Lạm phát tại Việt Nam tăng trở
lại vào tháng Một, theo thông báo chính thức mới nhất, gây quan ngại khả
năng tung gói kích cầu của chính phủ sẽ bị hạn chế.
Thông số được Tổng cục thống kê Quốc gia công bố
ngày 24/1 cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng lên 7,07% trong
tháng này so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 6,8% hồi tháng 12.Điều này được cho là do "thanh khoản tăng mạnh trong cuối tháng 12, kèm với việc hạ lãi suất cơ bản và ảnh hưởng của thời điểm cuối năm lên giá cả," ông Deepak K.Mishra, kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói với AFP.
Chính quyền sẽ phải "kiềm chế tăng trưởng thanh khoản trong tương lai" để hạ lạm phát trong quý hai năm 2013, ông Deepak nói thêm.
Việt Nam đã liên tục tăng lãi suất trong năm 2011 để ngăn nền kinh tế bị quá nhiệt, dẫn đến lạm phát ở hai con số.
Tuy nhiên từ lúc nền kinh tế có dấu hiệu nguội xuống, chính phủ đã bắt đầu khởi động lại nỗ lực kích thích kinh tế bằng chính sách tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước trong tháng 12 năm ngoái đã cắt lãi suất lần thứ sáu kể từ tháng Ba năm 2012 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vào mức chậm nhất trong vòng 13 năm qua, vào khoảng 5% trong năm 2012.
Lạm phát có dấu hiệu quay trở lại được cho là sẽ giới hạn khả năng kích thích kinh tế của chính phủ.
"Sẽ không dễ để giữ lạm phát thấp hơn mức chỉ tiêu 6,9% của chính phủ trong năm 2013," một nhà phân tích giấu tên nói với hãng tin AFP.
"Chính quyền sẽ phải rất cẩn thận về chính sách tiền tệ trong tương lai. Bây giờ vẫn là quá sớm để tăng lãi suất một lần nữa. Họ đang không biết mình ở đâu và không biết phải đi theo lối nào."
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước lo ngại về khối nợ xấu trong khu vực ngân hàng, đầu tư nước ngoài suy giảm và hàng loạt những vụ tai tiếng liên quan đến doanh nghiệp nhà nước.
Copy từ: BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét