không được chấp hành. Có lẽ đây là một lá bài để Philippines mặc cả. Họ sẽ nói rằng “Cán cân giờ đây nghiêng về phía chúng ta. Chúng ta có thể sử dụng lá bài này. Chúng ta sẽ có được một điều gì đó mà chúng ta có thể từ bỏ nếu Trung Quốc có một số nhượng bộ."
Những tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông là một phần trong cuộc điều trần ở Thượng viện Mỹ hồi tuần trước để xác nhận ông John Kerry, người được Tổng thống Barack Obama đề cử làm Bộ trưởng Ngoại giao. Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa đã nêu nghi vấn về cách xử lý vụ đối đầu này của chính phủ của Tổng thống Obama.
Ông Rubio nói: "Trung Quốc đang có thái độ mỗi ngày một hung hăng hơn trong những yêu sách chủ quyền lãnh thổ và các nước láng giềng của họ đang trông đợi sự đối trọng từ Hoa Kỳ và sự lãnh đạo của Hoa Kỳ."
Thượng nghị sĩ Kerry nói rằng Trung Quốc đang phản ứng trước sự gia tăng của các lực lượng Mỹ trong vùng Á châu Thái bình dương.
Ông Kerry nói: "Trung Quốc nhìn vào việc đó và nói rằng “Hoa Kỳ đang làm gì vậy? Phải chăng họ đang tìm cách bao vây chúng ta? Chuyện gì đang xảy ra vậy?"
Trong bối cảnh của vụ tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines, Việt Nam và các nước khác ở Á châu, thượng nghị sĩ Kerry nói rằng việc Washington tăng cường các mối quan hệ với Bắc Kinh là một việc cực kỳ quan trọng.
Ông Kerry nói tiếp: "Trung Quốc là nền kinh tế quan trọng thứ nhì trên thế giới và rõ ràng là họ có một nhu cầu vô cùng to lớn đối với các nguồn tài nguyên trên khắp thế giới và chúng ta cần phải thiết lập những qui tắc hoạt động phù hợp với quyền lợi của tất cả các nước.
Trung Quốc cho biết họ đang tìm cách thông qua đối thoại để giải quyết những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau nhưng họ chống đối sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho một sự can dự nhiều hơn của một liên minh các nước vùng Đông Nam Á."
Những chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc tuần tiễu ở Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Philippines bác bỏ quyền hành của Trung Quốc ở vùng biển mà chính phủ ở Manila hồi gần đây đã đặt tên Biển Tây Philippines và quyết định đưa vụ tranh chấp này ra trước tòa án Liên hiệp quốc.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Gilbert Asuque phát biểu như sau.
Ông Asuque nói: "Chúng tôi muốn tòa án trọng tài xác lập quyền độc quyền của Philippines trong việc khai thác tài nguyên trong thềm lục địa của chúng tôi ở Biển Tây Philippines."
Trung Quốc nói rằng hành động này của Philippines làm cho vụ tranh chấp trở nên phức tạp hơn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố:
"Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở Biển Nam Trung Hoa và vùng biển lân cận. Căn nguyên của vụ tranh chấp này là sự chiếm đóng bất hợp pháp của Philippines tại một số khu vực của Trung Quốc."
Ông Justin Logan, một nhà nghiên cứu của Viện Cato ở Washington, cho biết Trung Quốc chỉ muốn giải quyết vũ tranh chấp bằng đàm phán song phương mà không dính líu tới Liên hiệp quốc hay một nước thứ ba.
Ông Logan nói: "Trung Quốc đã tìm cách giữ cho những vụ tranh chấp này mang tính chất song phương giữa họ với các nước có tranh chấp càng nhiều càng tốt và ngăn không cho vụ việc bị quốc tế hóa một cách có hệ thống."
Ông Logan cho rằng ngay cả trong trường hợp Tòa án Luật Biển Liên hiệp quốc đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines, việc chấp hành phán quyết là một vấn đề rất khó khăn.
Ông Logan nói thêm: "Nếu việc chấp hành sự phân xử của tòa án đồng nghĩa với một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, quí vị sẽ thấy là sự phân xử đó sẽ không được chấp hành. Có lẽ đây là một lá bài để Philippines mặc cả. Họ sẽ nói rằng “Cán cân giờ đây nghiêng về phía chúng ta. Chúng ta có thể sử dụng lá bài này. Chúng ta sẽ có được một điều gì đó mà chúng ta có thể từ bỏ nếu Trung Quốc có một số nhượng bộ."
Những tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông là một phần trong cuộc điều trần ở Thượng viện Mỹ hồi tuần trước để xác nhận ông John Kerry, người được Tổng thống Barack Obama đề cử làm Bộ trưởng Ngoại giao. Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa đã nêu nghi vấn về cách xử lý vụ đối đầu này của chính phủ của Tổng thống Obama.
Ông Rubio nói: "Trung Quốc đang có thái độ mỗi ngày một hung hăng hơn trong những yêu sách chủ quyền lãnh thổ và các nước láng giềng của họ đang trông đợi sự đối trọng từ Hoa Kỳ và sự lãnh đạo của Hoa Kỳ."
Thượng nghị sĩ Kerry nói rằng Trung Quốc đang phản ứng trước sự gia tăng của các lực lượng Mỹ trong vùng Á châu Thái bình dương.
Ông Kerry nói: "Trung Quốc nhìn vào việc đó và nói rằng “Hoa Kỳ đang làm gì vậy? Phải chăng họ đang tìm cách bao vây chúng ta? Chuyện gì đang xảy ra vậy?"
Trong bối cảnh của vụ tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines, Việt Nam và các nước khác ở Á châu, thượng nghị sĩ Kerry nói rằng việc Washington tăng cường các mối quan hệ với Bắc Kinh là một việc cực kỳ quan trọng.
Ông Kerry nói tiếp: "Trung Quốc là nền kinh tế quan trọng thứ nhì trên thế giới và rõ ràng là họ có một nhu cầu vô cùng to lớn đối với các nguồn tài nguyên trên khắp thế giới và chúng ta cần phải thiết lập những qui tắc hoạt động phù hợp với quyền lợi của tất cả các nước.
Trung Quốc cho biết họ đang tìm cách thông qua đối thoại để giải quyết những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau nhưng họ chống đối sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho một sự can dự nhiều hơn của một liên minh các nước vùng Đông Nam Á."
Copy từ: VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét